Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Minh đã hỏi trong Giáo dục & Tham khảoĐại học & Cao học · 1 thập kỷ trước

1)Dựa vào đâu để chia ra các trường phái triết học 2) Trình bày những hình thức cơ bản của CN Duy Tam?

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    1)Dựa vào đâu để chia ra các trường phái triết học

    Triết học là một trong những hình thái ý thức xã hội, hệ thống các quan điểm chung nhất của con người về thế giới và sự nhận thức thế giới ấy. Vấn đề quan hệ giữa vật chất và ý thức (tinh thần) là vấn đề cơ bản của triết học.Triết học nhằm đưa con người tìm đến sự khôn ngoan.Vấn đề của triết học không phải nhằm giải quyết giữa vật chất và ý thức. Nhưng nhằm tìm ra những chân lý toàn vẹn, tìm về sự thật(vérité), tìm về chân thiện mỹ.Tuỳ theo cách giải quyết mặt thứ nhất của vấn đề cơ bản mà các nhà triết học chia làm hai phe chính: những người theo chủ nghĩa duy tâm và những người theo chủ nghĩa duy vật. Tuỳ theo cách giải quyết vấn đề thứ hai mà các nhà triết học chia thành những người thừa nhận con người có thể nhận thức được thế giới (khả tri) và những người phủ nhận khả năng ấy (bất khả tri). triết học ra đời rất sớm, ngay từ khi mới ra đời, triết học đã phân làm hai phe đối lập nhau là chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và sự đấu tranh giữa hai phe ấy đã trở thành quy luật phát triển của triết học. Cùng với cuộc đấu tranh ấy, trong quá trình phát triển của triết học, cũng xuất hiện và ngày càng biểu hiện sâu sắc hơn sự đối lập giữa hai phương pháp tư duy: biện chứng và siêu hình. Các trào lưu triết học trong lịch sử đã có thể có những biến dạng khác nhau nhưng không thoát ra khỏi những sự đối lập ấy. Lịch sử phát triển của triết học là lịch sử đấu tranh giữa thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm, giữa phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình. Chính cuộc đấu tranh giữa hai phái duy vật và duy tâm đã thể hiện tính giai cấp của triết học. Triết học là thế giới quan của một lực lượng xã hội, một giai cấp nhất định, cho nên cuộc đấu tranh trên mặt trận triết học cũng phản ánh cuộc đấu tranh giai cấp về mặt tư tưởng và chính trị.

    2) Trình bày những hình thức cơ bản của Chủ nghĩa Duy Tâm?

    Chủ nghĩa duy tâm là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức. Là một nền tảng của ngành vũ trụ học, hay một cách tiếp cập tới hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không phải nhị nguyên hay đa nguyên.

    Chủ nghĩa duy tâm có hai khuynh hướng:

    Chủ nghĩa duy tâm chủ quan phủ nhận sự tồn tại của thế giới khách quan và coi nó là một cái gì đó hoàn toàn do tính tích cực của chủ thể qui định.

    Chủ nghĩa duy tâm khách quan thừa nhận ý thức và tinh thần là thuộc tính thứ nhất (có trước), vật chất là thuộc tính thứ hai (có sau), và coi cơ sở tồn tại không phải là tâm thức con người theo như quan niệm của Chủ nghĩa duy tâm chủ quan mà là một tâm thức nào đó ở bên ngoài thế giới như "tinh thần tuyệt đối", "lý tính thế giới", v.v...

    Cách tiếp cận tới chủ nghĩa duy tâm của các triết gia phương Tây khác với cách tiếp cận của các nhà tư tưởng phương Đông. Trong nhiều tư tưởng phương Tây, (tuy không có trong tư tưởng của một số triết gia lớn của phương Tây như Plato và Hegel) ý niệm có quan hệ với tri thức trực tiếp của các hình ảnh hoặc quan niệm trí óc chủ quan. Khi đó nó thường được đặt cạnh chủ nghĩa hiện thực mà trong đó sự thực được xem là có sự tồn tại tuyệt đối trước tri thức của ta và độc lập với tri thức của ta. Các nhà duy tâm nhận thức luận có thể khẳng định rằng những thứ duy nhất mà có thể được "biết chắc" một cách trực tiếp là các ý niệm. Trong tư tưởng phương Đông, như được phản ánh trong chủ nghĩa duy tâm Ấn Độ giáo, khái niệm chủ nghĩa duy tâm sử dụng ý nghĩa ý thức, về cốt yếu là ý thức sống động của một Thượng Đế có mặt ở mọi nơi, làm nền tảng cho mọi hiện tượng. Một kiểu chủ nghĩa duy tâm châu Á là chủ nghĩa duy tâm Phật giáo.

  • 7 năm trước

    lời giải cơ sở phân chia thế giới quan trong triết học http://ambn.vn/faq/154-Co-so-phan-chia-t... hỏi đáp các vấn đê triết học http://ambn.vn/faq/c-8/p-36/children-8/T... (lịch sử triết học, trường phái,marx,anghen,lenin,hồ chí minh, lão tử, khổng tử, duy vật, duy tâm,) một số cuốn giáo trình triết học hay http://ambn.vn/product/c-414/p-145/child... ( download giáo trình điện tử đại học ebook|sách tài liệu tham khảo chuyên ngành )

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.