Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Lv 611.729 points

Lôi Điển

Câu trả lời yêu thích21%
Câu trả lời2.521

Tôi là người ham hiểu biết, vì thế tôi tham gia vào mạng nầy để học hỏi cũng như chia sẻ những kiến thức mà mình đã thu lượm được trong học hỏi. Hy vọng mình làm được điều gì đó có ích cho cộng đồng. Thân chào các bạn.

  • Attachment image

    Tuyên bố gây tranh cãi của Giáo hoàng Francis?

    Tuyên bố gây tranh cãi của Giáo hoàng Francis

    17-11-2014

    ***

    Tuyên bố của Giáo hoàng Francis gây bùng nổ tranh cãi

    Tuyên bố của Giáo hoàng Francis gây bùng nổ tranh cãi

    https://s.yimg.com/hd/answers/i/6d351f9d0ffb40ad89...

    Tuyên bố gây tranh cãi của Giáo hoàng Francis về thuyết Big Bang và thuyết Tiến Hóa được đưa ra trong một buổi thuyết trình tại viện hàn lâm khoa học của Tòa Thánh Vatican:

    6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Xin các bạn góp ý cho câu hỏi của tôi nhé?

    Có phải theo nguyên lí của môn vật lí thì các vật thể đồng cực thì đẫy nhau? Trong xã hội nếu có nhiều đoàn thể có cùng bản chất nhưng không cùng "phe" thì có "ghét" mà đẫy hoặc triệt tiêu nhau không? Tôi thấy sao người Công giáo đa phần không ưa gì đảng CS vậy?

    Tôi thấy GHPGVN hiện nay cơ cấu tổ chức rập y khuông tổ chức nhà nước CS có phải là họ muốn lãnh đạo đất nước sau nầy hay muốn ttor chức làm nhà nước thứ hai về Tôn giáo?

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Xin gửi các bạn đọc để thư giản, để suy ngẫm câu: "Sắc bất dị không"?

    Đọc chuyện nầy mới thấy cái "Hình Tướng" không phải là hình tướng của phàm tình!

    Mới bấm vào link dưới:

    Phật ở quán Café

    http://www.viendongdaily.com/phat-o-quan-cafe-syku...

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Tin nóng nhưng xử nguội...?

    Tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang tiền quân đội gửi ngân hàng lấy lãi?

    Danlambao vừa nhận được hai lá đơn tố cáo về 'đường dây tham nhũng cực lớn trong quân đội' liên quan đến khoản tiền trị giá 345 tỷ đồng Việt Nam (tương đương 16 triệu USD) được mang gửi ở Ngân hàng Bắc Á.

    Nội dung đơn tiết lộ, đây vốn là số tiền ngân sách chi cho quân đội để mua vũ khí nước ngoài, nhưng đã bị Bộ trưởng Quốc phòng - đại tướng Phùng Quang Thanh chỉ đạo mang gửi ngân hàng lấy lãi.

    Tiền mua vũ khí nước ngoài

    Cụ thể, trong thời gian từ năm 2010 đến ngày 14/5/2014, một quan chức cục Tài chính quân đội (thuộc Bộ Quốc phòng) là đại tá Nguyễn Văn Điện đã lập nhiều sổ tiết kiệm tại ngân hàng Bắc Á với số tiền lên đến 345 tỷ đồng. Số tiền gửi với các mức lãi xuất cao nhất lên đến 21%/năm.

    Vợ đại tá Điện là bà Chu Thị Thu Yến được nói cũng đang gửi 3 sổ tiết kiệm với số tiền tổng cộng 18 tỷ đồng tại ngân hàng Bắc Á. Theo bà Yến, số tiền đại tá Điện gửi ngân hàng là tiền của ông Hoàng Anh Minh, cục phó Tài chính Quân đội.

    Theo nội dung đơn ngày 16/5/2013, đại tá Nguyễn Văn Điện tiết lộ “Đây là tiền mua vũ khí nước ngoài, chưa đến kỳ hạn thanh toán nên cục Tài chính Quân đội cho phép mang đi gửi tiết kiệm để lấy lãi”.

    Tuy nhiên, những người tố cáo khẳng định đây thực chất là số tiền rút ra từ kho bạc nhà nước dành cho dự toán ngân sách chi thường xuyên của các đơn vị quân đội.

    Tác giả lá đơn tố cáo tự nhận là 'Tập thể cán bộ, nhân viên Phòng kiểm soát nội bộ Ngân hàng Thương mại cổ phần Bắc

    6 Câu trả lờiSự kiện mới7 năm trước
  • Xin gửi các bạn đọc để thư giản...?

    Người Việt 30-5-14

    Người Buôn Gió, từ giang hồ đến cải cách xã hội

    Hà Giang/Người Việt

    LTS - Người quan tâm đến tình hình đất nước có lẽ ai cũng quen thuộc với tên gọi blogger Người Buôn Gió. Người Buôn Gió tên thật là Bùi Thanh Hiếu, tác giả nhiều loạt bài, trong đó có “Ðại Vệ Chí Dị,” “Thư Viết Cho Con Trai”... với lối viết giản dị, dí dỏm, và sâu sắc. Blogger Người Buôn Gió là ai? Ðiều gì khiến ông trở thành người dùng ngòi bút làm phương tiện cải cách xã hội? Hiện đang tham dự chương trình học bổng nghệ thuật của thành phố Weimar, Ðức Quốc, Blogger Người Buôn Gió hé lộ với phóng viên Hà Giang vài nét chính về con người và cuộc đời mình, trong buổi chuyện trò sau đây, tại tòa soạn nhật báo Người Việt.

    Hà Giang (NV): Chào blogger Người Buôn Gió, đọc văn thì người đọc cũng có thể đoán ra con người của tác giả Người Buôn Gió, tuy nhiên nhiều người vẫn muốn nghe chính tác giả nói về mình, anh có thể cho độc giả của Người Việt biết blogger Người Buôn Gió là ai, và tại sao lại đi... buôn gió?

    Blogger Người Buôn Gió: Thực sự, tôi chỉ như bao thanh niên ở Việt Nam ở trong những khu phố mà người ta gọi là khu phố bụi đời, nơi chứa nhiều thành phần giang hồ, xã hội đen. Cuộc sống của tôi cũng có lúc sống bằng nghề đâm thuê chém mướn, đòi nợ thuê, cũng có lúc cờ bạc, thậm chí là trộm cắp. Mọi người có thể hình dung là cuộc sống ấy nó khó hiểu nhưng mà tôi sinh ra ở cái khu phố như thế và tất cả mọi người đều làm những việc như thế thì tôi cũng làm theo, tôi không tiếp xúc được

    1 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Mời các bạn ở trong nước đọc và suy gẫm?

    Nỗi khổ người khi là việt!

    Tôi là người gốc việt, hiện đang sinh sống và làm việt tại Nhật. Những chuyện xảy ra gần đây tôi muốn quên đi cho bớt đau lòng nhưng thành thật mà nói không riêng gì tôi mà tất cả những ai đang sinh sống, học tập và làm viêc ở đây đều cảm nhận được cái không khí ngột ngạt nơi này. Đi vô công ty mà không dám ngẩng đầu nhìn ai. Mỗi lần tới chương trình tin tức thì lẳng lặng mà "biến". Vì sao? Là vì nhờ Việt Nam giờ đã quá nỗi tiếng trên đất nước Nhật Bản này rồi

    Các bạn luôn tung hô đất nước Việt Nam xinh đẹp, con người Việt Nam thân thiện, hiền hoà hiếu khách. Thật sự cái nhận xét nay không biết từ đâu mà có? Phía nhận xét và phía được nhận xét chắc có lẽ không biết viết chữ "NHỤC" như thế nào thì phải! Tôi không biết các bạn có ngượng khi nói những từ này không? Riêng tôi dù trong nước hay ngoài nước,dù với người Việt Nam hay bạn bè quốc tế tôi chưaa bao giờ nói những lời dối trá này. Vì những đức tính đó không có ở người Việt Nam ngày nay. Thân thiện ở chỗ nào khi vừa xuống sân bay đã bị hải quan đòi hối lộ, hiền hoà ở đâu khi lên taxi là bị vẽ đường chặt chém, và hiếu khách đến nỗi mới bước ra đường liền bị giật đồ.

