Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

µþùèçˈ đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 1 thập kỷ trước

Nguyên lý hoạt động của bếp từ?

tôi c�� hiểu sơ sơ là nó tạo ra một từ trường biến thiên và tác động vào các phân tử sắt từ. Tuy nhiên tôi có câu hỏi này: Nếu nó tạo từ trường biền thiên thì nó cũng tạo ra điện trường biến thiên và nó sẽ tác động tới mọi hạt mang điện và như thế nó cũng tạo ra nhiệt năng cho mọi loại nồi bằng kim loại chứ ?

6 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Nguyên lý hoạt động của bếp từ khá đơn giản, bộ phận quan trọng nhất là đèn magnetro, phần còn lại chỉ là vỏ bếp. Khi hoạt động đèn này sẽ phóng sóng đến thực phẩm, khi sóng tiếp xúc với các phân tử nước hoặc dầu (có trong phẩm) sẽ làm cho các phân tử này dao động và sinh ra nhiệt làm chín thực phẩm. Đèn này chiếm đến 60 - 70% giá trị lò, cho nên khi sử dụng phải hết sức cẩn trọng vì khi đèn hư hỏng sẽ không thể sửa chữa được mà phải thay mới (đèn dễ bị hư hỏng, nhất là khi điện áp không ổn định sẽ làm đứt tăng phô đèn hoặc có kim loại hiện diện trong lò khi lò hoạt động sẽ tạo ra hồ quang dẫn đến cháy nổ rất nguy hiểm).

    Bếp từ sử dụng sóng từ để làm chín thức ăn cho nên những vật dụng bằng kim loại không được phép đưa vào bếp vì nó sẽ kích hoạt các hạt điện tử trong kim loại gây nên hiện tượng nẹt điện gây nổ. Vật dùng bằng sứ có tráng kim loại cũng không được sử dụng. Ngay cả vật dụng bằng pha lê cũng không được dùng vì loại này có chứa chì... Thức ăn bịt kín như sữa, cá bọc trong giấy, trứng gà, vịt khi đưa vào lò sẽ dễ dẫn đến nổ vỡ tung toé thức ăn bên trong lò...

    Trong quá trình sử dụng bếp từ thì bạn ko nên dùng vật dụng bằng kim loại, kể cả dây buộc thức ăn bằng kim loại vào lò. Bếp từ chỉ cho phép sử dụng các vật dụng như sành sứ, gốm, thuỷ tinh, hoặc giấy chuyên dùng. Không nên dùng giấy tái chế vì lượng kim loại vụn hiện diện nhiều trong những loại giấy này, khi đưa vào bếp những hạt kim loại này sẽ vỡ ra gây nẹt lửa dẫn đến cháy nổ...

    Về bếp từ nên biết :

    Về nguyên lý hoạt động, loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm điện từ do Faraday khám phá ra từ năm 1830. Nhưng mãi đến gần 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomson mới có ý định áp dụng hiện tượng này trong việc chế tạo ra chiếc bếp từ...

    Vào năm 1976, các kỹ sư hãng Thomson đã có hàng nguyên mẫu loại này nhưng đồ điện tử lúc bấy giờ đắt nên phải đợi đến năm 1982, nhóm Thomson ở Villingen (Úc) mới nghiên cứu trở lại. Năm 1988 bếp được bán ra cho các đầu bếp chuyên môn rồi đến năm 1991 được bán phổ biến trên thị trường.

    Sự chế tạo bếp điện cảm ứng vận dụng cuộn dây, từ trường và dòng Foucault. Nguyên tắc dựa vào sự xếp đặt cuộn dây dưới một tấm vitroceramic. Khi cho điện vào sẽ tạo ngay tức thời từ trường. Chất vitroceramic không góp phần gì trong nguyên tắc này mà chỉ để giúp cho rửa dễ dàng.

    Từ trường không tạo ra khi không có dòng điện đi qua nên nó chỉ sinh ra khi nồi được đặt trên bếp, với điều kiện là nồi làm bằng vật liệu kim loại đặc và có thể nhiễm từ. Khi ta đặt nồi bằng kim loại mà thành phần có chứa phân tử sắt (chất nhiễm từ) trong vùng từ trường, dòng Foucault tự động tạo ra. Đáy nồi bằng kim loại nằm trong từ trường này sẽ nóng lên, nấu chín thức ăn. Ưu điểm của bếp từ là tốc độ đun nấu nhanh, do giảm được nhiệt dung (không còn nhiệt dung của bếp, chỉ có nhiệt dung của nồi). Việc điều chỉnh nhiệt độ và các chế độ nấu nướng cũng được thực hiện chính xác và dễ dàng hơn.

