Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

the_ruby9323 đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênVật lý · 10 năm trước

Ai trả lời đúng mình cho 5*?

Công có phụ thuộc vào hệ qui chiếu không ?

Nếu có hoặc không thì phải cho dẫn chứng nhé.

Câu đố này dành cho tất cả mọi người nhưng mình đặc biệt mong chờ giải đáp của bác Thanhan

Cập nhật:

Bạn Lee Ben lưu ý : Chọn hệ qui chiếu có nghĩa là chọn không gian (gắn với vật nào đó ) và thời gian để quan quát. Nó không liên quan gì đến mệt hơn hay đỡ mệt cả. Mệt hay không mệt tức là quan sát của 1 hệ qui chiếu gắn với 1 người và cũng là những công khác nhau. Không thể trả lời được câu đố của mình.

Cập nhật 2:

Souman : Vậy thì giải thích đi em . :))

Cập nhật 3:

Lonta Lonton : Công đặt trưng cho sự thay đổi năng lượng. Khi quan sát ở hệ qui chiếu quán tính khác thì vật có vận tốc khác nhưng trong mỗi hệ quy chiếu nếu vật tốc không đổi thì vật không sinh công bạn ạ.

6 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 10 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tôi thấy cũng có nhiều ý kiến trả lời rồi.

    Tôi nghĩ để chốt lại vấn đề hãy nhờ Halliday (tác giả của bộ Cơ sở Vật lí) trả lời bạn nhé.

    Link:

    http://www.mediafire.com/?e4jhzxsl9vlcsq5

    Bức hình đó là trích đoạn trong quyển "Cơ sở Vật lí - tập I" - NXBGD - Năm 2006

    Tác giả: Halliday - Resnick - Walker

    Tất cả đều là Giáo sư Vật lí. Nếu các bạn chưa hài lòng với câu trả lời của họ thì tôi nghĩ tôi cũng không đủ khả năng giúp các bạn.

    Hoặc nếu các bạn ở đây có ý kiến mới (như thuyết hấp dẫn mới của bác Trí nhằm lật đổ Einstein) thì gởi tin nhắn cho tôi nhé.

  • ?
    Lv 5
    10 năm trước

    theo mình thì có, A = F.s.cos alpha, mà nhớ hồi lớp 10 thầy giáo nói s phụ thuộc hệ quy chiếu => A phụ thuộc hệ quy chiếu

  • 10 năm trước

    VD một vật không vận tốc ban đầu. Khi đặt trong HQC quán tính thì vận tốc vẫn bằng 0 nên k chuyển động và k sinh công. Còn khi đặt trong HQC phi quán tính thì vật có xu hướng bảo toàn vận tốc nên đối với HQC này vật chuyển động nên sinh công.

    KL là CÓ

  • Souman
    Lv 4
    10 năm trước

    Hihi, em thì vẫn nhất quyết "Công không phụ thuộc hệ quy chiếu".

  • Ẩn danh
    10 năm trước

    có chớ bạn.

    dẫn chứng hey

    vd> khi bạn kéo 1 cái gì đó. tức khắc bạn sing công. nếu bạn chọn hệ quy chiếu đàng hoàng( ít ma sát) thì độ lớn lực kéo nhỏ. kéo dễ dang===> đỡ mệt> và nguocj lại chắc bạn hiểu.

  • 10 năm trước

    Hệ quy chiếu Ruby nhắc tới không biết là loại hệ quy chiếu nào

    + Quy chiếu quán tính hay là phi quán tính không biết

    Trong vật lí cơ học thì hệ quy chiếu là một hệ tọa độ mà căn cứ vào đó người ta có thể xác định được vị trí của một vật đồng thời dựa vào đó để tìm được thời điểm vật đang ở một vị trí nào đó. Vì thế khi thay đổi hệ quy chiếu thì hệ tọa độ ấy cũng thay đổi, thời gian và vị trí vật được ghi nhận cũng thay đổi, tuy nhiên trong vật lí học mà ta xét tới thì thời gian được xem như là lí tưởng ( tuyệt đối) tức là khoảng cách của vật dù ở vị trí nào trong không gian cũng không thay đổi so với sự biến đội của hệ tọa độ quy chiếu ta đang xét

    - hệ quy chiếu thay đổi => kéo theo các đại lượng như vận tốc , gia tốc , động lượng , lực , và các đại lượng vật lí có liên quan tới chúng.

    + nếu hệ tọa độ tồn tại dưới dạng hệ quy chiếu quán tính => không tồn tại gia tốc a

    + nếu hệ tọa độ tồn tại dưới dạng hệ quy chiến phi quán tính => tồn tại lực quán tính <=> gia tốc a

    Định nghĩa : Công của lực F trên đoạn đường s là đại lượng A đo bằng tích số

    A=F.s.cosx

    Vì quãng đường đi s phụ thuộc vào hệ quy chiếu nên giá trị của công cũng phụ thuộc vào hệ quy chiếu.

    Nếu lực F có hướng của chuyển động thì x = 0, cos x =1

    (Các) Nguồn: Công A phụ thuộc vào yếu tố lá»±c F và quãng đường S cÅ©ng nhÆ° chiều chúng ta xét trên hệ quy chiếu, tuy nhiên .Dù xét trên hệ quy chiếu nào chúng có một giá trị tÆ°Æ¡ng đương đối với từng hệ quy chiếu ấy
Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.