Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Toni đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 10 năm trước

Thuyết Ki tô đã giải thoát Nô Lệ?

Đúng hay sai?

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • ?
    Lv 6
    10 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Trong thời Trung Cổ chúng ta gặp một sự phát triển mới—ý niệm về tình yêu phong nhã. Vì lần đầu tiên trong lịch sử, người phụ nữ, là đối tượng tình yêu của một hiệp sĩ, được nâng lên một địa vị cao. Thật vậy, địa vị của họ còn cao hơn cả người theo đuổi họ. Càng ngày, phụ nữ càng được coi là bạn mà sự trò chuyện được qúy trọng và được tìm cách làm quen. Cuốn "Vợ ông Bath" của Chaucer là một điều không thể tưởng tượng được trong bất cứ nền văn hóa nào thuộc thế kỷ thứ mười bốn. Tác phong lịch sự, lối xử thế đầy tôn trọng đối với phụ nữ, được Kitô Giáo phát minh. Sinh hoạt xã hội giữa nam và nữ được khởi sự vào cuối thời Trung Cổ. Hơn thế nữa, khi đời sống gia đình ngày càng được coi là tâm điểm của hạnh phúc con người, vai trò của người mẹ trong việc gìn giữ gia đình và đảm bảo sự giáo dục con cái ngày càng có giá trị.

    Chống với những tiến bộ này, người vô thần đưa ra một vấn đề khác: sự nô lệ. Sam Harris viết trong cuốn Letter to a Christian Nation, "Hãy đọc Kinh Thánh và bạn sẽ khám phá thấy rằng đấng tạo nên vũ trụ rõ ràng mong đợi chúng ta duy trì chế độ nô lệ."4 Steven Weinberg nhận xét rằng "Kitô Giáo… sống thoải mái với chế độ nô lệ trong nhiều thế kỷ." Các văn sĩ vô thần này chắc chắn không phải là những người đầu tiên đổ lỗi cho Kitô Giáo về điều họ cáo buộc là tán thành chế độ nô lệ. Nhưng từ trước thời Kitô Giáo đã có chế độ nô lệ trong nhiều thế kỷ ngay cả thiên niên kỷ. Nó được phổ thông thi hành trong thế giới xưa, từ Trung Hoa và Ấn Độ cho đến Hy Lạp và La Mã, và hầu hết các văn hóa coi đó như một thể chế không thể thiếu, giống như gia đình. Trong nhiều thế kỷ, chế độ nô lệ không cần được bảo vệ vì không ai chỉ trích. Ngay cả Kinh Thánh cũng không lên án rõ ràng. Thư Thánh Phaolô gửi tín hữu Êphêsô (6:5) và các đoạn khác cũng thúc giục người nô lệ phải tuân phục chủ nhân, và khuyên chủ nhân hãy tử tế với người nô lệ.

    Dầu vậy, ngay từ đầu Kitô Giáo đã ngăn cản hoạt động nô lệ của tín hữu Kitô. Trong các thư của T. Phaolô chúng ta thấy chính thánh nhân can thiệp với một ông chủ tên là Philemon cho một người nô lệ đã bỏ trốn. T. Phaolô nói, "Có lẽ đây là lý do hắn bị tách rời khỏi ông trong một thời gian ngắn, để ông có thể có được hắn mãi mãi, không phải như một nô lệ, nhưng như một người em." Làm thế nào một nô lệ có thể trở nên người anh em? Kitô Hữu bắt đầu thấy hoàn cảnh này không thể đứng vững được. Chế độ nô lệ, nền tảng của văn minh Hy La, đã héo úa trong các nước Kitô Giáo thời trung cổ và được thay thế bằng giai cấp nông nô, không giống nô lệ. Trong khi nô lệ là "dụng cụ con người", nông nô là con người có quyền kết hôn, ký khế ước, và sở hữu bất động sản. Chế độ phong kiến thời trung cổ được dựa trên hệ thống thứ bậc của quyền lợi và nghĩa vụ hỗ tương giữa các ông chủ và nông nô.

    Ngoài ra, Kitô Hữu còn là nhóm đầu tiên trong lịch sử khởi sự phong trào chống chế độ nô lệ. Phong trào này được khởi sự vào cuối thế kỷ mười tám ở Anh, lan tràn sang các phần khác của Âu Châu, và rồi mạnh nhất là ở Hoa Kỳ, nơi nền kinh tế của miền Nam lệ thuộc phần lớn vào sức lao động của nô lệ. Ở Anh, William Wilberforce phát động một chiến dịch mà lúc khởi đầu hầu như không ai hỗ trợ và được thúc đẩy hoàn toàn bởi niềm tin Kitô Giáo của ông—câu chuyện này được kể lại thật sống động trong cuốn phim Amazing Grace. Sau cùng Wilberforce chiến thắng, và vào năm 1833 chế độ nô lệ bị cấm ở Anh. Bị áp lực của các nhóm tôn giáo ở quê hương, nước Anh dẫn đầu trong việc ngăn chặn nạn buôn bán nô lệ ở nước ngoài.

    Cuộc tranh luận về vấn đề nô lệ ở Hoa Kỳ thực sự là cuộc tranh luận tôn giáo. Mọi phía đều cho mình có thẩm quyền của Kinh Thánh và truyền thống Kitô Giáo. Các chủ nô lệ viện dẫn lời của Thánh Phaolô và nói rằng chế độ nô lệ từng hiện hữu trong các quốc gia Kitô Giáo kể từ thời Đức Kitô. Những người da đen tự do thúc giục giải phóng các anh chị em nô lệ da đen thì lại trưng ra câu chuyện giải phóng trong Sách Xuất Hành, trong đó ông Môsê đưa người Do Thái bị nô lệ đến tự do: "Môsê, hãy xuống núi, xuống tận đất Ai Cập và nói với Pharaô là hãy để dân của ta ra đi."

    What's So Great About Christianity của Dinesh D'Souza

  • 10 năm trước

    Đức thánh linh kêu gọi loài người bình đẳng không phân biệt.

    Phật nói:" Không có giai cấp trong dòng máu cùng đỏ, nước mắt cùng mặn".

  • 10 năm trước

    Nô lệ da đen vẫn được người châu Âu - Mỹ sử dụng rộng rãi ở thế kỷ 15 - 19.

    Nói thuyết Kito đã giải thoát nô lệ là hoàn toàn SAI

  • 10 năm trước

    Người nô lệ tự giải thoát cho họ

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.