Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

? đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênNông nghiệp · 1 thập kỷ trước

ve cach trong va cham soc cay Dau Tay?

Xin cac ban va cac cao nhan chi dum cho toi cach bon phan va tuoi nuoc cho cay dau tay , toi co trong 30 chau , ra trai nhieu trong mua xuan( TET) nhung bay gio chi con 7 chau, khong hieu sao no lai chet tu tu nhu vay. Toi chi biet bon lot bang phan de, va bon thuc bang phan tim mua o cho da- lat . Me toi rat thich an dau tay hang ngay ,nen toi mong muon trong tot ,nhung khong tim thay sach nao chi day. Kinh mong cao nhan chi giao, toi xin rat biet on.

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Thứ nhất, bạn có sống ở vùng nóng không (miền Nam chẳng hạn).

    Thứ hai, có lẽ do môi trường quá nhiều khói bụi, ô nhiễm, độc hại.

    Thứ ba, có thể bạn bón quá nhiều phân hoặc tưới quá ít nước.

    Chỉ bạn nè:

    A. ĐIỀU KIỆN CANH TÁC

    I. ĐẤT TRỒNG

    Dâu tây thích hợp với các loại đất thịt nhẹ, hàm lượng chất hữu cơ cao, đất ấm, giữ ẩm nhưng thoát nước tốt. Nếu đất giàu chất hữu cơ cây dâu tây sẽ phát triển tốt, năng suất cao và kéo dài thời gian thu hoạch quả. Độ ẩm cần thiết trên 4%, độ pH thích hợp từ 6-7.

    II. KHÍ HẬU:

    Dâu tây thích hợp với khí hậu mát lạnh. Nhiệt độ phù hợp cho cây dâu từ 18-220C. Đặc biệt là nhiệt độ ngày đêm cao sẽ tạo điều kiện để tăng năng suất và chất lượng trái.

    - Khi phân hóa chồi non và trổ hoa, nhiệt độ cần thiết là 15 - 24 độ C.

    - Khi kết trái cần nhiệt độ ngày 20 - 24 độ C, đêm 6 - 10 độ C.

    - Khi quả chín thì 15 - 20 độ C

    Cây dâu đòi hỏi ánh sáng dồi dào thì mới sinh trưởng mạnh, thiếu ánh sáng thường ảnh hưởng đến khả năng ra hoa kết quả. Am độkhông khí cao và mưa kéo dài thường xuất hiện bệnh cây.

    B. KỸ THUẬT TRỒNG TRỌT:

    I. GIỐNG:

    1. Các yếu tố về tiêu chuẩn giống tốt:

    · Kháng bệnh tốt.

    · Màu sắc đẹp.

    · Mùi thơm.

    · Chất lượng ngọt.

    · Độ cứng của quả.

    · Độ ngọt của quả.

    Hiện nay ở Đà Lạt nông dân trồng nhiều giống nhưng thông dụng là giống Mỹ đá. Có mang nhiều đặc điểm tốt của giống và phù hợp với điều kiện sinh thái địa phương.

    2. Phương pháp nhân giống:

    Về nhân giống vô tính có 2 phương pháp thông dụng hiện nay là:

    · Cấy mô: Cây con sẽ đạt được tiêu chuẩn tốt, độ đồng điều cao, phát huy ưu điểm của giống, sức sống khỏe, năng suất cao, sạch bệnh.

    · Tách cây con từ ngó cây mẹ: Phương pháp này dễ làm, chủ động nhưng ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục của cây mẹ. Cây con không đạt tiêu chuẩn và sức sống như cây cấy mô. Chỉ nên lấy cây con từ tách ngó cây mẹ dưới 01 năm tuổi thì mới đảm bảo chất lượng giống.

    II. KỸ THUẬT LÀM ĐẤT, LÊN LUỐNG:

    Chọn đất thịt nhẹ, vùng cao ráo, thoát nước tốt. Cây dâu tây là đối tượng của sâu bệnh khá phong phú. Anh hưởng lớn đến năng suất và chất lượng trái khi thu hoạch, do đó biện pháp chọn đất, làm đất, xử lý đat cần phải chú trọng đúng mức để hạn chế nguồn bệnh ban đầu lây lan từ đất.

    · Vệ sinh đồng ruộng thu dọn tất cả tàn dư cây trồng, cỏ dại.

    · Làm đất và xử lý vôi 100 kg/1.000m2 và các loại thuốc sâu, thuốc bệnh.

    · Bón lót các loại phân.

    Luống trồng:

    · Luống cao 20 – 25 cm ở vùng đất thấp.

    · Luống cao 15 – 20 cm ở vùng đất cao.

    Trồng trong nhà nilông: Trồng hàng 3, rò rãnh 1,2m – 1,3m; cây x cây: 35 – 40 cm.

    Trồng ngoài trời: Trồng hàng 3 (kiểu nanh sấu), rò rảnh 1,2m – 1,3m, cây x cây: 40 – 45 cm (tùy thuộc vào giống, đất và điều kiện thâm canh). Với điều kiện khí hậu Đà Lạt nếu trồng mật độ dày sẽ dễ phát triển bệnh cây.

    III. PHÂN BÓN:

    Cây dâu đòi hỏi dinh dưỡng nay đủ và cân đối. Ngoài NPK, cần quan tâm đến nhóm trung lượng, vi lượng vì nó quyết định quan trọng đến chất lượng và khả năng kháng bệnh của cây dâu. Thâm canh cây dâu đòi hỏi phải bón phân đầy đủ phân hữu cơ để bảo đảm lượng mùn trong đất cao ( 8% - 10%) trong điều kiện thuộc đất Đà Lạt thuộc diện nghèo mùn.

    Phân hữ cơ sử dụng cho cây dâu cần phải ủ nóng và xử lý thuốc nấm bệnh và đạt yêu cầu hoai mục trứớc khi sử dụng để tránh lây lan nguồn sâu bệnh và cỏ dại.

    Bón phân đạm cho cây dâu cần chú ý đến màu sắc của lá thời kỳ, tốc độ sinhtrưởng phát dục để điiều chỉnh liều lượng tăng hay giảm thích hợp.

    Phân lân ảnh hưởng đến khả năng ra hoa, đậu trái, phát triển hệ rễ và ra ngó(mạ) của cây dâu.

    Phân Kali quyết định về năng suất, trọng lượng độ cứng, chất lượng trái. Khả năng kháng bệnh của cây dâu và tăng cường quang hợp trong điều kiện thiếu ánh sáng trong vụ hè thu, nhất là canh tác trong nhà nilông (cây dâu yêu cầu ánh sáng dồi dào).

    Canxi, Bo, Magiê ảnh hưởng quang trọng đếnchất lượng trái. Canxi còn tạo điều kiện cho sự hấp thụ dinh dưỡng được điều hòa vả hạn che một số bệnh sinh lý trên trái.

    Bo ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa, đậu hoa, chất lượng vàkể cà độ cứng của trái.

    Lượng phân đề nghị bón cho cây dâu 1.000m2 (bìnhquân) trong năm thứ nhất (kiến thiết cơ bản và định hình).

    Chúc bạn thành công!!!

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.