Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

µþùèçˈ đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 1 thập kỷ trước

bếp từ và lò vi sóng?

tôi thấy cả hai đều dựa trên hiệu ứng điện từ vậy mà tại sao sự sinh nhiệt của hai loại đó là khác nhau?

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Mặc dù chúng đều tiêu thụ điện năng, nhưng NGUYÊN LÍ làm việc của chúng là khác nhau.

    (quan trọng là nguyên lí làm việc, hai công cụ có thế cấu tạo khác nhau nhưng nguyên lí có thể giống nhau).

    ***Bếp điện từ: thức ăn được nấu từ bêp này nhận nhiệt từ dòng điện chạy trên mặt đáy nồi, tương tự như bếp gas, bếp củi,...

    ***Lò vi sóng (bạn có để ý thấy, người ta gọi là "lò", mà không dùng từ "bếp" ko?): thức ăn trong lò được nấu chín bằng cách nhiệt sinh ra trực tiếp ngay trong thức ăn.

    Sơ lược về nguyên lí làm việc:

    ***Lò vi sóng:

    - Khái niệm lưỡng cực điện: một hệ điện tích gồm 1 âm, 1 dương, có độ lớn như nhau, đăt gần nhau gọi là 1luỡng cực điện. Trong thực tế, các phân tử, nước, đường, mỡ,... được xem là các lưỡng cực điện.

    - Tính chất của lưỡng cực điện: khi lưỡng cực điện đặt vào nơi có điện trường thì nó sẽ có xu hướng quay sao cho phương nối hai điện tích song song theo chiều điện trường.

    Trong lò vi sóng, có một nguồn phát sóng điện từ có bước sóng cỡ chục cm (là sóng viba => nên gọi là lò vi sóng). Điều đặt biệt ở đây là, điện trường của sóng điện từ luôn thay đổi chiều liên tục, và do đó, các phân tử lưỡng cực nếu có sẽ phải quay (và đổi chiều quay) liên tục. Khi quay, các phân tử này chạm các phân tử thức ăn, do MA SÁT nên sinh nhiệt và thức ăn nóng lên.

    Lưu ý: từ nguyên lí hoạt động đó, ta hiểu được vì sao người ta thường nấu thức ăn có nước, bởi vì các phân tử nước mới đóng vai trò là các lưỡng cực điện (không có lỡng cực, dù bạn có nấu đến bao lâu, thức ăn cũng không nóng lên).

    ***Bếp điện từ:

    Với bếp này, thì dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, và bằng cách nào đó (tôi không trình bày ở đây), người ta sẽ tạo ra dòng điện cảm ứng chạy ở đáy nồi, dòng điện này sẽ sinh nhiệt và thức ăn đựng trong nồi sẽ nhận nhiệt đó.

    Mặc dù cách nấu chín thức ăn tương tự bếp gas, bếp điện (chứ không phải bếp điện từ),... nhưng hiệu suất của bếp điện từ là rất cao (~90%), vì nhiệt do dòng điện cảm ứng tỏa ra được hấp thụ gần như hoàn toàn bởi thức ăn (dòng điện chạy ngay trên mặt trong cùng của đáy nồi tỏa nhiệt gần như rực tiếp vào thức ăn trong nồi, hơn nữa lớp ngoài cùng của đáy nồi không dẫn điện, cũng như nhiệt, nên nhiệt sinh ra không truyền ra ngoài được, và bạn thấy đấy, mặt bếp không hề bị nóng cho dù thức ăn đang sôi sùng sục).

  • Ẩn danh
    7 năm trước

    câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...

    (Các) Nguồn: câu hỏi của bạn được Y! đánh giá cao, bạn nên tham khảo tại đây: http://vnsat.org/raovat/ket-ban-cong-dong--358.htm...
  • *** Lò vi sóng (cũng gọi là lò vi ba) dùng một magnetron sinh ra vi ba có tần số khoảng 2,45 GHz để nấu nướng. Vi ba nấu thức ăn bằng cách làm rung các phân tử nước và hợp chất khác. Sự rung này tạo sức nóng làm chín thức ăn. Vì các chất hữu cơ chủ yếu cấu tạo bằng nước nên phương pháp này dễ dàng nấu chín thức ăn.

    Sóng vi ba được sinh ra từ nguồn magnetron, được dẫn theo ống dẫn sóng, vào ngăn nấu rồi phản xạ qua lại giữa các bức tường của ngăn nấu, và bị hấp thụ bởi thức ăn. Sóng vi ba trong lò vi ba là các dao động của trường điện từ với tần số thường ở 2450 MHz (bước sóng cỡ 12,24 cm). Các phân tử thức ăn (nước, chất béo, đường và các chất hữu cơ khác) thường ở dạng lưỡng cực điện (có một đầu tích điện âm và đầu kia tích điện dương). Những lưỡng cực điện này có xu hướng quay sao cho nằm song song với chiều điện trường ngoài. Khi điện trường dao động, các phân tử bị quay nhanh qua lại. Dao động quay được chuyển hóa thành chuyển động nhiệt hỗn loạn qua va chạm phân tử, làm nóng thức ăn.

    Vi sóng ở tần số 2450 MHz làm nóng hiệu quả nước lỏng, nhưng không hiệu quả với chất béo, đường và nước đá. Việc làm nóng này đôi khi bị nhầm với cộng hưởng với dao động riêng của nước, tuy nhiên thực tế cộng hưởng xảy ra ở tần số cao hơn, ở khoảng vài chục GHz. Các phân tử thủy tinh, một số loại nhựa hay giấy cũng khó bị hâm nóng bởi vi sóng ở tần số 2450 MHz. Nhờ đó, thức ăn có thể được đựng trong vật dụng bằng các vật liệu trên trong lò vi sóng, mà chỉ có thức ăn bị nấu chín.

    Ngăn nấu là một lồng Faraday gồm kim loại hay lưới kim loại bao quanh, đảm bảo cho sóng không lọt ra ngoài. Lưới kim lo���i thường được quan sát ở cửa lò vi ba. Các lỗ trên lưới này có kích thước nhỏ hơn nhiều bước sóng (12 cm), nên sóng vi ba không lọt ra, nhưng ánh sáng (ở bước sóng ngắn hơn nhiều) vẫn lọt qua được, giúp quan sát thức ăn bên trong.

    Đối với kim loại hay các chất dẫn điện, điện tử hay các hạt mang điện nằm trong các vật này đặc biệt linh động, và dễ dàng dao động nhanh theo biến đổi điện từ trường. Chúng có thể tạo ra ảnh điện của nguồn phát sóng, tạo nên điện trường mạnh giữa vật dẫn điện và nguồn điện, có thể gây ra tia lửa điện phóng giữa ảnh điện và nguồn, kèm theo nguy cơ cháy

    KL:Khác với lò vi sóng sử dụng các sóng tần số vô tuyến 2450MHz tác động vào các phần tử trong thực phẩm làm chúng chuyển động va đập nhau sinh ra nhiệt làm chín thức ăn, loại lò điện từ này lại áp dụng nguyên lý cảm ứng điện từ cảm ứng vào các nồi nấu bằng các kim loại từ tính (sắt, sắt tráng men), thép không rỉ sinh ra các dòng điện xoáy trên nồi nấu, nồi nấu sẽ nóng lên làm chín thức ăn trong nồi.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Don gian!Vi cau tao cua chung khac nhau nen su sinh nhiet vi the cung khac nhau

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.