Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo H���i & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

No comment đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiVăn hóa & Xã hội - Khác · 1 thập kỷ trước

Người tài không sớm thì muộn cũng được phát hiện, kẻ bất tài không chóng thì chầy cũng bị lật tẩy?

Liệu có luôn đúng không?

8 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Kẻ bất tài thường có tài : Nịnh hót và phục tùng tốt. Tuổi thọ của chúng cũng ko ngắn đâu.

  • 1 thập kỷ trước

    Đúng nếu người tài ấy có ý chí.

    Thời buổi này người bất tài có bị lật tẩy thì cũng chỉ là bị lật tẩy trong dư luận thôi.

  • ?
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    trong xã hội muôn màu đa dạng .chữ tâm luôn đứng đầu ,ta mới tầm ,chử tiền đến sau cùng,! học để hoàn thiện chứ không phải học kiếm tiền.nhưng khi ta hoàn thiện rồi đồng tiền tự đến với ta .

    (Các) Nguồn: tahitiannoni.com/2937235
  • 1 thập kỷ trước

    Cau nay dung day. Tuy nhien nguoi tai co duoc trao quyen hay duoc dung khong thi chua chac. Ban cu quan sat quanh ban xem. Nhieu nguoi bao anh ay co tai day nhung anh ay con lau moi duoc trong dung.

  • 1 thập kỷ trước

    ăn no bụng rùi mới bị phát hiện,bạn có thấy chăng từ bao triều đại từ xa sưa đến nay! kẻ tài và anh dũng đều chết trước kẻ nịnh hót và hối lộ thì già mới die

  • 1 thập kỷ trước

    Trong xã hội hiện tại thì câu này không đúng .

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Với câu hỏi của bạn.Tôi xin gời một bài viết mà tôi đã xem ,để góp phấn cho câu hõi cùng bạn

    Chữ Nhẫn, chữ Đức và chữ Tài

    Tôi có kể chuyện về một vài người tôi mới biết cho bác M nghe, một bác làm cùng phòng. Vài lần kể, bác ấy có vẻ không quan tâm lắm, chỉ xen vào câu chuyện có mấy từ "vậy à", "thế à","ừ". Tôi cụt hứng, rồi người nào làm việc người ấy, không nói chuyện nữa.

    Rồi hôm nay, tôi lại kể về những người đó cho bác M nghe. Lần này chợt bác M tháo kính ra, hưởng ứng:

    - Đó chính là chữ "Nhịn", ở Tầu họ có cái chữ "Nhẫn" để treo lên.

    Biết tính bác N, thế nào bác ấy cũng sẽ nói thêm, tôi quay sang có vẻ chăm chú và chờ đợi. Bác nói tiếp:

    - Tôi có bà thím. Chồng bà ấy là một anh giáo viên cấp 2, sau này là hiệu trưởng cấp 2, dạy văn. Không hiểu sao vẫn còn đang trẻ như thế mà chưa hết nhiệm kỳ đã thấy thôi giữ chức hiệu trưởng và làm giáo viên văn như cũ, giờ lại về hưu non. Mọi người đều đoán ông này "chết" ở cái tính kiêu căng, hay gây sự, nên sự nghiệp nó mới thế.

    - Sao bác lại nói về chữ "Nhịn" cơ mà. Tôi hơi sốt ruột nên ngắt lời bác.

    - Ờ, "Nhịn" ở đây là tôi nói về cái đức của bà thím thôi. Vì ông chú tôi lÆ°Æ¡ng hÆ°u non thì không cả đủ tiền thuốc nước. Mọi khoản trong gia đình đá��u do bà thím tôi gánh vác hết. CÅ©ng may mà bà ấy buôn bán được. Mà buôn bán được cÅ©ng chủ yếu dá»±a vào ông cậu tôi...

    - "Vâng!". Tưởng câu chuyện chỉ có thế nên tôi có vẻ "hơi chán" vì câu chuyện "hơi nhạt" của bác M. Nhưng thấy bác vẫn tiếp tục.

    - Số là ông chú, chồng bà thím tôi, không phải là người bất tài, viết lách cũng khá, dạy trẻ con cũng tốt. Nhưng không hiểu ông này bất mãn vì cái gì mà cứ hễ mở mồm ra là nói như bố người khác vậy. Nói với vợ, và kể cả nói với những người trên như với bố-mẹ vợ, đều thế cả, cứ như lúc nào cũng như dạy người ta vậy.

