Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Trúc Ly đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 10 năm trước

Sách Giáo Khoa sửa đoạn kết Tấm Cám cho bớt sự ác độc. Nhưng Dì ghẻ chết vô duyên?

Cập nhật:

Gửi ngài Công tôn sách A_La_Hán. Ý của mình không muốn cho Dì ghẻ và Cám phải chịu trừng phạt bằng sự trả thù của Tấm, vì như vậy vẫn còn thể hiện bản chất tàn độc của Tấm. Tại sao SGK không đưa ra một tình huống có tình người để mẹ con Cám biết xấu hổ ăn năn, tự trách mình và làm nhưng việc mới có ích, như vậy tính nhân đạo trong câu chuyện mới đáng để cho HS học tập mà cũng phù hợp với tính dịu hiền của phụ nữ Á đông và tinh thần tha thứ của truyền thống Việt nam.

Tóm lại: Còn trả thù gây cho Cám bị bỏng và Dì ghẻ kinh hãi mà chết thì chưa phải là Sách Giáo Dục Công Dân.

Cập nhật 2:

Thêm:

Thường khi mình đặt câu hỏi mình không nêu ý nhận xét các nhân vào, mà chỉ muốn nêu những tình tiết để các bạn tham gia. Nếu như đặt câu hỏi mà gợi ý trả lời thì không còn thú vị nữa.

9 Câu trả lời

Xếp hạng
  • ?
    Lv 5
    10 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Xin Đại nhân xét lại. Dù sao thì cũng có sự thay đổi theo hướng tích cực là điều đáng quý. Chúng ta sẽ xem xét sâu sắc hơn nữa sự việc này, quyết không để cho những tư tưởng ác độc trở thành thường nhật được.

  • 10 năm trước

    Truyện Tấm Cám chỉ là quan niệm "ác giả ác báo" của dân gian Việt Nam. Quan niệm đó mang tính khắc nghiệt và tàn bạo. Nó gắn liền với hận thù và nuôi dưỡng tư tưởng việc lấy oán báo oán hàng đời kiếp! Một dân tộc nuôi dưỡng tư tưởng như thế sẽ có chiến trinh liên miên, thời này lật đổ và tiễu trừ bằng sạch thời khác thì dân tộc ấy sẽ tiến được bao xa trong dòng lịch sử? Dân tộc ấy có thể còn tồn tại những thành quả kinh tế văn hóa tư tưởng gì sau thời gian?

    Không phải cứ là truyện dân gian thì đều là hay là tốt. Truyện Tấm Cám cũng là một hạt sạn của quá khứ mà lâu nay người ta quên nhặt ra để loại trừ. Theo tôi nên bỏ truyện Tấm Cám ra khỏi chương trình học của học sinh. Thiếu gì truyện giáo dục về nhân quả có tính tích cực hơn mà không chọn? Còn nếu đưa vào chương trình thì phải sửa đổi, chúng ta cũng phải góp phần vào sự truyền bá tích cực và lâu dài của truyện dân gian. Chúng ta được quyền là một mắt xích trong tiến trình đó.

    Nói thêm: Cái ác không học vốn cũng đầy rẫy, chỉ sợ cái thiện bị xói mòn thôi. Có dạy có học cái thiện bao nhiêu cũng không đủ thưa các bạn.

  • 10 năm trước

    Sự Thật về đoạn kết của Truyện cổ Tích Tấm Cám:

    Sau khi được nhà vua rước về cung, Cám ngạc nhiên và ghen tị, tò mò với sắc đẹp của chị Tấm nên mới hỏi Tấm cách làm đẹp. Tấm thành thật nói cho cám biết và cũng có ý muốn giáo dục Cám ở hiền sẽ gặp lành nên bảo rằng:" người sống thuần thiện thì sau khi lột bỏ thân xác củ thì sẽ được phước báo tái sanh làm người có thân tướng đẹp hơn".

    Cám vốn tham lam, ác độc nhưng lại không có trí tuệ, thấy người thật việc thật nên rất là tin nhưng không hiểu ngụ ý sâu xa đó của Tấm. Về chỗ của mình Cám cho người hầu nấu nồi nước sôi thât lớn, Cám dìm mình vào nước sôi để lột xác rồi Cám đã chết vì lòng tham và sự ngu dốt của chính mình.