    Đó là những gì mà người bạn của tôi trải qua trong một ngày khi đến Việt Nam. Nếu bạn là tôi thì các bạn ăn nói với người này như thế nào? Mỗi lần bị phê phán các bạn rất giỏi cãi. Câu thần chú cứu rỗi các bạn là "đừng quơ đũa cả nắm như vậy, có người này người khác mà". Tuy biết là ở đâu cũng có người tốt kẻ xấu,nhung các bạn chỉ cho

    4 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Tôi vừa nhận được bài do bạn bè chuyển, xin gửi đến các bạn đọc và tham gia bình luận?

    KISSINGER ĐÃ ĐẤM NGỰC THÚ TỘI

    Lê Thành Nhân

    Trong vòng chỉ 3 tháng nay một loạt biến động lớn lao về chánh-trị, ngoại-giao và quân-sự đã dồn dập diễn ra trong khu vực Á châu và Thái Bình Dương.

    - Ngày 23-7-2010 Nữ Ngoại-trưởng Hilary Clinton nhân danh đại cường quốc Hoa Kỳ long trọng khẳng định tại Hội-nghị ASEAN ở Hà Nội: ”Hoa Kỳ xem Đông Nam A là khu vục thuộc lợí ích quốc gia của Hoa Kỳ về các phương diện anh ninh, kinh-tế, thương mại.”

    - Ngày 24-9-2010, Tổng thống Obama đích thân triệu tập và chủ tọa Hội-nghị thượng-đỉnh tại New York (Second ASEAN Leaders Meeting) với các người đứng đầu các nước ASEAN để chủ động kết hợp các nước ấy trong một thế chiến lược mới. Một bản Tuyên bố chung (Joint Statement) quan trọng đã được công bố, và Tổng thống đã bỗ nhiệm ngay một Đặc sứ thường trực bên cạnh ASEAN tại Trụ sở của ASEAN tại Djakarta .

    - Chỉ 5 ngày sau: ngày 29-9-2010: Bộ Ngoại-giao Hoa Kỳ tổ chức một cuộc hội-thảo ngay tại Bộ Ngoại giao tại DC dưới sự điều hợp của Đại-sứ Brynn với đề tài “Kinh nghiệm Hoa Kỳ tại Đông Nam Á” (The American Experience in Southeast Asia : Historical Conference) trong đó diễn giả chính là Henry Kissinger.

    - Trong khi chúng tôi đang viết bài nầy thì các đại diện ngoại giao, quân-sự cao cấp của các nước thuộc ASEAN và Hoa Kỳ, Nhựt, Úc, Ấn-độ, v.v...đã bắt đầu Hội nghị các Tổng-trưởng Quốc-phòng (ADMM plus) tại Hà Nội từ ngày 12-10-2010 rồi tiếp tục với những phiên họp riêng giữa các thành viên ASEAN và các cường quốc trong vùng: Hoa Kỳ, Nhựt bản, Ấn độ, Úc, v.v...Phiên họp ngày 28-10-2010 là một phiên họp cao cấp quan trọng với sự tham dự của NT Clinton.

    Giữa lúc đó thì chiến hạm Hoa Kỳ tiến sát và tập trận dọc thềm lục địa Á Châu từ Biển Nhựt Bản xuống Ấn-độ dương…có lúc vào tận cảng Tiên Sa (Đà Nẳng) của Việt Nam .

    Tất cả những diễn biến đó không phải là những điều ngẫu nhiên.

    Trong bài nầy chúng tôi chỉ chú trọng đến cuộc hội-thảo tại Bộ Ngoại-giao ngày 29-9-2010 để tìm hiểu ý nghĩa và tầm quan trọng của các lời phát biểu của Henry Kissinger tại cuộc hội-thảo này (Đọc giả có thể tham khảo bài tường trình ngày 6-10-10 của Người Việt Online)

    Các ý-kiến của Kissinger phát biểu trong cuộc hội-thảo nói trên được tóm gọn như sau: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.”

    Nhân dân Việt Nam và thế giới công chính đã chờ đợi câu nói đó từ 35 năm rồi,nay mới được thốt ra từ chính cửa miệng của Henry Kissinger, vào một thời điểm và tại một địa điểm có tính toán. Bởi vậy, nó có một giá trị vô cùng quan trọng. Nó trả lại danh dự cho hàng triệu chiến sĩ tự do của VNCH, từ nguời dân đen đến cấp lãnh-đạo cao nhứt. Nó giải oan cho hàng triệu linh hồn người Việt đã hi sinh cho Tự do. Nó trả lại DANH DỰ VÀ CHÍNH NGHĨA cho toàn thể Quân Dân VNCH từng bị bọn phản chiến và truyền thông bất lương bôi lọ.

    Xin nhắc lại: Henry Kissinger là người chịu trách nhiệm về chánh sách ngoại giao của Hoa Kỳ từng đưa đến việc bán đứng VNCH cho Bắc Việt qua Hiệp-định Paris 1972, sự rút lui của Hoa Kỳ khỏi Đông dương 1975, và giao cho Trung Cộng làm “cai thầu khu vực” với bản Tuyên ngôn Thượng Hải (1972.)

    Nixon và Kissinger bị mù mắt vì cái thị-trường khổng lồ béo bỡ của Hoa Lục, không ngần ngại phản bội lại đồng minh của mình. Cảnh tượng xót xa, bẽ bàng nhứt là Đệ 7 Hạm đội Hoa Kỳ nhẫn tâm án binh bất động, đứng nhìn hải quân TC cưỡng chiếm Hoàng Sa của đồng minh VNCH hồi tháng Giêng 1974. Ngày nay, khi Trung cộng trở mặt, sử dụng Hoàng Sa làm pháo đài khống chế Đông Nam Á và Thái Bình dương thì nước Mỹ mới mở mắt và nhận thấy hối hận về sự phản bội đồng minh VNCH của mình 35 năm trước.

    Thực vậy, dân tộc Việt Nam là nạn nhân gánh chịu hậu quả thảm khóc nhứt của chánh sách Nixon-Kissinger với “Ngày 30 tháng 4 năm 1975.” Chính chánh-sách đó đã đưa gần 30 triệu nhân dân Miền Nam tự do vào cảnh điêu linh, thống khổ, nhà tan cửa nát, con mất cha, vợ mất chồng, kẻ thì bỏ xác trong ngục tù CS, người thì làm mồi cho hải tặc hoặc vùi thây dưới đáy biển. Không bút mực nào tả hết những tội ác của cộng đảng VN đối với gần 30 triệu dân Miền Nam từ 1975 đến nay.

    Lời tuyên bố của Kissinger hôm nay, tuy rất ngắn, nhưng có một ý nghĩa vô cùng quan trọng: “Sự thảm bại tại Việt Nam năm 1975 là do Hoa Kỳ chớ không phải do VNCH.”

