Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

?
Lv 5
? đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênY dược học · 7 năm trước

Tien luong bn viem gan sieu vi B va C co gi khac nhau?

2 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    7 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *

    @ GÓC CHIA-SẼ TRA-CỨU Y-DƯỢC ĐIỂN

    * . " Năng nhặt chặt bị ; Cơ cầu dụng ích ".

    .

    Giáo-trình Hàm-thụ : Bộ Hải-Thượng Y-Tông Tâm-Lĩnh ; của D.Y.Lãn-Ông Lê Hữu-Trác.

    ( Phần : Y-Nghiệp Thần-Chương ) ... tt ...

    :

    PHƯƠNG-THUỐC CÓ 7 LOẠI :

    1. Đại-Phương ; Những bệnh trầm-trọng có nhiều Kiêm-Chứng , điều-dụng một vài vị-thuốc không thể đủ sức điều-trị , phải dùng những phương-thuốc phối-vị gồm " một quân , ba thần , chín tá " ; Khi bệnh ở 2 Kinh Can-Thận hoặc bệnh ở Bộ-vị phía dưới đều ở những chỗ xa Tỳ-Vị thì phải dùng liều-lượng thuốc lớn , cho uống cả một lần tổng-phối gọi đó là Đại-Phương.

    2. Tiểu-Phương ; Bệnh ở phần trên và bệnh thuộc 2 Kinh Tâm-Phế , đều ở chỗ gần thì phải dùng phần-lượng nhỏ , cho uống một lần.

    3. Hoãn-Phương ; Khi cần bổ-dưỡng hoặc trị bệnh ở phía trên và trị chủ-chứng , thì cần nên hòa-hoãn ở trong ; thường thì dùng chất thuốc có tính-vị ngọt , làm cho sức thuốc chậm-hoãn lại , giữ ở phần ngực-bụng , lưu tại đó nhằm để biến-thiên tác-dụng.

    Có khi dùng thuốc viên hoàn-tễ để hòa-hoãn , như bệnh ở Trung-Tiêu , để sức thuốc vận-hành thong-thả , có khi trong bài-thuốc dùng nhiều vị có sức ngang-bằng nhau để dụng lấy tính giằng-co tạo nên thế trì-hoãn cho cả bài-thuốc ; có khi dùng bài-thuốc hòa-hoãn bằng những loại thuốc không có độc-tính nhằm ý-muốn dùng chất không độc để giải-quyết dần-dà ; có khi dùng bài-thuốc hoãn có khí-vị nhạt-nhẽo là ý-muốn lấy khí-vị nhạt đó làm sở-trường chữa được những bệnh ở phía trên khi thuốc còn lại xuống tới phía dưới thì đã suy-giảm được một phần rồi.

    Bởi vì thầy-thuốc giỏi điều-dụng dược , chữa bệnh ở trên không để phạm-thuốc tới dưới , hoặc trị phía dưới không để phạm tới trên , trị ở giữa thì không để phạm tới trên và dưới . Cho nên thường dùng món-ăn bài-thuốc lót-trước để thuốc tới sau , hoặc để cho thuốc Thận không làm hoãn Tâm.

    Như khi dùng Thung-Dung để trị Thận tất thương-tổn tới Tâm ; khi dùng vị Hoàng-Cầm để trị Phế , tất trở-ngại tới Tỳ ; uống Can-Khương để chữa phần giữa sẽ gây bốc ở trên ; uống Phụ-Tử để cường-dương bổ-Thận-Hỏa tất làm khô Hệ-Thủy ... là những chỉ-dụ để lấy làm suy-nghĩ về cách nên dùng Hoãn-Phương.

    4. Cấp-Phương ; Bổ cho phía dưới và chữa trị các chứng bệnh ở phía dưới hoặc trị các khách-chứng cơ-hội , cần nên dùng Phương-Cấp ; có lúc dùng Phương-Cấp để công-trục gấp , chẳng hạn như loại bệnh trúng-phong , quan-cách ... Có những Phương-Cấp là loại thuốc-thang có công-năng khơi-vét dội-rữa để cho khi nuốt xuống rồi thì thuốc dễ vận-hành được nhanh-chóng ; có những Phương-Cấp là thuốc có độc , để cho chất độc gây nên mửa-ỉa mạnh gây chặn-đoạt thế-bệnh ; có những Phương-Cấp là những vị-thuốc có khí-vị đậm-nồng để cho cái chất nồng-đậm của nó chuyển thẳng xuống dưới mà sức thuốc vẫn không giảm-kém.