    Về sử dụng nên biết:

    1/ Hiện tại các hiệu ứng cảm ứng điện từ chưa được kiểm chứng đối với sức khoẻ con người.

    2/ Công suất bếp thường tương đối lớn nên phải kiểm tra kỹ trước khi dùng. Các phích cắm ổ cắm cũng phải trên 5 ampe và dùng riêng không được cắm chồng lên dùng chung. Các dây điện phải có tiết diện lớn đủ để đảm bảo an toàn.

    3/ Nên để bếp cách xa hơi nóng, hơi nước, cũng như các loại bếp khác, không nên để sát tường và các vật khác.

    4/ Bếp điện từ không dùng được các loại nồi thuỷ tinh, nhôm, đồng, nồi đất vì đó là những vật liệu không nhiễm từ nên không thể tạo ra dòng điện Foucault. Đáy nồi phải bằng, không dùng các loại nồi, chảo đáy nhọn.

    5/ Mặc dù khi nấu mặt bếp không nóng nhiều nhưng không để dao, dĩa, bát tráng men, nắp lọ, vung nồi bằng sắt lên mặt bếp. Những đồ vật này sẽ nóng lên rất nhanh.

    6/ Chú ý không để những vật dễ hư hỏng khi bị nhiễm từ gần mặt bếp như băng ghi âm, ghi hình, máy thu hình (ti vi) và các thiết bị gia dụng dễ bị nhiễm từ gây hỏng khác. Chú ý gia đình có người đeo máy trợ tim, trợ thính không nên sử dụng loại bếp này nếu không được phép của bác sĩ.

    7/ Trong trường hợp sử dụng nồi đất, nồi sứ, nên dùng loại có đáy phẳng và đặt vào trong nồi một miếng sắt không gỉ để làm cho bếp hoạt động.

    8/ Không để bếp than gần bếp điện từ làm cho bếp điện từ bị mục, các vật liệu cách điện bị hỏng.

  • Ẩn danh
    7 năm trước

    Sai toét rồi... cái mà Mister kia nói là vi sóng nhé

    còn bếp điện từ là

    Cuộn dây => từ trường tần số cao => đáy nồi làm bằng vật liệu thẩm từ (hay gọi là sắt từ)=> Sinh ra dòng FUCO làm nóng đáy nồi

    Chỉ có đáy nồi nóng còn lại thức ăn ko ảnh hưởng gì của từ trường

    hãy tìm hiểu về

    1 từ trường tần số cao

    2. Dòng FUCO

    ------------

  • 5 năm trước

    Cấu tạo của một chiếc bếp từ gồm có các thành phần sau: cuộn cảm (mâm đồng), các bo mạch (Mạch công suất, mạch điều khiển…) và hệ thống quạt tản nhiệt. Trong đó cuộn cảm thường được làm từ dây cáp đồng được sơn một lớp tráng men cách điện. Cuộn dây này có thể tạo ra từ trường biến thiên với tần số cao, bằng cách thay đổi tần số, ta có thể thay đổi nhiệt độ của bếp từ.Cuộn dây tạo ra từ trường biến thiên tác động lên đáy nồi được gọi là từ thông. Khi từ thông biến thiên ở mức độ cao tức sẽ sinh ra dòng điện FuCo. Đáy nồi khi đun nấu có thể coi là một cuộn dây thứ cấp, dòng điện FuCo sẽ làm truyền nhiệt qua đáy nồi, các electron sẽ di chuyển ở tốc độ cao, va đập và sẽ sinh ra nhiệt. Nhiệt sẽ sinh ra nhiều khi cường độ từ trường, tần số từ trường và diện tích đáy nồi lớn và ngược lại. Khi nhiệt sinh ra làm cho đáy nồi nóng lên qua đó làm chín thức ăn trong nồi.

  • 6 năm trước

    Các bạn có thể tìm hiểu thêm về bếp điện từ tại http://bepanthinh.com/bep-dien-tu.html

  • 7 năm trước

    Theo lý thuyết thì dòng Fuco tạo ra trên các tấm kim loại (không chỉ có vật liệu sát từ) vậy sao nồi kim loại bình thường không sử dụng được nhỉ

  • 1 thập kỷ trước

    Thuan N noi ....là cai lo vi sóng.

    nguyên lý thì đúng như bạn nói. vấn đề là ở chõ cái kim loại đó phải hấp thụ được năng lượn từ trường và biến đổi thành nhiệt năng và cái này thương phải là sắt.

    nếu bạn bạn để cái khác nên thì nguyên lý điện từ vẫn dien ra nhưng không hề tiêu thụ năng lương, như cái máy biến thế!

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.