    Bằng những lời phát biểu ngày 29-9-2010 tại ngay thủ đô nước Mỹ, lãnh đạo nước Mỹ hiện nay dường như muốn nhờ Kissinger thay mặt nước Mỹ (Bộ Ngoại giao tổ chức) nói lên lời tạ tội và sám hối của nước Mỹ đối với gần một triệu sinh linh của chế-độ VNCH đã chết oan uổng, trong đó hơn nửa triệu đồng bào vượt biên chìm dưới đáy biển, hàng trăm ngàn Dân Quân-Cán-Chính VNCH chết trong các trại tập trung lao-động khổ sai, cộng với hàng trăm ngàn vợ con họ chết trong các “vùng kinh-tế mới” vì đói rét, bệnh tật và rắn rết.

    Tại hội-nghị các Bộ-trưởng Quốc-phòng ASEAN (ADMM Plus) họp sau đó tại Hà Nội ngày 12-10-2010, Bộ-trưởng Quốc-phòng Hoa Kỳ Robert Gates đại ý tuyên bố ngay trước mủi của tên BTQ

    9 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí7 năm trước
  • THỜ CÚNG TỔ TIÊN, NÉT ĐẸP VĂN HÓA NGƯỜI VIỆT NAM?

    Người Việt Nam từ bao đời đã có một tín ngưỡng rất đáng trân trọng là thờ phụng tổ tiên, cúng giỗ cho người thân đã mất. Tín ngưỡng này là một nét đẹp của văn hoá Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

    Người Việt Nam từ bao đời đã có một tín ngưỡng rất đáng trân trọng là thờ phụng tổ tiên, cúng giỗ cho người thân đã mất. Tín ngưỡng này là một nét đẹp của văn hoá Việt Nam, cần được giữ gìn và phát huy.

    NIỀM TIN BẤT TỬ

    Các gia đình Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, to hay nhỏ tuỳ hoàn cảnh từng nhà nhưng cần đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, trên đó đặt ba bát hương, hai lọ hoa, ảnh của những người thân đã mất, hai cái dĩa đẹp để bày đồ cúng, một chai rượu, bộ ấm chén... Hàng tháng cứ ngày mùng 1 và rằm âm

    Các gia đình Việt Nam thường có bàn thờ tổ tiên, to hay nhỏ tuỳ hoàn cảnh từng nhà nhưng cần đặt ở nơi cao ráo, sạch sẽ, trên đó đặt ba bát hương, hai lọ hoa, ảnh của những người thân đã mất, hai cái dĩa đẹp để bày đồ cúng, một chai rượu, bộ ấm chén... Hàng tháng cứ ngày mùng 1 và rằm âm lịch, con cháu thắp hương cúng tổ tiên, ông bà đã khuất, dù chỉ vài bông hoa tươi, bát nước, nải chuối…

    Trong năm có nhiều ngày lễ lớn như Thanh minh tảo mộ tháng ba âm lịch, tết Đoan Ngọ tháng năm, rằm tháng bảy xá tội vong nhân, tết Trung thu, tết Nguyên đán... là dịp để các gia đình tổ chức cỗ bàn, bánh trái cúng bái tổ tiên, gặp gỡ bà con, thăm hỏi họ hàng.

    Đối với người Việt, kỷ niệm ngày sinh không quan trọng bằng ngày giỗ người thân, điều này là nhằm đề cao tình cảm và tri ân sự nghiệp của người đã khuất. Thông thường sau tang lễ người đã mất, gia đình làm lễ cúng ba ngày, rồi 49 ngày, đến giỗ đầu thì làm rất trang trọng. Sau đó, hàng năm cứ đúng ngày người thân đã mất gia đình đứng ra tổ chức ngày giỗ, mời bà con họ hàng đến cúng bái và ăn giỗ.

    Dù gia đình nghèo cũng có mâm cơm, thắp hương cúng bái, mời vài người thân đến dự. Sự vắng mặt của họ hàng trong những ngày giỗ là nỗi khổ tâm của gia chủ và cũng là sự ân hận của những người được mời mà không đến dự được (vì họ cũng coi đây là trách nhiệm cần có mặt trong những ngày trọng đại).

    Nguyên nhân sâu xa của việc thờ cúng ông bà tổ tiên, cúng giỗ người thân đã mất là đối với người Việt Nam, chết chưa phải là hết, nhiều người vẫn cho rằng có sự hiện diện của tổ tiên trong cuộc sống thường ngày của gia đình. Họ tin tưởng vào sự phù hộ của tổ tiên đối với họ. Đối với những việc trọng đại xảy ra trong gia đình, gia chủ cúi đầu khấn vái tổ tiên, trước là để trình bày sự kiện, sau là xin tổ tiên phù hộ.

    LẤY QUÁ KHỨ VUN ĐẮP TƯƠNG LAI

    Trước tiên, việc thờ phụng tổ tiên thể hiện lòng tri ân đối với công ơn của ông bà cha mẹ đã khuất. Thứ hai, giúp cha mẹ giáo dục con cháu lòng biết ơn tổ tiên, dòng họ của mình. Sau nữa, cúng giỗ tạo cơ hội tốt nhất để phát triển mối quan hệ anh em, họ hàng cùng dòng họ, cùng nguồn gốc máu mủ.

    Ngày giỗ, ngày tết là những dịp tập hợp đầy đủ họ hàng, thân thích gần xa, trước là để cúng bái tổ tiên, sau là để chuyện trò, thăm hỏi, chia sẻ vui buồn, khó khăn, tìm cách giúp đỡ nhau. Ngay ở thành thị, vẫn có phong tục hàng năm cứ dịp tết Nguyên đán, anh em cùng dòng họ tập hợp nhau về quê thắp hương ở nhà thờ tổ và đi tảo mộ.

    Do vậy, những ngày giỗ tết của gia đình không cần mâm cao cỗ đầy, điều quan trọng là khi chúng ta cúng bái tổ tiên thì phải tự hứa không làm ô danh họ, biết nối tiếp truyền thống dòng họ, làm tốt nghĩa vụ người con trong gia đình, người công dân của đất nước. Đây cũng là một dịp để giáo dục con cái biết phát huy và làm rạng rỡ công đức các thế hệ đã qua.

    ĐỪNG BIẾN TÍN NGƯỠNG THÀNH MÊ TÍN

    Có những kẻ đã lợi dụng tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, giỗ chạp để bói toán, lên đồng, giải hạn… Có những gia đình hay đi xem bói để hỏi họ cần làm gì để tổ tiên phù hộ… không chỉ tốn tiền tốn của, mà còn làm phát triển nạn mê tín dị đoan, có hại cho xã hội.

    Chúng ta cũng không ủng hộ những gia đình giàu có, có chức có quyền (nhiều khi do mưu mô xảo quyệt, thất đức mà đạt được) nhân dịp giỗ tết của gia đình đã tổ chức linh đình, làm cỗ sang trọng, mời nhiều khách đến dự, đặc biệt là cấp trên có quyền lực. Họ muốn thông qua việc tổ chức giỗ tết, ăn uống để giải quyết các mối quan hệ làm ăn, lợi dụng phong tục thờ cúng tổ tiên để mưu lợi cho cá nhân và gia đình, chứ không phải từ lòng thành tâm đối với ông bà cha mẹ đã khuất. Chắc chắn tổ tiên họ không thể phù hộ cho những ý định xấu xa ấy.

    Chúng ta cũng không ủng hộ hiện tượng gia đình chủ nghĩa, dòng họ chủ nghĩa, cậy uy thế dòng họ để bắt nạt người khác, lợi dụng ưu thế thân thích để tìm kiếm chức tước, danh vị, đặc quyền…

    Thờ phụng tổ tiên là nhớ đến công đức của ông cha nhiều đời. Từ đó, anh em máu mủ ruột thịt cùng nhau đoàn kết, giúp nhau làm điều thiện, tránh điều ác. Ý nghĩa tinh thần của tình cảm ấy sẽ trở thành sức mạnh vật chất, giúp cá nhân và các thành viên vượt lên mọi khó khăn để xây dựng gia đình hạnh phúc.

