Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Chi đã hỏi trong Văn học & Nhân vănLịch sử · 3 năm trước

thành tựu của sự ra đời lịch Pháp và thiên văn học?

8 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 3 năm trước

    Về lịch pháp

    Vào thời kì này, người Lưỡng Hà sử dụng lịch Mặt Trăng và Mặt Trời kết hợp, mỗi tháng có đến 29 hoặc 30 ngày và bắt đầu vào buổi tối khi lưỡi liềm của trăng non xuất hiện. Năm bắt đầu từ mùa xuân và gồm 12 hoặc 13 tháng Mặt Trăng. Các tháng phụ được cộng thêm vào sao cho ngày đầu tiên của năm trùng với kỳ lúa đại mạch chín, cứ một chu kì 19 năm, bảy tháng phụ lại được thêm vào

    Về thiên văn học

    Là một trong những cái nôi của văn minh nhân loại, vùng Lưỡng Hà là nơi cư trú của người Sumer, Assyrie và Babylon. Ngay từ đầu thiên nhiên kỷ thứ 3 TCN, người Sumer đã biết sao Hôm và sao Mai chỉ là một và đến cuối thiên niên kỷ đó, theo một văn bản ghi trên đất sét tìm được, họ đã tìm được danh sách các chòm sao cũng như việc phân biệt giữa hành tinh với định tinh. Vào thời kỳ thành phố Babylon bị người Kassite xâm chiếm, bộ sách chiêm tinh Enuma Anu Enlil đã ra đời với gần 7000 tiên đoán

    Tới cuối thiên niên kỷ 2 TCN, các vì sao được chia vào khoảng 70 chòm sao, trong đó có một số chùm trùng với các chòm sao ngày nay như Song Tử, Cự Giải, Sư Tử, Bạch Dương, Bọ Cạp... Trong thời kì của vương quốc Assyrie, bộ sách Mul Apin có niên đại vào khoảng năm 1100 TCN đã liệt kê danh mục các chòm sao, các sao, ngày thánh chúng mọc lên, 18 chòm sai nằm trên đường đi của Mặt Trăng (tiền thân của các cung hoàng đạo)

    Từ giữa thế kỷ 8 trước Công nguyên, nhật thực, nguyệt thực được ghi lại trong danh sác đặc biệt và nhật kí quan sát thiên văn được lập ra. Ngoài thiên thực, những ngày trăng non, trăng tròn, vị trí của Mặt Trăng so với các vì sao, sự dịch chuyển của các hành tinh, sự xuất hiện của sao chổi, ngày phân, ngày chí cũng được ghi chép cẩn thận. Sang thời kỳ Tân Babylon, với sự phát triển của Toán học, chuyển động của Mặt Trăng và các hành tinh được tính toán với độ chính xác cao hơn. Đóng góp nổi bật cho giai đoạn này là sự phát triển khái niệm hoàng đạo: vòng tròn lớn của hoàng đới chia làm 12 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 1 chòm sao và gọi là cung hoàng đạo. Đó cũng là thang chia độ để xác định vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh

    Người Babylon cũng tìm ra chu kì Saros - chu kì 18 năm của nguyệt thực để có thể dự báo nó. Một số nhà thiên văn học của thời kì này được nhắc đến là Kidinnu, Naburianus, Sudines và Seleucus thành Seleucia, người ủng hộ thuyết nhật tâm. Các thành tựu thiên văn học của người Babylon"đã trở thành tài sản chung cho các nhà bác học Hy Lạp và đóng vai trò quan trọng trong lịch sử ngành khoa học này

    Lý thuyết về Mặt Trăng của Hipparchus chẳng hạn, phần lớn là lấy cơ sở từ các dữ liệu của các nhà bác học Babylon, hệ thống các chòm sao thời cổ Hy Lạp có rất nhiều chòm lấy từ các chòm sao đã biết ở vùng Lưỡng Hà. Và ngày nay chúng ta vẫn tiếp tục chia thiên cầu thành 360 độ như các nhà thiên văn học cổ đại vùng Lưỡng Hà đã làm

    Lịch pháp và thiên văn học thời cổ đại phương Đông

    Thời kỳ cổ Babylon, thiên văn học đã có được những thành tựu quan trọng. Đầu thiên niên kỷ 2 TCN, người Babylon đã nhận biết được 5 hành tinh của hệ Mặt Trời là sao Kim, sao Thủy, sao Hỏa, sao Thổ và sao Mộc cũng như đường đi của chúng

    Ngoài ra, nó còn ghi lại lịch Mặt Trời và xác định thời gian ban ngày theo cách đo độ dài bóng cột tiêu. Dưới triều đại các vị vua Assyrie cuối cùng, chiêm tinh học và thiên văn học được liệt vào những công việc quan trọng của vương quốc, một mạng lưới các đền thờ đồng thời là các đài quan sát, kết quả quan sát được được báo cáo đầy đủ cho quốc vương

    Đóng góp nổi bật cho giai đoạn này là sự phát triển khái niệm hoàng đạo: vòng tròn lớn của hoàng đới chia làm 12 phần bằng nhau, mỗi phần tương ứng với 1 chòm sao và gọi là cung hoàng đạo. Đó cũng là thang chia độ để xác định vị trí của Mặt Trăng, Mặt Trời và các hành tinh

    Họ cũng phân biệt 12 chòm sao trên hoàng đạo, nghiên cứu về sao chổi, sao băng , tính được nhật thực, nguyệt thực và đặt ra âm lịch

    Các chòm sao tương ứng với các cung hoàng đạo

    Đặc biệt hơn, người Ai Cập cổ đã có những khám phá mà mãi sau này chúng ta mới phát hiện ra. Bản đồ sao chính xác cổ nhất xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại năm 1534 TCN, điều này cho thấy Ai Cập có nền thiên văn học rất phát triển. Đến thế kỷ 17, một nhà thiên văn học sống ở thế kỷ 17 là Geminiano Montanari sống ở thành phố Bologna được xem là người đầu tiên chú ý tới chu kỳ sáng tối của sao Algol (sao Quỷ)."Sao Quỷ" được đặt tên theo nữ thần đầu rắn trong thần thoại Hy Lạp.Thuộc chòm sao Tráng Sĩ (Perseus), Algol là một trong những biến tinh (ngôi sao có độ sáng thay đổi) mà nhiều người biết nhất.

  • 3 năm trước

    g

  • Ẩn danh
    3 năm trước

    khiến con ng bik ve tgian chuan

  • 3 năm trước

    C

  • Ẩn danh
    3 năm trước

    Zalo

  • Ẩn danh
    3 năm trước

    c

  • Ẩn danh
    3 năm trước

    k

  • Ẩn danh
    3 năm trước

    b

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.