Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Giải giúp em 2 bài Lý 10 với ! Cần gấp ạ !?

1) Đĩa cân của một cân lò xo có khối lượng 120 g, lò xo có k = 20 N/m, vật có khối lượng m = 60 g rơi xuống đĩa từ độ cao 8 cm so với đĩa cân không vận tốc đầu. Coi va chạm là hoàn toàn đàn hồi. Hỏi vật rời xa nhất đến đâu so với vị trí ban đầu ? Bỏ qua sức cản của không khí.

2) Vật nhỏ trượt không ma sát với vận tốc đầu bằng 0 từ đỉnh 1 bán cầu có bán kính r đặt cố định trên sàn ngang. Đến một nơi nào đó trên bán cầu, vật rời bán cầu và rơi xuống sàn rồi nảy lên. Biết va chạm của vật và sàn là hoàn toàn đàn hồi. Tìm độ cao mà vật đạt tới sau va chạm.

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Rooney
    Lv 5
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    1 ) Em coi lại là hỏi độ rời xa nhất so với vị trí ban đầu của vật hay là đĩa cân.Anh đoán là đĩa cân chứ nhỉ !

    2) Gọi I là điểm vật rời bán trụ , O là tâm khối trụ.

    Gọi a là góc giữa phương thẳng đứng so với đường thẳng OI

    - Áp dụng đ/l bảo toàn cơ năng => vận tốc của vật tại I là Vo

    => Vo^2 = 2.g.r (1-Cos a) (1)

    - Phân tích lực tác dụng vào vật có : Trọng lực P , Phản lực của mặt trụ N .

    Vật chuyển động tròn thì tổng hợp giữa thành phần hướng tâm của P và N sẽ đóng vai trò lực hướng tâm. => P.Cos a - N = m . V^2 / r

    Khi vật rời mặt trụ tại I thì áp lực N = 0 <=> m.g.Cos a = m . Vo^2 / r

    => Vo^2 = g.r.Cos a (2)

    Từ (1) và (2) suy ra : Cos a = 2/3 => a = 48.2 độ

    thế Cos a = 2/3 vào (2) => Vo^2 = 2/3 . g.r

    Vecto Vo hướng xiên xuống dứoi hợp với phương ngang góc a.

    Hiện tượng tiếp theo xảy ra là vật được ném xiên xuống và va chạm đàn hồi ngược lên và đạt độ cao cực đại là H.

    Do va chạm đàn hồi nên vận tốc phương ngang của vật được bảo toàn V// = Vo.Cos a

    Áp dụng đ/l bảo toàn cơ năng cho 2 vị trí : vị trí ban đầu (tại đỉnh hình trụ ) và độ cao cực đại H

    m.g.r = m.g.H + 1/2 . m . V//^2

    <=>g.r = g.H + 1/2 . Vo^2 .(Cos a )^2 (thế Cos a = 2/3 , 2/3 . g.r )

    <=>g.r = g.H + (1/2) . (8 / 27) .g .r

    <=>r = H + 4/27 . r

    => H = 23/27 . r

    Mình đưa ra phương pháp như thế chứ không chắc là kết quả tính toán chính xác. Nhưng khái quát lại bài toán là : Cơ năng được bảo toàn trong suốt quá trình , H < r tại vì 1 phần cơ năng biến thành động năng ( vì lúc ở độ cao cực đại H thì vật có vận tốc ngang Vo . Cos a ).Và bước quan trọng là đi tìm Vo và a

  • 7 năm trước

    bài này có vẻ khó nhai đấy bạn ạ ! cố lên nhé

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.