    Chúc các bạn hưởng một mùa Xuân truyền thống vui vẻ và mọi việc hanh thông.

    1 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Xin cùng chia sẻ với các bạn?

    Sống tốt với cái đang có.

    ***

    Cô bạn tôi bị té xe hồi chiều, ban đầu trông có vẻ bình thường. Một lúc sau thì choáng váng. Khi được đưa vào bệnh viện Chợ Rẫy thì bác sĩ cho biết là bị xuất huyết não, phải giải phẫu ngay tức khắc.

    Giải phẫu xong, cô được đưa vào nằm ở tầng thứ hai. Nghe nói đến tầng lầu này ở bệnh viện Chợ Rẫy thì phần đông đều nghĩ đến những chuyện ít may mắn, có vào, khó ra.

    Lúc tôi bước vào căn phòng này, cái cảm giác đầu tiên là khó thở, với hai dãy giường bệnh vừa được làm phẫu thuật xong. Hầu hết đều không được lành lặn bình thường và nằm bất động. Cô bạn của tôi là một trong những cái xác không hồn đó. Ðầu cạo trọc, trên người được đắp một chiếc áo bệnh viện màu xanh, và nếu không biết trước thì chắc cũng khó nhận ra đươc đó là một người đàn bà giàu có, xinh đẹp ở Mỹ về, xài tiền như nước.

    Tôi chỉ biết đứng yên nhìn cô ta, và trong lòng hoang mang cảm khái. Cô vẫn mê man, chưa biết sống chết thế nào. Bác sĩ cho biết là có thể hôn mê trong nhiều ngày.

    Năm ngày sau thì cô tỉnh dậy. Vậy là cô đã thoát chết. Mấy hôm sau thì cô được chồng đem về Mỹ. Hai tháng sau, tôi có việc qua Mỹ và ghé thăm cô tại nhà. Bây giờ thì tóc đã mọc lại khá dài, che hết phần sọ bị cưa. Nhan sắc đã được phục hồi, trở lại một người đàn bà duyên dáng hoạt bát. Cô kể lại cho mọi người nghe về chuyện tai nạn và cô nói: “Trước khi lên bàn mổ, mình nghĩ chỉ cần được sống là đủ và sẽ không bao giờ đòi hỏi bất cứ một điều gì khác.”

    Hôm sau, tôi theo cô bạn đến phòng khám bệnh của một bác sĩ đươc giới thiệu để cô tái khám. Cô bạn bước vào phòng, tươi cười chào hỏi và để tập hồ sơ bệnh lý của cô lên bàn. Vị bác sĩ đọc qua hồ sơ và hỏi cô: “Thế bây giờ bệnh nhân bị mổ ở đầu đang ở đâu?”. Cô bạn có hơi ngạc nhiên, nhưng sau đó hiểu ra, cô trả lời ”Chính là tôi.”

    Vị bác sĩ trợn mắt nhìn cô, chỉ nói được một câu: ”Không thể tưởng tượng được, nếu thế thì quả là một phép lạ.”

    Sau khi khám lại vết thương, hỏi cô nhiều điều, bác sĩ cho biết tình trạng sức khỏe hoàn toàn bình thường và bảo cô ký vào một tờ giấy gì đó. Cô cầm bút, nhưng thay vì ký vào chỗ đã có đánh dấu sẵn, thì cô ký lệch mấy phân vào phía dưới. Bác sĩ cười bảo: ”Ðấy là điều duy nhất còn sót lại mà cô cần phải chữa” và cho cô một cái hẹn khác.

    Cô bạn tôi ra về với những nét băn khoăn hiện ra trên mặt. Tôi an ủi, và nhắc lại lời cô nói sau khi tỉnh dậy, miễn được sống mà thôi. Cô trả lời: ”Lúc đó thì nghĩ như thế thật, nhưng khi được sống rồi thì muốn những điều tốt hơn, mình nghĩ con người chắc ai cũng thế.”

    Ðúng. Con người ai cũng thế. Cái mơ ước của cô bây giờ là mong nhận được một cái cô đã có từ trước, và đã đánh mất. Cô chỉ mong được ký đúng vào chỗ có đánh dấu không bị lệch ra ngoài do thần kinh không kiểm soát được mà thôi.

    Ðấy là một tai nạn ngoài ý muốn đã làm cô bị một hậu quả nhỏ như thế, nhưng cũng có những trường hợp mình tự ý quẳng đi một vật sở hữu của mình, cuối cùng lại ao ước được có lại như cũ.

    Ở đời có nhiều cái mơ ước rất bình thường. Bị một vết xước trên thân thể cũng đã làm mình khó chịu và chỉ mong lành lặn lại như cũ. Lúc sở hữu một cái tầm thường thì không quan tâm, quý trọng, đến khi mất thì tiếc nuối và chỉ muốn được lại cái mình đã có từ trước.

    Nhiều cặp vợ chồng cũng mất hạnh phúc vì cứ nghĩ là mình phải được hơn như thế, vợ đòi hỏi chồng phải hơn như thế và ngược lại, cho đến khi tan vỡ, ân hận thì đã quá muộn màng.

    Mơ ước cái mình chưa có cũng là chuyện bình thường, nhưng nếu ước mơ không đạt được thì cũng không sao. Mơ ước được giàu sang phú quý, cũng không hình dung được giàu sang phú quý đến như thế nào. Một người con gái mơ có tiền để sửa sắc đẹp, chưa biết sẽ đẹp như thế nào, và nếu không thực hiện được ước mơ thì cũng đành quên đi. Nhưng nếu một hôm cô ta bị gẫy một chân, thì mơ ước của cô chỉ là làm sao có được đôi chân lành lặn như cũ mà thôi.

    Tôi có một người bạn khác, một hôm phải vào bệnh viện và kết quả cho biết là anh ta bị sưng túi mật rất nghiêm trọng phải giải phẫu gấp mới an toàn tính mệnh. Lúc chúng tôi vào thăm anh ở bệnh viện thì được biết anh đã được an toàn và chỉ vài ngày sau có thể xuất viện về nhà. Anh nói với tôi: ”Có thế này mới biết được chúng ta luôn luôn đứng trên ngưỡng cửa của cái chết mà không biết. Có thế này mới thấy nên có một quan niệm về đời sống thực tế hơn.”

    Anh nói thì thế, nhưng khi lành bệnh, trở lại làm việc một thời gian thì anh ta vẫn chẳng khác gì ngày xưa, không có chút nào đổi thay.

    Ngài Ðạt Lai Lạt Ma có một câu nói rất hay và đơn giản: ”Có nhiều người sống mà không nghĩ là mình sẽ chết. Ðến khi sắp chết, mới chợt nhận ra là mình chưa sống!”. Nói là đơn giản, nhưng không phải ai cũng hiểu sâu xa ý nghĩa của câu nói đó. Người ta không bao giờ mơ ước bình thường.

    Hãy sống tốt với cái mình đang có.

    Hoàng Tá Thích

    1 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Xin chia sẻ cùng các bạn một câu chuyện đời thường?

    Chuyện Đời Thường

    Sáng nay một bệnh nhân nam 50 tuổi, làm ruộng, quê ở Tiền Giang đến khám bệnh xin thử mỗi đường huyết. Mình mới hỏi :

    - Sao chú muốn thử đường huyết?

    - Vì tôi sụt cân nhanh, người ta nói do bệnh tiểu đường.

