Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Van Thao đã hỏi trong Khoa học Xã hộiXã hội học · 10 năm trước

em muon hoive chunghuia duy vat?

co so de xac dịnh chu nghia duy vat, chu ghia duy tam va thuyet khong the biet

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    10 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tuyệt đại đa số các nhà triết học trong lịch sử (cả duy vật và duy tâm) đều thừa nhận khả năng nhận thức thế giới của con người. Tuy nhiên, họ quan niệm khác nhau về nhận thức.

    Bất khả tri luận (còn gọi là thuyết không thể biết)

    Những nhà triết học theo thuyết này phủ nhận hoặc hoài nghi khả năng nhận thức thế giới của con người. Có hai dạng:

    Bất khả tri luận

    Con người hoàn toàn không thể biết gì về thế giới. Đại biểu: Đ. Hium (Anh).

    Đ. Hium (1711 - 1766)

    Bất khả tri luận

    Con người chỉ nhận thức được hiện tượng chứ không thể nhận thức được bản chất của thế giới. Đại biểu: I. Cantơ (1724 - 1804) (Đức).

    I. Cantơ (1724 - 1804)

    Siêu hình và biện chứng.

    Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

    Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp biện chứng

    Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

    Sự đối lập giữa phương pháp siêu hình và phương pháp biện chứng

    Đặc trưng của phương pháp siêu hình

    Nhận thức đối tượng ở trạng thái cô lập, tách rời.

    Nhận thức đối tượng ở trạng thái tĩnh tại, nếu có thì đó chỉ là sự biến đổi về lượng, nguyên nhân của sự biến đổi nằm ngoài đối tượng.

    Đặc trưng của phương pháp tư duy biện chứng

    Nhận thức đối tượng trong các mối liên hệ quy định, ràng buộc lẫn nhau.

    Nhận thức đối tượng trong trạng thái vận động, biến đổi, nằm trong khuynh hướng chung là phát triển. Đây là quá trình thay đổi về chất của sự vật mà nguồn gốc của sự thay đổi ấy là đấu tranh của các mặt đối lập để giải quyết mâu thuẫn nội tại của chúng.

    Phương pháp siêu hình chỉ có tác dụng trong một phạm vi nhất định

    phương pháp biện chứng mới là công cụ hữu hiệu giúp con người nhận thức và cải tạo thế giới.

    Các giai đoạn phát triển cơ bản của phương pháp biện chứng

    Được thể hiện trong triết học với ba hình thức lịch sử của phép biện chứng:

    phép biện chứng tự phát,

    phép biện chứng duy tâm,

    phép biện chứng duy vật.

    Phép biện chứng tự phát

    Đặc trưng của thời cổ đại

    Những gì các nhà biện chứng phương Đông cũng như phương Tây thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.

    Phép biện chứng duy tâm

    Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển Đức.

    Lần đầu tiên, các nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Tuy nhiên, theo họ, giới hiện thực chỉ là sự sao chép của ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.

    Phép biện chứng duy vật

    Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng, V.I. Lênin phát triển.

    Được thể hiện trong chức năng của triết học, trong đó 2 chức năng quan trọng nhất là:

    Chức năng thế giới quan

    Chức năng phương pháp luận.

    Chức năng thế giới quan

    Triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Do đó, nó như một "thấu kính", qua đó con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách thức hoạt động để đạt được mục đích, ý nghĩa đó.

    Thế giới quan đúng đắn là tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực.

    Trong triết học Mác Lênin, lý luận và phương pháp thống nhất hữu cơ với nhau. CNDV là CNDVBC và phép biện chứng là phép biện chứng duy vật. Nói cách khác, trong triết học mácxít, thế giới quan và phương pháp luận thống nhất với nhau một cách hữu cơ.

    Triết học Mác - Lênin phủ nhận quan niệm xem triết học là khoa học của mọi khoa học, mà xem triết học với các khoa học khác có mối quan hệ biện chứng với nhau:

    Thành quả của các khoa học cụ thể là những tư liệu để triết học rút ra những kết luận của mình, là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển của triết học.

    Những kết luận của triết học là thế giới quan và phương pháp luận đúng đắn cho sự phát triển của các khoa học.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.