Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Kaka
Lv 4
Kaka đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênKhoa học Tự nhiên - Khác · 1 thập kỷ trước

Hiệu ứng cánh bướm...?

Trong khi nghiên cứu về hiệu ứng cánh bướm (the butterfly effect) mình thấy có nói đén 1 con bướm đập cánh có thể gây ra cơn bão ở cách xa nơi ấy. Tuy nhiên nhiều web chỉ nêu chung chung như thế chứ không nêu rõ ra QUÁ TRÌNH từ lúc bướm đập cánh đén lúc có bão (cái này hồi cấp 1 mình đã đọc tới nhưng không thể nớ nổi)

vậy ai biết chi tiết cái quá trình ấy thì nêu lại cho mình nhé. mình sẽ cảm ơn nhiều.

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • ?
    Lv 4
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Hiệu ứng cánh bướm (tiếng Anh: Butterfly effect) là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ đối với điều kiện gốc (sensitivity on initial conditions). Vốn được sử dụng ban đầu như một khái niệm khoa học đơn thuần, hiệu ứng cánh bướm sau đó đã được nhắc đến nhiều lần trong văn hóa đương đại, đặc biệt là trong các tác phẩm có đề cập tới quan hệ nhân quả hoặc nghịch lý thời gian.Năm 1972, nhà khí tượng học và chuyên gia về lý thuyết hỗn loạn Edward Norton Lorenz đã giới thiệu trước Hiệp hội phát triển khoa học Hoa Kỳ (American Association for the Advancement of Science) một bài nói chuyện có tựa đề Predictability: Does the Flap of a Butterfly's Wings in Brazil Set off a Tornado in Texas? (Tính dự đoán được: Liệu con bướm đập cách ở Brasil có thể gây ra cơn lốc ở Texas?).[1] Trước đó vào năm 1961, trong khi mô phỏng một dự đoán về thời tiết trên máy tính, Lorenz đã lỡ nhập số liệu là số thập phân 0,506 thay vì 0,506127 như dự định, và do đó đã thu được kết quả dự đoán thời tiết hoàn toàn khác biệt so với tính toán ban đầu.[2] Từ kết quả này Lorenz đã đề cập tới sự ràng buộc chặt chẽ của hệ vật lý đối với các điều kiện ban đầu trong bài nói chuyện. Theo đó một cái đập cánh của con bướm nhỏ bé có thể gây ra sự thay đổi (dù rất nhỏ) trong điều kiện gốc của hệ vật lý, dẫn đến kết quả là những thay đổi lớn về thời tiết như cơn lốc tại một địa điểm cách nơi con bướm đập cách hàng vạn km. Cũng theo Lorenz thì tỉ lệ động năng giữa một cái đập cánh của con bướm với toàn bộ cơn lốc là quá nhỏ, vì thế con bướm chỉ có vai trò không đáng kể trong những tính toán lý thuyết hỗn loạn cho hệ vật lý, nói cách khác thì nếu một cái đập cánh của con bướm có thể gây ra cơn lốc, thì một cái đập cánh khác cũng có thể dập tắt nó, và bên cạnh cái đập cánh của con bướm thì còn có vô vàn hoạt động khác có động năng đáng kể hơn rất nhiều có thể ảnh hưởng tới thời tiết.[3]

    Và đây xem thêm nha bạn: http://vi.wikipedia.org/wiki/Hi%E1%BB%87u_%E1%BB%A...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.