Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Cần hỏi tình cảm của bác Hồ đối với công nhân người dân lao động?
AI có thể lấy dẫn chứng hộ mình với. Cảm ơn rất nhiều. Càng nhiều và chi tiết thì càng tốt. Mình đang cần gấp!!
1 Câu trả lời
- Ẩn danh10 năm trướcCâu trả lời yêu thích
Từ khi đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ đã nhận ra vai trò lịch sử to lớn của giai cấp công nhân, đó chính là lực lượng đại diện cho phương thức sản xuất tiên tiến nhất, là giai cấp tiên phong trong công cuộc cách mạng làm thay đổi chế độ, giành độc lập và xây dựng đất nước.
Sau khi trở thành người cộng sản, trong nhiều việc lớn chuẩn bị cho dân tộc trên lộ trình cách mạng lâu dài, thì việc tìm kiếm những hình thức nhằm tập hợp, đoàn kết giai cấp công nhân Việt Nam hay đặt nền móng xây dựng những cơ sở đầu tiên cho tổ chức Công đoàn nước ta chiếm một phần không nhỏ trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người.
Từ năm 1941, khi trở về nước trực tiếp lãnh đạo phong trào cách mạng, tại Hội nghị Trung ương lần 8 (19.5.1941), Người đã có sáng kiến lập ra Mặt trận Việt Minh, và Hội Công nhân cứu quốc cũng đã ra đời, các tổ chức Công đoàn phát triển mạnh trong cả nước. Ngày 20.7.1946, Đại hội lần thứ nhất Công đoàn Việt Nam đã thành lập Tổng LĐLĐ Việt Nam, đến năm 1961 tại Đại hội toàn quốc lần thứ hai Công đoàn Việt Nam được đổi tên thành Tổng Công đoàn Việt Nam.
Trong quá trình phát triển tổ chức Công đoàn Việt Nam, bên cạnh sự quan tâm về xây dựng, củng cố tổ chức, Bác Hồ cũng luôn luôn nhắc nhở kêu gọi giai cấp công nhân vận động phong trào Thi đua ái quốc. Từ sáng kiến của Bác, Công đoàn Việt Nam đã phát động nhiều phong trào thi đua nổi tiếng và đạt được những kết quả vô cùng to lớn như: Phong trào “Thi đua ái quốc”, “Tăng gia sản xuất vũ khí”, “Tất cả cho tiền tuyến” , “Mỗi người làm việc bằng hai vìmiền Nam ruột thịt”, “Năng suất - chất lượng - hiệu quả”, “Lao động giỏi”, “Giỏi việc nước, đảm việc nhà, “Thi đua 2 tốt” ... đã để lại nhiều dấu ấn trong lịch sử phong trào công nhân và lịch sử Công đoàn nước ta.
Khi nói chuyện với công nhân Nhà máy diêm Thống Nhất ngày 16.8.1956 Bác đã khéo nhắc nhở về mối quan hệ giữa cống hiến và hưởng thụ chính đáng của người lao động, Người nói thật giản dị: “Lợi ích của công nhân đi đôi với lợi ích chung của nhà máy. Nếu đời sống được cải thiện và mọi người khoẻ mạnh, thì sẽ phấn khởi thi đua sản xuất làm cho nhà máy thu được nhiều kết quả. Nếu nhà máy phát triển thì có khả năng cải thiện đời sống của công nhân và nhân viên”. Người không quên nhấn mạnh rằng: “Mục đích của Công đoàn là phải cải thiện đời sống công nhân, nâng cao đời sống vật chất, văn hoá của giai cấp công nhân nói riêng và nhân dân nói chung”. Ngày 18.7.1969, không lâu trước lúc đi xa, Bác đã dành một trong những cuộc tiếp xúc cuối cùng cho đại biểu của Tổng Công đoàn Việt Nam. Người nhắc nhở: “ Làm tốt công tác vận động, tổ chức giáo dục quần chúng công nhân viên chức làm tròn vai trò tiên phong cách mạng, để họ hiểu và tự nguyện, tự giác giữ gìn kỷ luật lao động, giữ gìn của công, thực hành tiết kiệm”. Coi lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn tạo nên hạnh phúc cho mọi người và cho cả thế hệ mai sau.
Cho đến phút cuối đời, Bác vẫn dành trọn vẹn niềm tin sắt đá vào bản lĩnh, sức mạnh của giai cấp công nhân, bởi vì hơn ai hết, Người hiểu sâu sắc rằng: Tương lai và tiền đồ dân tộc phụ thuộc phần lớn vào giai cấp tiên phong này.
“Tình cảm Bác Hồ với công nhân lao động và Công đoàn”. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của tác giả Đan Tâm, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Công đoàn và những kỷ niệm sâu sắc về Bác của một số công nhân, lao động, chiến sĩ, nhà khoa học, nhà hoạt động chính trị, nhà báo, nhà văn, nghệ sĩ.
Với cách viết dung dị, sinh động, bằng những mẩu chuyện cụ thể, cảm động về tình cảm của Bác đối với công nhân, lao động và Công đoàn, cuốn sách thể hiện ấn tượng sâu sắc của người viết đối với Bác trong những thời điểm cụ thể đã qua, nhưng vẫn mang hơi thở nóng hổi, thiết thân đối với hiện nay. Cho dù cách thể hiện như thế nào, nhưng đều toát lên sự trân trọng của người viết đối với trí tuệ minh triết, đạo đức cao cả, nhân cách sống mẫu mực và tấm gương trong sáng của Bác vì nước vì dân, suốt đời phấn đấu cho chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do” và lòng tin tuỵêt đối của Bác vào sức mạnh vô địch của nhân dân theo tư tưởng “bao nhiêu quyền hành và lực lượng đều ở nơi dân”. Đọc cuốn sách này, ai nấy đều cảm nhận được tình cảm, suy nghĩ và việc làm đúng, sai của mình qua liên hệ với những mẩu chuyện về Bác.