Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

cần thông tin về ngạnhđiênl lựu EVN !! help me?

1/mọi người cho mình cho biết hiện trang và sự thiếu hụt điện năng đồng thời nêu lên những tác động của hiện trạng đó đến nền ktế. nhớ cho mình đường link luôn nhé?

2/ vì sao có sự độc quyền của EVN. cho mình đường link tìm kiếm luôn nhé?

thank!!

Cập nhật:

ý mình là đường link có chứa những thông tin mà bạn post lên cơ vì mình đang làm bài tiểu luạn nên mọi thông tin cần phải có nguồn cụ thể. mong bạn giúp đỡ!!???

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    báo l63 nhưng cuối năm lại tuyên bố lời 1000 tỉ và xin chia để thưởng

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Tổng Giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) Phạm Lê Thanh đã lên tiếng cáo lỗi với các hộ sử dụng điện trên cả nước về tình trạng EVN đã cắt điện liên tục trong thời gian gần đây.

    Ông Thanh lý giải việc EVN phải cắt điện nhiều trong thời gian qua là do nhu cầu sử dụng điện tăng cao trong khi những nguồn điện mới để bổ sung cho hệ thống điện chưa vào, bên cạnh đó một loạt các nhà máy điện trong và ngoài EVN xảy ra sự cố phải tách khỏi lưới và các hồ thuỷ điện ở miền Nam đang ở sát mực nước chết chỉ chạy được phủ đỉnh nên gây thiếu điện trên diện rộng trong cả nước.

    "Hiện nay, hệ thống điện cả nước thiếu từ 2.000-2.500 MW/ngày. Để bảo đảm an toàn cho hệ thống điện, EVN phải sa thải đột xuất, làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống sinh hoạt nhân dân"- ông Thanh nói.

    Là cơ quan giám sát toàn bộ hoạt động của hệ thống điện, qua theo dõi hàng ngày, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) thấy rằng biểu đồ phụ tải của hệ thống điện đang có biến động lớn, giờ cao điểm không chỉ diễn ra vào tối mà còn diễn ra vào ban ngày, kéo dài suốt từ 9 giờ sáng đến 6 giờ tối.

    Theo ông Phạm Mạnh Thắng, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực, nguyên nhân khiến biểu đồ phụ tải ngày càng căng thẳng là do giá điện giờ cao điểm và thấp điểm chưa có độ chênh lệch lớn, giá điện ở nước ta còn thấp hơn so với khu vực nên dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp vẫn đầu tư công nghệ tiêu thụ nhiều năng lượng, cùng với giá thép, xi măng tăng gấp đôi so với năm ngoái nên chi phí giá điện trong giá thành sản phẩm đó trở nên thấp hơn năm ngoái, khiến các cơ sở tăng cường sản xuất vào giờ cao điểm.

    Đối với các hộ sử dụng điện sinh hoạt, giá điện nông thôn thấp hơn giá thành trung bình, với giá gas và giá các nhiên liệu chất đốt tăng lên như hiện nay khiến người tiêu dùng chuyển sang sử dụng điện. Những vấn đề này đã làm cho tình trạng giữa nguồn cung và nhu cầu càng trở lên mất cân đối.

    Ông Thắng cho biết, tổng công suất đặt của toàn hệ thống điện đến thời điểm hiện tại là 15.600 MW (kể cả các nhà máy đang thí nghiệm, thử nghiệm và kể cả các nhà máy đang sự cố), nếu trừ đi số này thì tổng công suất có thể huy động được là 14.500 MW nhưng đến thời điểm hiện tại do các nguyên nhân trên nên tổng công suất khả dụng của toàn hệ thống chỉ đạt từ 11.000-11.500 MW trong khi nhu cầu cực đại của hệ thống có thời điểm lên tới 12.500-13.500 MW. Điều này cho thấy nhu cầu cực đại đã vượt quá công suất khả dụng khiến EVN phải cắt giảm công suất vào những giờ cao điểm để bảo đảm an ninh của toàn hệ thống điện.

    Để giảm thiểu tình trạng đó, ông Thắng nhấn mạnh, EVN phải có một lịch cắt điện rất chi tiết, hệ thống thiếu bao nhiêu, phải cắt giảm bao nhiêu, ở đâu và phải thông báo trước cho khách hàng. Đây là một trong những trách nhiệm lớn mà EVN phải thực hiện để bảo đảm vừa cung cấp điện nhưng vừa phải thông tin cho khách hàng biết để cùng thông cảm và chia sẻ khó khăn với ngành điện.

    Lý do mà nhà nước không để cho thị trường điện cạnh tranh, hay nói cách khác nhà nước cho phép EVN độc quyền về điện vì điện là mặt hàng chủ chốt chi phối và ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành trong nền kinh tế. Việc cho phép các công ty hay tập đoàn khác tham gia sẽ tạo nên một rủi ro lớn không thể kiểm soát trong nền kinh tế khi có những biến động bất ngờ xảy ra. Thế nhưng việc để EVN độc quyền với sự quản lý lỏng lẽo có thể tạo nên những bất bình. Vì vậy nhà nước cần có những chính sách thích đáng trong vấn đề quản lý trong ngành điện cũng như một số ngành chủ chốt khác.

    Một trong những nội dung của đề án tái cơ cấu ngành điện mà Bộ Công thương đã trình Chính phủ là việc chia nhỏ Tập đoàn Điện lực VN (EVN). Mặc dù có ý kiến từ phía EVN cho rằng nếu cải tổ ngành điện sẽ khó đảm bảo an ninh năng lượng,Ông Phạm Duy Hiển nguyên viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử VN - có quan điểm ngược lại:

    Chúng ta biết rằng EVN độc quyền, đây chính là một khó khăn vì mô hình thiết kế liên kết dọc truyền thống của EVN không phù hợp cho việc cạnh tranh bình đẳng trên thị trường điện. Nền kinh tế muốn phát triển thì nhu cầu về điện rất lớn, duy trì cơ chế độc quyền tuy tiện về mặt quản lý nhà nước nhưng lại bất cập trong hoàn cảnh hiện nay khi mà chỉ có một tổ chức lo mọi việc từ sản xuất cho đến bán lẻ, thậm chí cả quy hoạch. Gần đây Chính phủ có tổ chức thêm Cục điều tiết điện lực thuộc Bộ Công thương, có trách nhiệm xây dựng đề án thiết kế thị trường điện các cấp độ và chương trình tái cơ cấu ngành điện, tuy nhiên trong bối cảnh độc quyền của EVN thì tổ chức này vẫn rất khó phát huy hiệu quả. Khi EVN vẫn độc quyền thì họ bảo sao người dân nghe vậy, vì không có sự lựa chọn thứ hai.

    tham khão EVN tại

    http://www.lequanglocprinting.com.vn/news.php?ne_i...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.