    5. Cơ-Phương ; có những Cơ-Phương chỉ dùng có một vị , để phù-hợp dùng cho những bệnh gần ở phía trên ; có những Cơ-Phương có số-lượng vị-thuốc phù-hợp với số-dượng : 1 - 3 - 5 - 7 - 9 ... bệnh ở phần Lý và ở gần thì thường dùng loại đó ; như bài Tiểu-Thừa-Khí là Cơ-Phương loại nhỏ ; Đại-Thừa-Khí là Cơ-Phương loại lớn , để dùng cho khi nào cần công-Lý là Khí , chứng chỉ nên Hạ chứ không nên Hãn thì mới dùng ; cho nên Phát-Hãn thì không nên dùng Cơ-Phương là như vậy.

    6. Ngẫu-Phương ; có Ngẫu-Phương chỉ dùng với 2 vị-thuốc kết-cấu với nhau ; lại có Ngẫu-Phương là cả 2 bài-thuốc kết-hợp với nhau ; những bệnh ở phần dưới và ở xa thì nên dùng Ngẫu-Phương . Thường khi Ngẫu-Phương là những bài có số-lượng vị-thuốc kết-hợp với nhau theo cơ-số-âm : 2 - 4 - 6 - 8 ... Bệnh ở Biểu mà xa thì nên dùng Quế-Chi Thang ; Ma-Hoàng Thang , là Ngẫu-Phương loại nhỏ ; Cát-Căn Thang ; Thanh-Long Thang , là Ngẫu-Phương loại lớn . Bệnh đáng Phát-Tán thì nên dùng , đáng cho Hãn mà không đáng Hạ ; cho nên nói phép Hạ thì chớ nên dùng Ngẫu-Phương là như vậy.

    7. Phúc-Phương ; Phúc có nghĩa là 2 lần , cái gọi là Phúc-Phương có ý-nghĩa điều-dụng-dược trùng-phúc lặp-lại nhồi-trừ triệt-căn chứng-mạn ; Khi xét thấy dùng Cơ-Phương thì không đủ để trừ-bệnh hoặc dùng Ngẫu-Phương đơn-thuần cũng không đủ công-trị để trừ-bệnh , thì gộp lại cả số Cơ và Ngẫu , dương và âm , để hợp-công trừ-bệnh , như dùng mươi vị-bổ có một vị-tiết , hoặc vài vị-tiết có một vị-bổ ; Có khi Phúc-Phương là từ vài ba phương hợp lại , như loại bài Quế-Chi Việt-Tỳ Thang , bài Ngũ-Tích Tán ... Lại có khi từ một bài căn-bản làm gốc rồi gia thêm vị-thuốc điều-hòa , như bài Điều-Vị Thừa-Khí Thang gia thêm Liên-Kiều ; Bạc-Hà ; Hoàng-Cầm ; Chi-Tử , biến thành bài Lương-Cách Tán . Có những Phúc-Phương trong đó thành-phần phân-lạng các vị đều bằng nhau , như bài Vị-Linh Thang ...

    Bẩy loại Phương-Dược Điều-Dụng nên xét tùy từng bệnh-thể bệnh-căn bệnh-chứng bệnh-trạng bệnh-biến mà dùng thuốc cho phù-hợp chính-xác để thu-đạt hiệu-quả chữa-trị.

    .

    (Các) Nguồn: . * Ngắm Nghĩa-Lỉnh lòng muốn vươn tới đãnh * Nhìn Đẩu-Nam chân quyết nhón thêm cao . * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * * *
  • MNN
    Lv 7
    6 năm trước

    Ậy dạ ngoài việc hay đọc http://event.forbesvietnam.com/startupcontest?utm_... Em Điệp còn tham gia Yahoo nước ngoài nữa hả em. Việc đất đai nhà cửa với bà chị dâu ( chị chồng ? ) của gia đình em tới đâu rồi ?

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.