Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Nguồn gốc của Thuyết Ba Ngôi của ki Tô giáo, do ai tạo nên trong khi kinh Thánh thì không có nói đến từ Ba Ngôi này ?
7 Câu trả lời
- O la laLv 45 năm trướcCâu trả lời yêu thích
Tam Vị Nhất Thể: 三位一體; gốc từ tiếng Hy Lạp "homousia" nghĩa là “có cùng một bản thể”; tiếng Anh: Trinity; tiếng Pháp Trinité, cách gọi khác của Công đồng Cơ Đốc giáo về Chúa Ba Ngôi. Tín điều này cho rằng: Ba Ngôi đều bình đẳng, đồng tồn tại vĩnh cữu, có cùng một bản thể, quyền bính, hành động và ý chí. Công đồng Cơ Đốc, kể cả Chính thống giáo Đông phương và Tin lành, rộng rãi cho rằng Chúa Ba Ngôi là tâm điểm của Đức tin Cơ Đốc, bác bỏ thuyết này đồng nghĩa với sự bác bỏ toàn bộ đức tin Cơ Đốc.
Nguyên gốc kinh Tân Ước và Cựu Ước không chính thức nói đến thuyết Tam vị nhất thể (không có thuật ngữ này, chỉ có những câu diễn dịch ra Tam vị nhất thể). Đó là những câu nói đến Đức Chúa Trời (cha), Chúa Cứu Thế Giê-su (con) và Chúa Thánh linh (thánh thần). Mục đích của thuyết này nhằm lý giải Thiên Chúa chỉ có một chứ không phải là tôn giáo đa thần. Có thể thấy qua các trích dẫn sau trong Thánh Kinh rồi suy diễn ra: "Vừa khi chịu lễ báp têm rồi, Chúa Giê-su vừa lên khỏi nước, kìa, các tầng trời mở ra, Ngài thấy Thánh Linh của Thiên Chúa ngự xuống như chim bồ câu và đậu trên Ngài; Tức thì, có tiếng từ trời phán rằng, Này là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đàng" (Mat. 3.16-17). Các nhà thần học cho đó là hình ảnh hiệp nhất của Ba Ngôi; rồi nhắc thêm Bí tích thụ lễ Báp-têm: "trong danh của Cha, Con và Thánh Linh" (Mat. 28.19) là giáo điều phải tuân theo. Do vậy, thuyết này cho rằng: Chúa Giê-su là Thiên Chúa nhưng nhận lấy cái chết của một con người để cứu chuộc người có tội, hầu cho tín hữu nhận lãnh sự tha thứ và tình bằng hữu của Thiên Chúa qua sự vận hành của Chúa Thánh Linh, đấng làm Chúa Giê-xu sống lại từ kẻ chết, cũng là đấng thấu hiểu Thiên Chúa (vì Ngài là Thiên Chúa), soi dẫn và ban năng lực cho tín hữu để họ có thể thực thi ý chỉ của Thiên Chúa. Nhưng cũng vào lúc đó Cơ đốc giáo xuất hiện học thuyết chống lại quan điểm Tam vị nhất thể như của A-ri-ô , Ô-ri-gen, Đi-ô-ny-xi-uýt thành Alexandria (bị quy nạp là Lạc giáo) cho rằng “Con Thiên Chúa có bản thể khác với Ngài và hiện hữu theo ý nuốn của Thiên Chúa” (the Son was of a different essence from the Father and owed his existence to the will of the Father) . Đối phó, Giáo hội triệu tập Công đồng Nicée lần thứ 1 (hay còn gọi là Công đồng Ngũ Trưởng giáo - năm 325) để phê phán mạnh học thuyết không thừa nhận Chúa Ba Ngôi trên; quan niệm này bị Công đồng Constantinople lần thứ 1 (381) lên án gay gắt. Và thêm nữa: khi bị câu rút trên thập giá Chúa Giê-su thốt: "Chúa ôi, Chúa ôi, tại sao Chúa bỏ con?" (Mác 15:34) và "Lạy Cha, con xin phó thác thần trí con trong tay Cha" (Lu-ca 23:46) gần như ngược lại với thuyết Tam vị nhất thể của Giáo hội. Theo Charles Hodge, “Học thuyết Tam vị nhất thể quả kỳ lạ đối với tôn giáo theo Thánh kinh. Từ “Bộ ba người” trong ngôn ngữ cổ dùng phát biểu triết lý cho thuyết phiếm thần, nền tảng của mọi tôn giáo cổ đại” [Systematic Theology, chương 6, quyển 1]. Rồi ông dẫn chứng qua Ấn giáo với bộ ba vị thần Brahman-Vishnu-Shiva, Phật giáo với Tam thân.
Hiện nay đa số các tín đồ Cơ đốc Cơ đốc nhân tin rằng Đức Chúa Trời là đấng duy nhất và tự hữu, nhưng hiện hữu trong ba thân vị: Chúa Cha, Chúa Con (Giê-su) và Chúa Thánh Linh. Tuy vậy hiện nay vẫn còn vài giáo phái Cơ Đốc không thừa nhận Chúa Ba Ngôi như Cơ Đốc Phục lâm, Chứng nhân Giê-hô-va, Cơ Đốc Khoa học, Duy nhất Thần giáo và Ngũ Tuần nhất thể (Oneness Pentecostal), …
Hồi giáo phủ định tuyệt đối thuyết này, kinh Cô-ran viết: "Thiên chúa không chọn ai làm con và không chọn một đồng sự nào trong thẩm quyền tuyệt đối của Ngài." [25.2] và phủ nhận cả Thiên chúa tạo ra con người bằng hình dáng của Ngài : "Thiên Chúa là đấng chỉ có Một ngôi duy nhất Ngài không sinh Chúa Con và cũng không do ai sinh ra. Chẳng một ai giống Thiên Chúa cả." [112 :1-4]
Ở Phật giáo cũng có tam vị nhất thể, đó là Tam thân của Phật, Đạo giáo là Tam Thanh. Brahma, Vishnu, Shiva là tam vị nhất thể của Bà-la-môn giáo. Tuy nhiên ý niệm này ở các tôn giáo này không hoàn toàn giống nhau.
- Ẩn danh5 năm trước
.
- Ẩn danh5 năm trước
.
- Ẩn danh5 năm trước
.