    - "Vậy ạ", tôi nhe răng ra cười, hiểu ý. Bác M thấy tôi có vẻ thích thú, liền phấn khởi nói tiếp:

    - Nhưng ông này cũng không biết điều. Chẳng hạn, lúc dọn cái mâm cơm lên cũng hạnh họe "sao nước mắm đổ gì mà nhiều thế, nhìn mất cảm tình", "sao nước mắm đổ gì mà ít thế, để làm cảnh à", "rau hôm qua thì luộc nhừ quá, hôm nay cứ như là ăn rau ghém vậy",...

    - Tôi vui vẻ tiếp lời : "Mà cơm ông ấy có nấu đâu cơ chứ. Bà thím ấy đã dọn cho cái mâm cơm, thì vui vẻ mà ăn, có gì từ tốn nhẹ nhàng góp ý. Đằng này, đúng là không biết điều, nói gì mà cứ như "bố tướng" vậy. Có ai muốn nó không ngon, không đẹp đâu. Làm gì mà ông chú ấy cứ tinh vi như vậy."

    - Thì thế!, bác M mỉm cười kể nốt. Cái tinh vi làm khổ ông ấy. Một lần ông cậu tôi về. Ông ấy làm kinh doanh bận tối mắt tối mũi, cũng chủ yếu một phần giúp bà chị lo toan cái kinh tế gia đình. Ông cậu tôi thì phải cái tính hơi cục. Thấy cái kiểu đòi hỏi của ông chú tôi, môt lần không chịu được, bèn sẵng giọng: "Ông có muốn vui vẻ ngồi yên một chỗ mà sáng tác văn thơ, dạy mấy cái đứa cháu, thì nên tận dụng cái tài ấy mà làm, đừng có lên giọng ta đây, dạy người khác. Không phải người ta không biết đâu ông ạ, mà là người ta nhịn đấy thôi. Người ta vẫn phải nuôi ông cơm áo, gạo tiền ngày hai bữa đấy."

    Nói đến đây bác M đeo cặp kính vào, có vẻ nghĩ ngợi, rồi nói nốt.

    - Mà ông cậu tôi lại còn nói thẳng toẹt ra cả cái ý này nữa mới chết chứ: "Cái tính của ông, ngoài cái việc hay lên mặt dạy đời, thì còn cái tính hay ngọt nhạt, khéo léo, cứ làm ra cái vẻ ta đây đức độ lắm ấy. Trong họ hàng, ông cứ mồi cho người này một tý, kích cho người kia một tẹo, lời lẽ của ông thì nhẹ nhàng, nhưng ý đồ của ông thì xảo quyệt bỏ xừ. Ông làm cho mấy người trong họ cứ nhẩy cẫng cả lên. Làm cho họ có vẻ đắc chí lắm. Người ta cũng biết hết, người ta nhịn các vị, đó là người ta thương tình và hiểu thấu được nội tình thôi. Ông cứ như vậy, rồi ông làm khổ chính ông mà ông không biết. Tôi thấy ông cũng có chút tài thì để cho ông vùng vẫy, nhưng ông cũng tinh quái nó vừa vừa thôi, không thì ... tôi cắt luôn cả cái việc tài trợ kinh tế cho vợ ông thì ... hết cơm để mà tinh tướng!"

    Tôi và bác M cùng cười, lại quay về công việc, việc của người nào người ấy làm. Tôi thì vẫn cứ nhe răng ra cười mãi. Vì, còn thấy thích thú một điều, đó là, con người ta có hai cái chữ: chữ Tài và chữ Đức. Người có Tài thì được người ta Nể, người có Đức thì được người ta Kính. Nếu cần chọn người để gửi gắm, có lẽ tôi thích chọn chữ Đức hơn

  • 1 thập kỷ trước

    Hoàn toàn đúng(đôi khi cũng có phần trăm sai số nhe)! vấn đề nằm ở hai chữ "sớm" và "muộn"

    Thế nào là "sớm" thế nào là "muộn"?

    Ví dụ bạn hẹn thằng bạn sáng mai qua nhà bạn rồi hai đứa đi ăn sáng "sáng qua sớm nghen mạy" nó ừ ừ. Sáng hôm sau bạn dậy lúc 6.30' đợi nó đến 9.30 nó mới qua tới...vậy sớm của bạn là 6.30 còn của nó là 9.30.

    Vậy từ "sớm" trong câu bạn nói nó không định lượng có thể là 1 năm sau sẽ bị phát hiện hay sớm là 10 năm, là 100 năm, 10.000 năm sau nói chung rồi thi nó cũng bị phát hiện cho mà xem he he he ...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.