Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

[3]x[T]ra đã hỏi trong Khoa học Xã hộiKinh tế học · 1 thập kỷ trước

ảnh hưởng của kinh tế đến doanh nghiệp ?

Em đang làm bài thuyết trình về đề tài này...các anh chị giúp e với hix hix !!

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Cho đến nay, r��t nhiều doanh nghiệp của Việt Nam đã và đang phải chịu nhiều thiệt thòi trong các cuộc điều tra chống bán phá giá vì toàn bộ số liệu về giá cả và chi phí sản xuất tại Việt Nam đều bị cơ quan điều tra của nước nhập khẩu từ chối xem xét. Chẳng hạn, trong vụ kiện bán phá giá philê cá tra và basa từ Việt Nam vào Hoa Kỳ kết thúc tháng 7 năm 2003, Việt Nam bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường và Bangladesh được chọn là nước thay thế. Quyết định áp thuế được đưa ra sau khi DOC tính toán các sản phẩm philê của Việt Nam sẽ có giá thành bao nhiêu, nếu cá nguyên liệu được nuôi ở một trang trại vùng Kishoregonj của Bangladesh, sử dụng nguồn nước mua ở ấn Độ, vận chuyển bằng xe tải của Bangladesh với chi phí lao động mà cơ quan này cho là phổ biến ở Việt Nam căn cứ vào thu nhập bình quân đầu người lúc đó. Trong khi đó, đại đa số các nhà sản xuất /xuất khẩu philê cá tra và basa của Việt Nam đều áp dụng quy trình sản xuất khép kín từ khâu ươm giống, nuôi cá, chế biến đến xuất khẩu, dẫn đến giá thành philê cá rất thấp. Tuy nhiên, yếu tố này đã không được DOC xem xét trong quá trình điều tra.

    Như vậy, địa vị nền kinh tế phi thị trường của một quốc gia chắc chắn sẽ mang lại nhiều bất lợi cho các nhà xuất khẩu của quốc gia đó. Tuy nhiên, một quốc gia bị coi là có nền kinh tế phi thị trường không có nghĩa là tất cả các khu vực kinh tế hay tất cả các vùng đều “phi thị trường”. Điều này có nghĩa là, dù cho nước xuất khẩu bị coi là nước có nền kinh tế phi thị trường thì các nhà sản xuất /xuất khẩu của nước này vẫn có quyền yêu cầu được sử dụng các phương pháp kinh tế thị trường nếu chứng minh được rằng, mình hoạt động trong những điều kiện của nền kinh tế thị trường và không bị can thiệp quá nhiều từ Chính phủ. Nếu cơ quan điều tra của nước nhập khẩu chấp nhận thì việc tính toán biên độ phá giá của riêng các nhà sản xuất /xuất khẩu này sẽ được dựa trên giá cả và chi phí sản xuất tại chính nước xuất khẩu mà không cần sử dụng nước thay thế[8].

    Các tiêu chí để xác định khu vực kinh tế hay ngành sản xuất nào đó có hoạt động theo cơ chế thị trường hay không do pháp luật của nước nhập khẩu quy định. Ví dụ, theo pháp luật Hoa Kỳ thì các tiêu chí này bao gồm:

    Hoàn toàn không có sự can thiệp của Chính phủ vào việc định giá và số lượng sản xuất của ngành sản xuất đó;

    Ngành sản xuất đó không phải do nhà nước sở hữu;

    Những chi phí chính đầu vào (kể cả vật chất và phi vật chất) của việc sản xuất hàng hóa phải được thanh toán theo giá thị trường.

    Tóm lại, quy chế nền kinh tế phi thị trường sẽ mang lại rất nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam trong các cuộc điều tra chống bán phá giá so với các doanh nghiệp thuộc các nền kinh tế thị trường. Để hạn chế sự bất lợi này, trước mắt, các doanh nghiệp là đối tượng của các cuộc điều tra chống bán phá giá cần tích cực hợp tác với cơ quan điều tra để chứng minh rằng, ngành sản xuất của mình hoàn toàn hoạt động theo cơ chế thị trường và không chịu sự can thiệp nhiều từ phía Chính phủ. Về lâu dài, nhà nước cần có những bước đi cần thiết để yêu cầu các nước đối tác xóa bỏ địa vị này cho Việt Nam. Điều này dĩ nhiên sẽ không dễ dàng, song không phải là không có hy vọng. Tất cả đều phụ thuộc vào thái độ của chúng ta. Muốn được thừa nhận là một nền kinh tế thị trường thì đồng tiền của chúng ta phải có khả năng tự do chuyển đổi theo quy luật cung cầu của thị trường, mức lương được thiết lập trên cơ sở tự do thỏa thuận, một môi trường đầu tư nước ngoài thuận lợi, sở hữu nhà nước ở mức độ tối thiểu, giá cả chỉ bị can thiệp trong những lĩnh vực độc quyền tự nhiên và một nền tư pháp độc lập.

    (Các) Nguồn: http://trungtamwto.vn-/
Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.