    Những kẻ hầu sợ quá không biết làm thế nào, lúc đó nơi Cám có khạp mắm rất là to do Tấm gửi nhờ cám mang về tặng cho mẹ. Nên người hậu phi tang xác Cám và trong khạp mắm đó. Sau đó mắm được chuyển về tặng cho bà dì ghẻ. Bà dì ghẻ ăn mắm cứ khen ngon thì có tiếng quạ kêu:

    "

    Ngon gì mà ngon

    Mẹ ăn thịt con

    Có còn cho xin một miếng"

    Bà dì ghẻ lấy đá ném con quạ bay đi, đến khi ăn gần cạn khạp mắm thì thấy xác người mới hiểu ra lời con quạ rồi hoảng sợ lăn đùng ra chết.

    (Các) Nguồn: Ý nghÄ©a giáo dục cá»§a đoạn kết: Cám vì tham lam sắc đẹp nhưng ngu dốt nên hiểu sai lời cá»§a tấm mà tá»± làm mình chết, nhưng do tâm địa độc ác nên không được tái sanh làm người mới đẹp hÆ¡n. Mụ dì ghẻ do quá ác độc với con nuôi nên cuối đời bị quả báo ăn thịt chính con mình rồi chết Bất đắc kỳ tá»­.
  • 10 năm trước

    tấm vừa đáng thương vừa đáng trách, có lẽ tác phẩm muốn nêu lên sự "nổi loạn" trong nhân cách khi con người phải gánh chịu quá nhiều mất mát đau thương? đó là một câu chuyện hay nhưng không hoàn hảo và khiến người đọc hụt hẫng trước việc tôn sùng cái đẹp tâm hồn của người thiện

  • 10 năm trước

    Giữa lòng nhân hậu và quan niệm "ác giả ác báo", người VN đã chọn "ác giả ác báo", nói chính xác hơn ác báo chính là "Tấm báo thù"! Đoạn kết nên sửa, nên sửa.

  • 10 năm trước

    Theo mình thì những gì thuộc lịch sử chúng ta không nên tự ý sửa lại, đó là thể hiện tinh thần tôn trọng lịch sử. Còn việc Tấm trả thù thì điều đó cũng đúng thôi. Vì ít ai trên đời này lại ác như mẹ con Cám, người ta chết rồi mà vẫn cố ý chia rẽ tình cảm của Tấm và nhà vua. Người độc ác như vậy, mà pháp luật phong kiến ngày xưa không xét xử, trời không đánh chết, mà để cho họ sống nhởn nhơ, như vậy người dân lành còn cách nào hơn ? Do vậy dân gian đã mượn tay Tấm để tiêu diệt cái ác, theo đúng tinh thần " nhân nào, quả ấy".

    Nên nhớ rằng, trong một xã hội pháp luật kém cỏi yếu ớt, thì người dân phải tự ra tay đòi công lý cho mình vậy.

  • Ẩn danh
    10 năm trước

    “Tấm sai quân hầu đào một cái hố sâu và đun một nồi nước sôi. Tấm bảo Cám xuống hố rồi sai quân hầu dội nước sôi vào hố. Cám chết. MuÌ£ dì ghẻ thấy vậy cũng lăn đùng ra chết.”

    tôi chỉ thấy nổi da gà .gợn tóc gáy .cái Ác đã đến tận cùng còn gọi là bớt ác .

    không hiểu nổi .

  • Ẩn danh
    10 năm trước

    Không, không chịu đâu... Tấm phải GIẾT như cũ cứ là NHƯ LUYỆN thì mới đậm CHẤT VIỆT NAM... Hu hu, không chịu đâu!

  • 10 năm trước

    Thật ra, câu chuyện tấm cám có 1 ý nghĩa khác mà hầu như mọi người ko để ý và bàn tán đến đó là: HẠNH PHÚC CỦA MÌNH LÀ PHẢI TỰ ĐẤU TRANH ... nếu ai cũng có cái suy nghĩ sẽ được ngừoi này giúp người kia giúp...và trả thù dùm thì rốt cuộc lại cũng chỉ dừng ở chữ Chờ....

    GIẢ SỬ NẾU NHƯ Tấm bao dung tha thứ cho mẹ con Cám, liệu họ có dừng lại hay vẫn mong muốn hại Tấm....?? Tuy là chuyện cổ tích nhưng thực tại cũng rất quan trọng...

    Cám và dì ghẻ ko hại Tấm 1 lần mà là rất nhiều lần.... Cho thấy người xưa mong muốn rằng những con người đến phía cuối con đường vẫn ko quay đầu là bờ thì cần phải loại bỏ khỏi xã hội... Đọc sơ câu chuyện thì đến phút cuối Dì và Cám vẫn ko hề hối hận những gì mình làm.... NHÂN TỪ VỚI CÁI ÁC CHÍNH LÀ TẠO RA NHIỀU CÁI ÁC KHÁC...

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.