Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Lịch sử khối C năm 2012 ?????
Câu 3 điểm: Trình bày ngắn gọn sự ra đời của nước VNDCCH. Cho biết ý nghĩa của và vai trò của Hồ Chí Minh trong việc thành lập nc VNDCCH?
1 Câu trả lời
- Ẩn danh9 năm trướcCâu trả lời yêu thích
Thế giới: Ngày 14-8-1945 Phát xít Nhật đầu hàng đồng minh không điều kiện, phe phát xít hoàn toàn thất bại. Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc.
+ Trong nước: Từ ngày 18 đến 28-8-1945, cuộc tổng khởi nghĩa của nhân dân ta đã giành được chính quyền trên toàn quốc… Lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính quyền trong cả nước đã thực sự về tay nhân dân ta…
*Ngày 2-9-1945, tại Quảng trường Ba Đình, mặt trận Việt Minh tổ chức buổi lễ ra mắt Chính phủ lâm thời. Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản tuyên ngôn độc lập, tuyên bố trước quốc dân và thế giới rằng nước Việt Nam dân chủ cộng hoà ra đời…
* Ý nghĩa:
- Nước Việt Nam DCCH ra đời là một biến cố lịch sử vĩ đại của dân tộc, nó phá tan xiềng xích của nô lệ Pháp -Nhật và phong kiến lập nên VNDCCH.
- Từ một nước thuộc địa chúng ta đã giành được độc lập, tự do và chính quyền cách mạng.
- Mở ra kỹ nguyên mới trong lịch sử: kỹ nguyên độc lập, tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
- Thắng lợi đầu tiên trong thời đại mới của một dân tộc nhược tiểu đã tự giải phóng khỏi ách đế quốc.
- Đồng thời với sự ra đời của nước Việt Nam DCCH, nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á đã cổ vũ mạnh mẽ tinh thần đấu tranh của nhân dân các nước thuộc địa và nữa thuộc địa trên thế giới, nhất là ở châu á và châu Phi.
Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, trong đó tư tưởng về xây dựng Nhà nước kiểu mới nói chung, xây dựng Quốc hội của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân nói riêng giữ vị trí hết sức quan trọng.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước kiểu mới; về xây dựng Quốc hội thực hiện quyền lực của nhân dân cũng trải qua một quá trình hình thành và phát triển. Thông qua nghiên cứu lý luận, trải nghiệm thực tiễn, tổng kết những kinh nghiệm và bài học về xây dựng Nhà nước trong lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới. Hồ Chí Minh đã ngày càng tiếp cận đến những tư tưởng tiến bộ về Nhà nước, về Quốc hội. Quá trình đi tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh cũng là quá trình tìm tòi một mô hình Nhà nước tiến bộ trong đó có một mô hình Quốc hội phù hợp cho đất nước sau khi giành được độc lập.
Qua nghiên cứu chế độ Nhà nước ở các nước tư bản như Pháp, Mỹ… Hồ Chí Minh nhận thấy rằng thực chất của khẩu hiệu “tự do, bình đẳng, bác ái” do giai cấp tư sản nêu ra là tự do tư sản, bình đẳng tư sản và bác ái tư sản mà thôi, là chứa đựng sự bất bình đẳng, mất tự do, sự nghèo khổ, bất công, đối xử tàn bạo đối với người lao động. Nguyên nhân của tình trạng đó theo Người là do “những cuộc cách mạng không đến nơi”, chính quyền vẫn ở trong tay một số ít người, cho nên “cách mệnh thành công đã hơn 150 năm nay, nhưng công nông vẫn cứ cực khổ”. Chỉ khi đến Liên Xô, người mới tìm thấy một mô hình nhà nước kiểu mới, ở đó “phát đất ruộng cho dân cày, giao công xưởng cho thợ thuyền,… ra sức tổ chức kinh tế mới, để thực hành chủ nghĩa thế giới đại đồng”. Mô hình nhà nước đó đã gợi ra cho Người về một kiểu nhà nước sẽ được xây dựng ở Việt Nam trong tương lai.
Năm 1941, Hồ Chí Minh về nước trực tiếp lãnh đạo cách mạng, chủ trì Hội nghị Trung ương lần thứ 8 (5-1941) thực hiện sự chuyển hướng chiến lược và sách lược cách mạng. Trong Chương trình Việt Minh do Người đề ra sau đó đã khẳng định : “Sau khi đánh đuổi được đế quốc Pháp, Nhật, sẽ thành lập một Chính phủ nhân dân của Việt Nam Dân chủ Cộng hoà… Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”. Ở đây tư tưởng về nhà nước là đại biểu cho khối đoàn kết của toàn thể quốc dân là tư tưởng sáng suốt của Hồ Chí Minh, phù hợp với nét đặc thù của thực tiễn dân tộc.