    - Đã bỏ công từ quê lên đây, sao chú không khám tổng quát luôn? Giả sử thử máu có kết quả bị đái tháo đường thì cũng phải xem chức năng gan, chức năng thận, và đánh giá biến chứng mới điều trị được chứ.

    Mình vừa giải thích vừa nhìn bệnh nhân, và mình hiểu vẻ ngập ngừng đắn đo ấy, có lẽ bệnh nhân nghèo.

    - Dạ, thử hết mấy thứ đó bao nhiêu bác sĩ?

    - Bệnh viện công giá rẻ lắm. Chú đi thử đi.

    Khi mình cầm kết quả phim phổi trên tay, tự nhiên mình nghẹn lời. Dù rằng mỗi ngày mình tiếp xúc với rất nhiều bệnh nhân với đủ loại bệnh tật khác nhau.

    - Chú hút thuốc nhiều không?

    - Cỡ 1 gói 1 ngày. Bữa nào buồn hút nhiều hơn.

    - Chú uống rượu nhiều không?

    - Mỗi ngày, nhưng chủ yếu vui chơi với anh em, người vài xị.

    - Chú có vợ con gì không?

    - Dạ, một vợ, 3 con. Nhưng nhà có vài công ruộng, nên tụi nó bỏ lên Bình Dương làm công nhân hết rồi.

    - Cháu nghĩ chú nên qua khám bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.

    - Tôi bị lao hả bác sĩ.

    - Cháu cũng hy vọng là lao. Nhưng ....

    - Bác sĩ cứ nói đại đi. Tôi ở quê lên khám bệnh cực lắm.

    - Cháu cũng nghĩ đây là khối u. Nhưng chú biết đó, có u lành u ác. Mà u ác bây giờ có thể trị được.

    - Ý bác sĩ là ung thư phổi hả?

    - Chưa chắc đâu. Phải làm thêm xét nghiệm, sinh thiết ... mới có thể kết luận.

    Một khoãng im lặng kéo dài. Mình nhìn khuôn mặt bệnh nhân từ trắng bệch chuyển sang tím tái và khoãng 15 phút sau mới trở lại như bình thường.

    - Ung thư phổi thì sống được bao lâu bác sĩ?

    - Chưa chắc đây là ung thư. Nhưng nếu là ung thư thì có thể vài tháng, vài năm... Tuỳ vào cơ địa mỗi người, tuỳ vào đáp ứng điều trị.

    - Tại sao lại là tôi chứ?

    - Tại sao không là chú?

    - Tại ....

    Lại một khoãng im lặng kéo dài. Mình không nỡ mời bệnh nhân kế tiếp dù sáng thứ hai rất đông.

    - Tôi về bỏ thuốc lá và rượu có thể cứu vãn được không?

    - Cháu nghĩ, bỏ được thì tốt. Nhưng bây giờ việc này không còn ý nghĩa nữa rồi.

    Mình vẫn hay tự hỏi : Rượu bia và thuốc lá có điều gì hấp dẫn đến vậy, nhưng không có câu trả lời.

    Lúc trước mình còn ngạc nhiên khi thấy Việt Nam là nước tiêu thụ rượu bia và thuốc lá lớn nhất thế giới, bây giờ thì mình không còn ngạc nhiên nữa. Vì đã hiểu một phần. "Vui cũng nhậu, buồn cũng nhậu, không vui không buồn cũng nhậu", hình như rất đúng khi mô tả con người Việt Nam. Mỗi chiều tối đi làm về thấy quán nhậu nào cũng đông nghẹt khách. Hết chén chú rồi đến chén anh.

    Rồi một ngày nào đó bệnh tật kéo đến. Có những bệnh có thể chữa lành, có những bệnh tiền mất rất nhiều nhưng không thể cứu vãn. Dù vẫn biết ung thư là "trời kêu ai nấy dạ", nhưng mình không tin là mỗi ngày mình sống không tác động gì đến nó. Bạn thử nhìn xem, một người béo phì, ăn nhiều lười tập thể dục...làm sao mà không đủ thứ bệnh về chuyển hoá, một người suốt ngày hút thuốc uống rượu làm sao tránh khỏi ung thư phổi, xơ gan? May mắn lắm cơ địa người đó đặc biệt.

    - Bây giờ tôi phải làm sao?

    - Bây giờ cháu cho thuốc tiểu đường cho chú, còn bệnh phổi chú phải qua bên Phạm Ngọc Thạch, bên đó chuyên hơn.

    - Bác sĩ có thể nói cho tôi biết, tôi có thể sống bao lâu nữa không để tôi thu xếp nhà cửa.

    - Cháu nói thật, không dám chắc chắn về điều gì. Có những thứ hôm nay đúng, ngày mai lại sai. Có những thứ ngỡ là phước nhưng lại là hoạ. Điều quan trọng bây giờ không phải là chú sống bao lâu, mà sống có thật sự sâu hay chưa?

    - Sống thật sâu?

    - Đúng rồi. Chú còn rất nhiều thời gian để suy nghĩ về điều đó. Ví dụ như có bao giờ chú đến quỳ bên gối mẹ của chú và thì thầm lời cám ơn? Ví dụ như có bao giờ chú chở ba chú qua con đường làng nơi ngày xưa ba chú dẫn chú đi học? Ví dụ như có bao giờ chú cám ơn người vợ rất mực dịu hiền và chung thuỷ đã đi với chú gần ấy năm mà không một tiếng than van dù chú nát rượu và nghiện khói thuốc?

    - Bác sĩ ... Tôi ... Tôi chưa từng nghĩ đến điều đó.

    - Chú có bao giờ quan tâm đến những đứa con mình? Chú có nghĩ rằng một lời hỏi han của chú thôi đủ làm họ hạnh phúc?

    - Ơ ...

    3 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Xin gửi đến các bạn trên diễn đàn website nầy?

    Hãy sống trong hạnh phúc dù cuộc đời không như la mơ.

    Nữ nhà văn Mỹ Hellen Keller đã từng nói: “Tôi đã khóc vì không có giày để đi cho đến khi tôi nhìn thấy một người không có chân để đeo giày.”

    Nếu bạn hỏng xe dọc đường, phải cuốc bộ vài dặm mới tìm ra được người giúp đỡ - Hãy nghĩ tới những ai liệt cả đôi chân, luôn khao khát được bước đi như bạn.

    Đó là lúc khó khăn của bạn, đôi chân của bạn có thể đưa bạn đến bất cứ nơi đâu, đó là hạnh phúc và may mắn khi bạn sinh ra trên đời được có quyền đứng trên đôi chân của mình để đi. Khi không may đôi chân phải nặng nề hơn trên con đường đang bước thì hãy chớ vội nản lòng, khó chịu bởi đằng kia có rất rất nhiều người đang khao khát được bước và được đi như bạn dù chỉ một bước chân....

    Nếu bạn cảm thấy đời mình bị mất mát và băn khoăn về ý nghĩa kiếp người - Xin bạn hãy biết ơn cuộc sống vì có nhiều người đã không được sống hết tuổi trẻ của mình để có những trải nghiệm như bạn.

    Đừng bao giờ nghĩ rằng mình kém may mắn trong cuộc đời này, hãy biết trân trọng từng phút giây khi được sinh ra trên cuộc đời này.

    Nếu bạn cảm thấy mình là nạn nhân của những ai hay cay nghiệt, dốt nát, nhỏ nhen, nghi kỵ - Hãy nhớ rằng việc đời có khi còn tệ hại hơn thế rất nhiều.

    Sống là động nhưng lòng không dao động.

    Mỗi sớm mai thức dậy việc đầu tiên mà ta phải làm là hãy nở một nụ cười thật tươi để trả lại cho cuộc sống đã cho ta được sinh ra trên cuộc đời này, có được một đôi chân vững chãi để bước đi, có được một đôi tay lành lặn để ôm ấp những người mà ta yêu thương, có được một đôi mắt sáng để nhìn ngắm thế giới xung quanh, có được niềm tin và nghị lực trong mỗi chặng đường đời để cảm thấy mình hạnh phúc dù ở trong hoàn cảnh nào. Hãy biết nâng niu và trân trọng từng phút giây mà bạn đang có để biết yêu thương được đong đầy như thế nào trong cuộc đời mình.

    HIỆN TẠI CỦA BẠN ĐANG LÀ MỘT NIỀM MƠ ƯỚC CỦA NHIỀU NGƯỜI, XIN HÃY TRÂN TRỌNG VÀ SỐNG TRỌN VẸN NGAY THỰC TẠI, BÂY GIỜ VÀ Ở ĐÂY

    2 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác7 năm trước
  • Xin gửi các bạn đọc để thư giản...?

    Tâm Chay

    Bùi Kim Sơn

    ***

    white rose images

    Họ là hai anh em, tuổi đã cao, trên dưới tuổi về hưu. Người anh sống ở Sài Gòn còn người em sống ở một thành phố lớn miền Trung. Do tuổi tác cũng kề nhau, cùng trong một thế hệ, nên hai anh em rất đồng cảm và thường xuyên điện thoại thăm hỏi nhau.

    Một hôm, trong lúc chuyện trò với người anh, người em vui miệng kể rằng ra chợ lựa mua trái cây về cúng Phật thường hay bị người bán lợi dụng lúc mình lơ là, tráo trái cây hư vào. “Anh biết không, mấy cô bán hàng cứ tưởng em ngu ngơ không để ý, đâu biết rằng chẳng có gì qua được mắt mình, tuy nhiên do thấy tội cho họ phải gánh chịu nhiều trái cây hư nên em phải giả đò không biết để chia sẻ bớt!”. Và người em nghĩ rằng người anh nghe chuyện lòng sẽ vui vì hành động biết nghĩ tới người khác của mình.

    Nhưng không, người anh nghe xong điềm tĩnh bảo người em: “Không được, em làm vậy là sai rồi, vì khi em làm vậy tưởng là mình giúp người nhưng thực ra lại làm cho họ mang tội lừa đảo, không trung thực. Như vậy không phải là giúp người mà chính là hại người! Anh cũng giống em, chỉ khác một chút là khi mua đồ, anh luôn tự mình chọn lấy một vài trái cây hư, đồ hộp móp để cùng chia sẻ chút hư hao với người, không để cho người mắc phải tật gian dối”. Người em nghe xong, ngậm ngùi.

    Một thời gian sau, nhân lúc rảnh rỗi, người em lại điện thoại thăm hỏi người anh. Và trong cuộc trò chuyện, người em kể rằng trong những lúc trà dư tửu hậu, có đem câu chuyện trao đổi hôm trước ra kể cho các bạn bè thân hữu nghe, và một người bạn thân nghe xong đã phát biểu rằng, “Tâm đó mới đúng là tâm chay!”.

    Người anh chỉ cười và cũng chẳng quan tâm gì lắm. Vì, một là, chuyện trò đã qua xong rồi thì thôi, chẳng lưu giữ trong lòng làm chi. Hai là, người anh cũng chẳng tin tưởng gì lắm về lời phát biểu cùng buổi họp mặt của người em, tất cả đều có thể có và cũng có thể không. Có thể chỉ là phịa ra một chút cho vui. Và ba là, chỉ có chân tâm diệu hữu chớ làm gì có tâm chay.

    Thế nhưng, một ngày nọ, nhân dịp thuận tiện, người anh về thăm người em. Trong buổi cà phê hàn huyên cùng các thân hữu, có mặt cả “tác giả” của hai chữ “Tâm chay”. Người bạn này kể lại chuyện và lúc đó người anh mới biết rằng em mình kể chuyện tâm chay là thật. Người anh rất vui và lòng vô cùng cảm ơn người bạn này vì nếu trong những lúc trà dư tửu hậu anh ta cứ kể chuyện này thì ít ra cũng nhắc nhớ được cho nhau về cách sống làm sao cho đúng với đạo làm người, cho dù chỉ bằng những hành vi nhỏ nhặt nhất.

    Chợt nhớ đọc trong sách xưa, có kể chuyện một vị đạo sĩ mang ơn một người nên muốn tặng cho thuật biến than thành vàng ròng. Người này ngẫm nghĩ một chút rồi hỏi thuật này có giá trị trong bao lâu. Vị đạo sĩ cho biết là 500 năm. Nghe vậy, không chút đắn đo, người này lập tức trả lời rằng: “Vậy là sau 500 năm nữa vàng sẽ trở lại thành than, và người ôm số vàng đó sẽ vô cùng khổ đau vì mất mát và tiếc của. Cảm ơn tiên sinh, nhưng tôi không nhận thuật này vì tôi không muốn cho người khác phải khổ đau, cho dù là sau 500 năm!”.

    Chao ôi, đọc chuyện mà thấy vô vàn kính mộ cho tấm lòng của người xưa. Thật sự thì đời nay cũng không phải là không có những tấm lòng như vậy. Như Leon Tolstoi, nhà đại văn hào Nga, với câu nói bất hủ “Hạnh phúc của một người là làm cho người khác được hạnh phúc”. Hay như một tác giả Pháp với câu: “On ne peut donner son bien, mais on peut donner une partie de son coeur” (tạm dịch: Dẫu ta không thể đem cho người tài sản của cải, nhưng ta vẫn có thể trao cho người một phần của trái tim mình).

    Mong sao cho chúng ta có được “Tâm chay” và biết trao cho người một phần của trái tim mình.

    HAVE A NICE DAY

    Lính thuỷ, sưu tầm

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Gởi đến các bạn để chúng ta cùng đọc và nghiền ngẫm?

    Tư tưởng và giáo dục

    ***

    Trong lịch sử loài người, tư tưởng của một ai đó được chính người này hay nhiều người khác dùng tư tưởng đó để cổ xúy cho mọi người cùng hưởng ứng hành động theo.

    - Nếu tư tưởng mang tính hiện thực như chính trị, xã hội, triết, giáo dục … thì nó được gọi là chủ nghĩa [主義; E;F: doctrine]. Cách ghép theo tiếng Anh với tiếp vĩ ngữ (suffix) là –ism, ví dụ: chủ nghĩa cộng sản (communism), chủ nghĩa dân tộc (nationalism), chủ nghĩa nam nữ bình quyền (feminism), chủ nghĩa nhân văn (humanism), chủ nghĩa phát xít (fascism), chủ nghĩa siêu thực (surrealism), chủ nghĩa vô chính phủ (anarchism), chủ nghĩa xã hội (socialism).

    - Nếu tư tưởng mang tính siêu thực, thì nó được gọi là tín ngưỡng [信仰; E: faith; F: foi] hay tôn giáo[宗教; E;F: religion].

    Sở dĩ những tư tưởng đó được gọi là chủ nghĩa, tín ngưỡng, tôn giáo mà không gọi là chân lý [真理; E: truth; F: vérité] là vì các tư tưởng này có nhiều sơ hở khi có phản biện trên nhận thức, và có nhiều lạm dụng thủ lợi cho cá nhân hay cho những nhóm người nào đó trên hành động khi dựa vào tư tưởng này.

    Nói cách khác, chủ nghĩa-tín ngưỡng-tôn giáo mang tính giáo điều, chủ quan, thường lấy giáo dục niềm tin [念信; E: belief; F: croyance] làm chính. Vì thế, có thể nói loại giáo dục này mang tính nhồi sọ, và sự tồn tại của nó phụ thuộc vào không-thời gian cho tới chừng nào mà con người có được sự tự chủ với tầm nhìn khách quan. Chân lý hay lẽ thật không khác gì hơn là những thấy biết có thể thách thức trong mọi phản biện ở mọi nơi, mọi lúc; và truy cho cùng chân lý chỉ có thể đến với những ai luôn khao khát nơi chính mình về một tự do nội tâm.

    Cực đoan là một thứ bệnh hoạn tinh thần, mà giáo dục nhồi sọ lại là thứ giáo dục cực đoan. Vì thế, giáo dục nhồi sọ rất tai hại cho con người bình thường, đặc biệt là các trẻ thơ. Tuy nhiên, giáo dục nhồi sọ rất lợi ích cho những ai mắc phải căn bệnh chấp thủ, cho tới lúc những người này lấy lại sự cân bằng trong nhận thức.

    Trên thực tế, trong một cộng đồng con người, luôn luôn có nhiều căn tính khác nhau, thường thì dở nhiều-giỏi ít, dân nhiều-quan ít: “một người tính, chín người làm”. Vì thế, trước một tư tưởng lệch lạc được cổ xúy, số nhiều người kém suy nghĩ hưởng ứng ngay, số ít thì thấy ra nhưng không thể đi ngược lại mà đành chịu và chờ thời cơ để có những đổi thay.

    Do đó, chúng ta cần phải hiểu ra và có cách ứng xử cho phải lẽ nhau cho dù ở trong hoàn cảnh nào; điều này lại đáng suy nghĩ về hình ảnh của một nước Đức với chủ nghĩa phát xít, một nước Nga với chủ nghĩa cộng sản; cho dù bị chi phối bởi các chủ nghĩa tai hại, đặc biệt về giáo dục, họ vẫn đi tới với nhiều thành quả đáng kinh ngạc; phải chăng công lao này thuộc về những người trí thức âm thầm hành động với lương tâm và yêu chuộng chân lý?

    MT

    3 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác8 năm trước
  • Vừa qua QH VN đã thông qua bản Hiến Pháp của nước CHXHCN VN, nhưng nhiều người cho rằng nó chỉ là Đảng Pháp?

    “Đảng pháp”

    Điều 119 khoản 1 Hiến pháp 2013 quy định như sau: “Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.”

    Vậy cái “Cương lĩnh của Đảng” mà ông Phó chủ tịch Quốc hội nói đó là gì? Nó có phải là một văn bản pháp luật không? Và nếu “không” thì nó thực sự có giá trị gì trong hệ thống pháp luật Việt Nam? Hoặc giả nếu “có” thì sao?

    Ông TBT Nguyễn Phú Trọng cho biết như sau: “Hiến pháp … là văn kiện chính trị pháp lý quan trọng vào bậc nhất sau Cương lĩnh của Đảng!”

    Thật sự không ai hiểu nổi ông TBT muốn nói gì và càng ngạc nhiên hơn khi ông Phó chủ tịch Quốc hội cũng tuyên bố rằng “Bản Hiến pháp sửa đổi lần này đã thể chế hóa Cương lĩnh của Đảng.”

    Chẳng lẽ cần hiểu rằng “Nhà nước là Ta; Hiến pháp là Ta; Pháp luật cũng chính là Ta”. Và cái “Ta” đó là Đảng Cộng sản? Nếu thế thì đâu cần gọi là Hiến pháp; phải gọi là “Đảng pháp” mới đúng!

    Đảng CSVN cuối cùng đã hất một gáo nước lạnh tạt thẳng vào mặt nhân dân.

    Nhưng Đảng thực sự đã lầm to! Nhân dân đưa quý vị lên được thì nhân dân cũng có thể hạ quý vị xuống được.

    Đảng CSVN hôm nay có thể hân hoan vỗ tay trong “giờ phút lịch sử” trọng đại nhưng nên nhớ rằng việc biểu quyết Hiến pháp hôm nay đang đưa đất nước này và chính Đảng CSVN vào ngõ cụt, bế tắc.

    Các đại biểu Quốc hội sẽ phải trả lời trước lịch sử, trước Tổ quốc, trước nhân dân cho hành động hôm nay khi ngày phán xét đến.

    (Theo BBC - Bài viết phản ánh quan điểm riêng và văn phong của tác giả, một luật sư sống tại Canada.)

    Vậy nhận định của bạn như thế nào về điều nầy?

    5 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác8 năm trước
  • Nhân ngày lễ Tạ Ơn của nhân dân Mĩ vào thứ Năm vừa qua, mời các bạn đọc lại lời Tuyên bố của Tù Trưởng Seat?

    Thanksgiving 2013: Bài diễn văn bi tráng của vị tù trưởng Seattle khi ký hiệp ước 1854 - www.HoPhap.Net

    (Hình minh họa chụp lại từ The Huntington Library, Art Collections - Grand Opening Day Nov. 2013 - by Chánh Kiến)

    Bầu trời trên kia đã nhỏ xuống không biết bao giọt lệ xót thương cho dân tộc tôi qua hàng bao thế kỷ, và những gì có vẻ vĩnh cửu và bất dịch đều có thể đổi thay. Ngày hôm nay trời đẹp. Ngày mai nó sẽ có mây mù bao phủ. Nhưng những lời tôi nói cũng giống như những vì tinh tú sẽ chẳng bao giờ thay đổi. Bất cứ điều gì Seattle nói, ngài tù trưởng vĩ đại tại Washington có thể tin tưởng một cách chắc chắn như mặt trời sẽ mọc ngày mai hay bốn mùa sẽ tuần hoàn.

    Vị thủ lãnh da trắng có nói rằng ngài Đại Tù Trưởng ở Washington gửi cho chúng tôi lời chào mừng hữu nghị và thiện ý. Thiệt là một điều quý hóa vì chúng tôi biết rằng ngài đâu có cần đến chút tình hữu nghị của chúng tôi đâu. Dân của ngài đông quá, nhiều như những ngọn cỏ che phủ những cánh thảo nguyên bát ngát. Còn dân tôi thì ít ỏi, giống như những cụm cây xơ xác còn trơ lại sau cơn bão tố. Ngài thủ lãnh Da Trắng vĩ đại, và vì vĩ đại nên tôi cũng cho là nhân ái, đã gửi lời là muốn mua đất đai của chúng tôi nhưng vẫn sẵn lòng chừa lại một khoảng đất để cho chúng tôi có thể sống thoải mái. Đề nghị này trông ra có vẻ công bằng, và độ lượng, vì người Da Đỏ đâu còn có chút quyền gì đâu để đòi hỏi người ta phải kính trọng, và đề nghị này cũng có vẻ khôn ngoan, vì chúng tôi đâu còn cần một lãnh thổ mênh mông nữa.

    Ngày xưa đã có lúc dân tôi sống ngập tràn trên lãnh thổ này như những đợt sóng biển được gió gợn đang che phủ trên thềm đ���i dương, nhưng ngày xưa đó đã qua lâu rồi cùng với những bộ tộc vĩ đại, và ngày nay chỉ còn lại là một ký ức thê lương. Tôi sẽ không nói đến chuyện này hay khóc thương gì nữa về sự suy tàn không đúng lúc, hay trách móc những người anh em mặt trắng đã làm cho sự suy tàn xảy ra mau chóng hơn, vì cả chúng tôi nữa cũng có phần đáng trách.

    Tuổi trẻ thì bồng bột. Khi những thanh niên của chúng tôi nổi giận vì những điều sai trái xúc phạm tới chúng tôi, dù đó là những điều xúc phạm có thật hay tưởng tượng, và khi họ dùng sơn đen vẽ vằn vện lên mặt, hành động đó cho thấy tấm lòng của họ cũng đã bị nhuộm đen và họ trở nên hung dữ và tàn bạo đến nỗi những trưởng lão và những bà mẹ cũng không ngăn cản nổi họ. Chuyện đó đã xảy ra. Chuyện đó đã xảy ra khi những người da trắng bắt đầu dồn tổ tiên chúng tôi về hướng tây. Nhưng chúng ta hãy hy vọng là sự thù địch đó giữa chúng ta sẽ không bao giờ xảy ra nữa. [Vì] chúng tôi sẽ mất hết và chẳng thu hoạch được lợi lộc gì. Sự trả được thù vẫn được giới thanh niên xem là có lợi, dù phải trả bằng ngay chính tính mạng của họ; nhưng những người lớn tuổi ở nhà trong lúc chiến tranh, và những bà mẹ có con chết trận, hiểu rõ hơn cái giá phải trả cho sự trả thù.

    Người cha nhân từ của chúng ta ở Washington--tôi nay cho rằng Người là cha của quý anh cũng như của chúng tôi, vì khi Vua George đẩy biên giới của Anh quốc xa hơn về hướng bắc--người cha vĩ đại và nhân từ của chúng ta, đã nhắn nhủ chúng tôi là nếu chúng tôi làm theo những điều người muốn, thì người sẽ bảo vệ chúng tôi. Những chiến sĩ can đảm của người sẽ trở thành bức tường thành vững chắc bảo vệ chúng tôi, những chiến hạm kỳ diệu của người sẽ đậu đầy trong hải cảng của chúng tôi, khiến cho những kẻ thù thâm căn cố đế ở phía bắc của chúng tôi--bộ tộc Haidas và Tshimsian[1]--sẽ phải khiếp sợ không dám dọa nạt đàn bà, trẻ con và người già của chúng tôi nữa. Và như vậy, trên thực tế, Người là cha của chúng tôi và chúng tôi là con dân của người. Nhưng liệu điều đó có thể xảy ra không?

    Thượng đế của quý vị không phải là Thượng đế của chúng tôi! Thượng đế của quý vị yêu thương con dân của Ngài và ghét bỏ dân tôi! Thượng đế của quý vị dang cánh tay vững mạnh và yêu thương ra để ôm lấy người con dân mặt trắng và cầm tay dẫn dắt như người cha dẫn đứa con còn nhỏ dại. Nhưng nếu những người Da Đỏ là con của Ngài, thì chúng cũng đã bị Ngài từ bỏ. Thượng đế của chúng tôi, vị Đại Linh Thần, dường như cũng đã từ bỏ chúng tôi. Thượng đế của quý vị giúp cho quý vị mỗi ngày mỗi trở nên mạnh mẽ hơn. Chẳng bao lâu dân của quý vị sẽ ở tràn đầy trên đất này, còn dân tôi thì sẽ tàn lụi đi như nước thủy triều rút xuống mà không bao giờ trở lại. Thượng đế của người da trắng không thể yêu thương hay bảo bọc dân tôi. Dân tôi là những đứa trẻ mồ côi không nơi nương tựa. Như vậy thì làm sao mà chúng ta có thể trở thành anh em cho được? Làm sao mà Thượng đế của quý vị trở thành Thượng đế của chúng tôi giúp chúng tôi khôi phục lại sự hưng thịnh và đánh thức giấc mơ quang phục? Nếu chúng ta có một vị Cha chung ở trên trời, thì Ngài là một người cha thiên vị, chỉ lo cho những đứa con da trắng.

    3 Câu trả lờiVăn hóa & Xã hội - Khác8 năm trước
  • Bạn nhận định như thế nào về việc nầy, nó nói lên điều gì?

    Ý : Giáo hoàng Phanxicô khiến mafia tức giận

    ***

    REUTERS/Max Rossi

    Dịch: Trọng Thành

    Trả lời báo Ý tuần này, một trạng sư nổi tiếng nghiêm khắc, lãnh đạo một cơ quan tư pháp chống mafia ở miền nam nước Ý, cảnh báo : Giáo hoàng Phanxicô đang ở trong tình trạng nguy hiểm. Lên nắm quyền lãnh đạo Giáo hội Công giáo từ đầu năm nay 2013, Giáo hoàng người Achentina đã tiến hành một loạt các cải cách làm minh bạch ngành ngân hàng Vatican, đây là điều khiến giới văn phòng làm việc cho các tổ chức mafia lo ngại.

    Bài tường trình do Thông tín viên RFI Anne Le Nir gửi về từ Roma:

    Giáo hoàng Phanxicô bị mafia đe dọa. Đây là điều mà thẩm phán chống mafia Nicola Gratteri khẳng định. Bản thân an ninh của vị thẩm phán này cũng được đặt dưới chế độ bảo vệ đặc biệt kể từ năm 1989. Trong một cuộc phỏng vấn dành cho tờ Il Fatto Quotidiano (một tờ báo độc lập, thiên tả), ông giải thích rằng Giáo hoàng đã đặt mình vào tình trạng rất nguy hiểm khi tấn công vào một loạt các trung tâm quyền lực kinh tế tại quốc gia nhỏ nhất hành tinh. Sau khi chính sách minh bạch đối với ngân hàng của Vatican được thực hiện, « Viện giáo vụ » (tên chính thức của ngân hàng Vatican IOR) với 1.000 tài khoản, đã bị đóng cửa. Bản thân ngân hàng này không có liên hệ chính thức với Tòa Thánh.

    Chính sách minh bạch tuyệt đối của Giáo hoàng Phanxicô đã giáng một đòn rất nặng vào giới văn phòng làm việc cho các tổ chức mafia. Đặc biệt là các nhóm thuộc Ndrangheta, tổ chức mafia hùng mạnh thuộc vùng Calabre, miền nam nước Ý. Tổ chức này trong nhiều năm qua đã xâm nhập vào mọi lĩnh vực xã hội và sống nhờ vào việc rửa tiền, với sự đồng lõa của các giới chức tôn giáo. Giáo hoàng đã quyết định tiến hành một cuộc thay đổi triệt để, nhưng lại không cho việc tăng cường các biện pháp an ninh đối với riêng ông là cần thiết.

    Giáo hoàng Phanxicô không phải là người đại diện đầu tiên của Giáo hội chủ trương thực hiện minh bạch hóa. Ta nhớ đến Đức ông Luigi Ciottion, người đã thành lập hiệp hội Libera « chống lại tất cả các tổ chức mafia » tại Turin năm 1995, hay Hồng y của Napoli, ông Crescenzio Sepe. Chính Hồng y Napoli đã ủng hộ các cuộc biểu tình ngày 16/11 tại thành phố này, do các hiệp hội - mà các công dân tự tổ chức - phản đối chính quyền bất lực, trước việc mafia chôn vùi hàng chục tấn chất thải độc hại một cách bất hợp pháp ở nhiều nơi, từ 20 năm nay. Cũng có thể kể đến các công việc của linh m���c Maurizio Patriciello đấu tranh từ nhiều năm nay chống lại nhóm mafia Camorra ở Napoli.

    Nhưng bên cạnh đó, ta thấy cũng có cả những linh mục, giám mục, hồng y, chấp nhận luật omerta (luật giữ im lặng), trong bối cảnh giới mafia có một mối quan hệ rất đặc biệt với Giáo hội Công giáo.

    3 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước