Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Lv 2622 points

PHONG TRẦN TÚY KHÁCH

Câu trả lời yêu thích21%
Câu trả lời127
  • Cuối cùng học phât là học biết luật nhân quả,?

    Cuối cùng học phât là học biết luật nhân quả, học biết nhân quả nên không gây những nhân xấu để không bị quả báo xấu mà gây những nhân tốt để hưởng quả báo tốt do chính mình đã tạo ra . Luật nhân quả là định luật chung của vũ trụ không luật xuất gia hay tại gia hay bất kỳ tôn giáo nào . Bất cứ sinh vật nào phải gặt lấy những gì mình đã gieo .

    có phải thế không quý vị

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • trích Bá Trượng Quảng Lục?

    Luận về giáo ngữ đều có ba câu liền nhau là sơ thiện, trung thiện và hậu thiện. Sơ là dạy họ phát thiện tâm, trung là phá thiện tâm, hậu mới là thiện tốt. Bồ Tát tức phi Bồ Tát thị danh Bồ Tát. Pháp, phi pháp, phi phi pháp, tất cả đều phải như thế. Nếu chỉ nói một câu hoặc hai câu làm cho chúng sanh vào địa ngục là tội của Pháp sư, nếu đồng thời nói cả ba câu mà họ tự vào địa ngục thì việc ấy không liên can đến Pháp sư. Nói cái giác chiếu soi hiện tại là Phật của mình, là sơ thiện, không chấp lấy cái giác chiếu soi này là trung thiện, cũng không có cái tri giải về sự không chấp lấy là hậu thiện. Những lời trên còn thuộc về Phật sau đức Nhiên Đăng, chỉ là không phàm cũng không thánh chớ nói lầm Phật chẳng phải phàm chẳng phải Thánh. Sơ Tổ Trung Hoa nói: “Vô năng, vô thánh là Phật tánh”. Nếu nói có thần thông biến hoá là Phật thánh thì chín phẩm tinh linh rồng, súc sanh… cho đến các cõi Trời Thích, Phạm trở lên cũng có tinh linh thượng phẩm cũng biết được việc xưa nay trăm kiếp đâu được gọi là Phật ư? Như A Tu La Vương thân gấp đôi núi Tu Di vô cùng to lớn, lúc cùng với trời Đế Thích giao chiến, tự biết sức không bằng bèn dắt trăm muôn binh sĩ chui vào cọng sen ẩn núp, thần thông biện tài cũng không ít nhưng chẳng phải là Phật

    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-9200/ba-truo...

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Lời Phật dạy?

    Ðức Phật dạy: "Tỳ-kheo các ông! Sau khi ta nhập diệt, nên tôn trọng, cung kính đối với giới luật, như ở chỗ tối tăm được thấy ánh sáng; như người nghèo được của báu. Nên biết rằng giới luật là thầy của các ông, cũng như ta đây còn trụ thế, không hề khác biệt

    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-9200/ba-truo...

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Bá trượng quảng Lục?

    Vô thỉ chẳng phải là Phật, chớ cho là Phật, Phật là thuốc của chúng sanh, không có bệnh chẳng cần uống thuốc, thuốc và bệnh đều tiêu, thí dụ: như nước trong, Phật là cam thảo hoà với nước, cũng như mật hoà với nước ấy rất là ngon ngọt, nếu xem đó là cùng loại nước trong thì chẳng đúng, chẳng phải không, vốn là sẵn có, nên cũng nói: Lý này mọi người đều vốn sẵn có. Chư Phật, Bồ Tát được mệnh danh là người chỉ cho biết hạt châu. Từ xưa đến nay nó chẳng phải là vật, chẳng cần biết nó, hiểu nó, không cần cho nó là phải hay chẳng phải, chỉ cần cắt đứt câu đầu hai, cắt đứt câu có, câu chẳng có, cắt đứt câu không, câu chẳng không, dấu vết hai đầu chẳng hiện. Hai đầu kéo ông chằng được, số lượng chi phối ông chẳng được, chẳng phải thiếu thốn, chẳng phải đầy đủ, chẳng phải phàm, chẳng phải Thánh, chẳng phải sáng, chẳng phải tối, chẳng phải hữu tri, chẳng phải vô tri, chẳng phải rang buộc, chẳng phải giải thoát, phải tất cả danh mục. Tại sao không phải là lời nói thật? Nếu cho rằng đục đẽo hư không làm được tướng mạo Phật, hoặc cho rằng hư không là do xanh, vàng, đỏ, trắng làm thành, như nói: Pháp không có so sánh, không thể ví dụ, nên Pháp thân vô vi bất đoạ chư số; nên nói: Thánh thể vô danh chẳng thể nói được, lý như thật của không môn khó ghé, thí dụ như con thái mạt trùng (tên một loại côn trùng đặc biệt rất nhỏ), có thể đậu ở khắp mọi nơi, nhưng không thể đậu được trên ngọn lửa. Ý thức của chúng sanh cũng vậy, có thể duyên ở mọi nơi, nhưng không thể duyên trên Bát Nhã.

    http://thuvienhoasen.org/D_1-2_2-79_4-9200/ba-truo...

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Vì Sao Sau Khi Tụng Kinh, Niệm Phật Chúng Ta Phải Hồi Hướng?

    Người tu hành bất luận là niệm Phật, hay niệm kinh, niệm xong, nhất định phải niệm kệ Hồi Hướng một lượt. Hồi Hướng có nghĩa là gom về, tức là một phương pháp đem công đức niệm Phật, niệm kinh gom về một nơi. Gom về nơi nào? Gom về việc cầu sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới!

    Chẳng riêng gì niệm Phật, niệm kinh mới hồi hướng về Cực Lạc thế giới, mà bất luận làm việc lành nào cũng đều phải hồi hướng về Cực Lạc thế giới. Càng tích thêm được một phần công đức thì hy vọng được vãng sanh càng tăng thêm một phần. Nếu làm công đức nhưng chẳng hồi hướng cầu sanh về Cực Lạc thế giới thì chỉ sợ đời sau chỉ được hưởng báo ứng trong cõi trời, cõi người, vẫn cứ luân hồi trong lục đạo, chẳng được giải thoát. Phước báo càng lớn, càng dễ tạo tội, nên kiếp kế tiếp đó càng đáng sợ hơn.

    Vì thế, ngư���i học Phật phải nên đem hết thảy công đức hồi hướng vãng sanh Tây Phương thì lúc lâm chung mới có hy vọng được sanh về Tây Phương Cực Lạc thế giới. Nhưng niệm bài kệ Hồi Hướng cũng giống như niệm Phật, phải từng chữ, từng câu phát xuất từ nội tâm, chẳng thể niệm xuông nơi cửa miệng được.

    Kệ Hồi Hướng

    Nguyện đem công đức này

    Trang nghiêm Phật Tịnh Ðộ

    Trên đền bốn ân nặng

    Dưới cứu khổ tam đồ

    Nếu có ai thấy nghe

    Ðều phát lòng Bồ Ðề

    Hết một báo thân này

    Cùng sanh cõi Cực Lạc.

    Hỏi: Xin cụ giảng qua ý nghĩa từng câu trong bài kệ Hồi Hướng.

    Ðáp: Câu thứ nhất và câu thứ hai nghĩa là ta đem công đức niệm Phật hỗ trợ cõi Tịnh Ðộ của Ðức Phật A Di Ðà khiến cho nó càng thêm tốt đẹp phi thường. Câu thứ ba nghĩa là lại đem công đức ấy trên là báo đáp bốn tầng ân đức: cha, mẹ, sư trưởng và đức Phật. Câu thứ bốn nghĩa là dưới thì dùng công đức cứu vớt những chúng sanh khổ não trong ba đường ác: súc sanh, địa ngục, ngạ quỷ. Câu thứ năm và thứ sáu nghĩa là nếu có ai thấy, nghe người đang niệm Phật, niệm kinh sẽ đều phát khởi tấm lòng trên cầu Phật Quả, dưới độ chúng sanh. Câu thứ bảy và thứ tám nghĩa là sau khi cái thân báo ứng này đã hoàn toàn chấm dứt thì mọi người sẽ cùng vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới. Giải thích theo từng câu văn thì ý nghĩa của bài kệ Hồi Hướng là như vậy.

    Nói chung, tám câu kệ này lại có hai tầng ý nghĩa lớn.

    Tầng thứ nhất là: Chúng ta niệm Phật là để cầu sanh về Tây Phương, chứ chẳng phải vì cầu công danh, phú quý hay hết thảy những điều tốt đẹp của thế gian.

    Tầng thứ hai là: Chúng ta niệm Phật là để cứu độ hết thảy chúng sanh thoát ly khổ hải, chứ chẳng phải vì riêng bản thân mình. Ðã hiểu rõ tầng ý nghĩa thứ hai này rồi thì bất luận là niệm Phật, niệm kinh hay làm bất cứ điều lành gì đều luôn giữ tấm lòng như thế, hồi hướng như thế. Có như vậy mới là người học Phật phát Bồ Ðề tâm chân chánh.

    Trích TUYẾT HƯ LÃO NHÂN TỊNH ÐỘ TUYỂN TẬP

    (Tuyển tập những bài viết về Tịnh Ðộ của lão cư sĩ Lý Bỉnh Nam)

    Trích dịch: Bửu Quang Tự đệ tử Như Hòahttp://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/03/vi...

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Vì Sao Có Những Người Tu Niệm Phật Nhưng Không Vãng Sanh?

    Có những kẻ cả đời niệm Phật nhưng chẳng thể vãng sanh, nguyên nhân nói đại lược gồm 4 điều:

    1. Một là vì niệm Phật chẳng tinh thành, niệm thứ nhất vừa mới tinh thuần, niệm thứ hai bèn xen tạp. Lịch đại tổ sư đại đức đều là bậc thông Tông, thông Giáo, sau khi hiểu rõ Tịnh Độ bèn buông bỏ hết những thứ khác, chuyên tu Tịnh Độ.

    Trong những trước tác của đại sư Liên Trì, tinh hoa là bộ Di Đà Sớ Sao; trước tác tối trọng yếu của đại sư Ngẫu Ích là Di Đà Yếu Giải, Ấn Quang đại sư vào tuổi già chỉ dùng một bộ kinh A Di Đà, một câu Phật hiệu, ngoài ra chẳng còn có gì khác nữa.

    2. Hai là vì sanh nghi, chẳng dốc lòng tin.

    Tuy tu Tịnh Độ, cũng chịu niệm Phật, nhưng chẳng thể hoàn toàn tin mình có thể vãng sanh. Chỉ cần có một điểm nghi tình, lúc lâm chung dù có phước báo, thân không bệnh khổ, trí não sáng suốt, nhưng chỉ có thể sanh về biên địa. Kẻ phước báo kém hơn, thần trí chẳng sáng suốt, nghi chướng nổi lên, liền chẳng được vãng sanh. Nếu muốn phá trừ những nghi chướng ấy, hãy nên thâm nhập, nghiên cứu kinh giáo và tìm đọc những chuyện vãng sanh thật sự.

    3. Thứ ba là do chẳng có nguyện vãng sanh.

    Chẳng nguyện vãng sanh là mâu thuẫn với niệm Phật, dùng việc niệm Phật để tu phước, tương lai làm một con quỷ giàu có, có kẻ còn mong sanh lên trời, hy vọng tương lai hưởng phước trời, cầu phước báo trong cõi trời, cõi người.

    4. Điều thứ tư là vì chẳng thể đoạn tham ái.

    Tham cầu các thứ hưởng thọ trong tam giới lục đạo, phàm phu tham ngũ dục lục trần thế gian, người cõi trời tham phước báo thanh tịnh cõi trời, người Sắc Giới, Vô Sắc Giới tham hưởng thọ Thiền Định. Có tham ắt thành chướng ngại, chẳng thể vãng sanh.

    Người tu Tịnh Độ chân chánh, ma chẳng dám đến nhiễu loạn. Thứ nhất là do niệm lực, tức là như kinh này nói: “Nhớ Phật, niệm Phật”. Thứ hai là bổn nguyện có Phật tánh lực, điều được niệm là tự tánh Phật, thanh tịnh bình đẳng đại từ bi là Phật. Thứ ba là được bổn nguyện của chư Phật gia trì. Với sức bổn nguyện oai thần gia trì của mười phương ba đời hết thảy Như Lai, ma dù có sức cũng chẳng thể đến nhiễu loạn.

    Lão pháp sư Tịnh Không

    ================== o0o ======================

    Dựa trên lý mà nói pháp môn Tịnh Độ là nhờ Phật lực của Phật A Di Đà cứu giúp, thì bảo đảm vãng sanh một trăm phần trăm, nhưng vì sao thấy người niệm Phật hiện nay rất nhiều, nhưng người chân thật có thể vãng sanh thì lại rất là ít vậy?

    Đây là một vấn đề rất quan trọng , mỗi một người niệm Phật phải nghiêm túc đối với việc này, nhất định không được xem thường!

    Ngày nay chúng ta niệm Phật không cách gì vãng sanh, then chốt là ở “ không có Tín Nguyện, hoài nghi bất an, sợ chết, vốn không cầu vãng sanh”. Người niệm Phật ngày nay niệm Phật, chỉ là cầu bảo hộ, cầu tiền của, cầu công danh, cầu bình an, cầu thuận lợi, cầu tiêu tai, cầu khỏi nạn, cầu trị bệnh, cầu sống lâu, cầu tất cả lợi ích của thế gian, nhưng tuyệt đối lại không cầu vãng sanh Tây Phương!

    Pháp môn niệm Phật tệ hại đến nước này như ngày nay, thì mỗi một đồng tu niệm Phật chúng ta phải nên thống thiết mà phản tỉnh, hổ thẹn mà sám hối. Chúng ta phụ rẫy sự chờ đợi nhớ mong của Phật A Di Đà đã nhiều kiếp! Cũng đã phụ lòng Thích Ca Mâu Ni Phật khẩn thiết dặn dò hết lời khuyên bảo! Càng phụ lòng bi tâm kỳ vọng, khuyến tấn tán dương, chứng minh khen ngợi của mười phương tất cả chư Phật! Nghĩ đến chổ này, mỗi một người niệm Phật phải nên th��ng thiết mà rơi lệ, không chỗ dung thân!

    Mỗi một vị dạy bảo người niệm Phật, cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao đem đại pháp Di Đà nương vào Phật lực, nhất định an tâm, tín nguyện niệm Phật, quyết định vãng sanh thành Phật, thì dạy thành dựa vào tự lực, hoài nghi bất an, không được nhất tâm, không cách gì vãng sanh ?

    Mỗi một người học tập pháp môn niệm Phật cũng phải nên phản tỉnh: tại vì sao Tịnh Độ diệu pháp đầy đủ Tín Nguyện, nương vào Phật lực, quyết định vãng sanh, không sợ chết, thích được chết, muốn được đi sớm một chút, thì học thành hư tâm giả nguyện, hoài nghi tự ti, không dám gánh vác tiếp nhận, sợ chết, lo lắng phải chết, trong lòng không hề muốn được đi sớm một chút?

    Ngay trong một ngàn người niệm Phật thì có hơn chín trăm chín mươi chín người giả niệm Phật , đây chính là chân tướng vì sao niệm Phật không thể vãng sanh. Thường ngày chúng ta niệm Phật, tâm miệng không đồng nhau, giả tín hư nguyện, trong tâm luôn quyến luyến vướng bận, tuyệt đối chẳng phải vì việc lớn sanh tử, mà chỉ là tất cả lợi ích thế gian; khi vừa đến cửa ải sanh tử, thì nhìn không thấu, buông bỏ không được, lo lắng đầu này, dính mắc đầu kia, nhưng tuyệt nhiên không cầu chết, tuyệt đối không hề cầu chết sớm một chút, để sớm ngày vãng sanh.

    Cho nên, tuyệt đại đa số người niệm Phật đem của báo giá trị liên thành, chỉ để đổi thành một cục đường. Do đó niệm Phật chỉ thành phước báo trời người, tạo thành oan nghiệp cho đời thứ ba, mãi mãi ở trong luân hồi, chịu khổ không cùng.

    Thiện Đạo Đại Sư Ngữ Lục

    Cẩn Dịch : Vọng Tây Cư Sĩ

    http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2013/02/vi...

    5 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • chấn hưng phật giáo có phải là việc?

    kiến lập thêm nhiều đạo tràng , thu nạp thêm nhiều phật tử ,ấn tống thêm nhiều kinh sách không ?

    hay chấn hưng phật giáo là việc nghiêm trì giới luật nắm vững tông chỉ tinh tấn thực hành tùy duyên độ người .

    hai cái trên cái nào đúng

    http://www.phattuvietnam.net/diendan/chanhung/2699...

    8 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • xin hỏi chùa là nơi để các quí sư tu hành hay là nơi để các phật tử vào cúng bái tham quan?

    nếu tối ngày cứ lo tiếp khách ,cúng sao giải hạn , hướng dẫn tham quan liệu quí sư có chuyên tâm vào việc tu học được không ...mời xem qua bài viết này

    http://www.phattuvietnam.net/diendan/26992-hai-ch%...

    8 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là GIỚI SÂN trong tham thiền phổ thuyết?

    LAI QUẢ THIỀN SƯ :Người tham thiền đã biết giận hờn là điều làm tổn thương thân mạng và làm hỏng việc lớn. Thấy người đem lại sự bất lợi cho ta, hoặc nghe nói người có hại cho ta thì liền nổi sân lên trợn mắt đỏ mặt thốt ra lời hung dữ. Có người thì cãi cọ, có người đấm đá, có người kéo đến cửa quan, có người kết hận với nhau. Lửa sân này một phen nổi dậy thì làm cho ngày đêm không yên, cho đến nằm chiêm bao cũng thấy đánh lộn. Đáng thương, nó còn làm lỵ đến đời sau nữa. Người tâm ác độc thì trong bụng nghĩ hễ gặp kẻ thù thì giết chết. Người tâm nhu nhược thì sợ người hại mình mà trốn tránh. Hai người này đến đời sau, người ác như con mèo, người yếu như con chuột, gặp mèo liền chết. Lại như con thỏ gặp chó liền chết, như con dê gặp cọp liền chết, như con trùng gặp chim liền chết, như tôm cá gặp người liền chết, như con heo vừa lớn liền chết, như kẻ thù gặp kẻ hại thì chết. Thật đáng thương tâm !

    Một đời người có mấy mươi năm mà thế nào cũng có một lần cãi cọ, một lần xô đẩy, một lần đánh lộn, một lần chưởi mắng, lửa sân nổi lên đỏ mặt tía tai, tạo nên vô biên nghiệp ác. Đời này không biết ăn năn sám hối thì đến đời sau thù oán giết hại lẫn nhau.

    Than ôi ! Tạo nghiệp hơi lớn đọa vào loài súc sanh ngạ quỷ vạn kiếp tạo nghiệp lớn hơn nữa thì đọa địa ngục A Tỳ biết đến ngày nào mới được ra khỏi.

    Tôi xin khuyên quý ngài hãy coi mọi người và loài chẳng phải người (phi nhân) đều là cha mẹ quá khứ của ta, đều là chư Phật vị lai . Quý ngài tin biện pháp này của tôi khuyên thì tôi dám đảm bảo quý ngài không có lỗi. Từ đây về sau hễ thấy kẻ thù phải mau mau dập đầu lạy kẻ thù, nghe người đến hại ta thì mau khóc lóc với người ấy rằng : “Tôi là đứa con ngỗ nghịch của người, xin người là cha mẹ của tôi tha tội cho tôi một phen, tôi xin chừa lỗi”.

    Làm như thế, người hại ta thấy ta khóc chẳng còn muốn hại ta nữa. Từ đây đến đời sau lại càng thân mật hơn. Biện pháp căn bổn để trừ sân là đối với oán thân hiểu như cha mẹ, kính như chư Phật.

    Phải biết sân giận là mũi tên độc hại người, sân giận là cây dao cắt đứt huệ mạng người, sân giận là búa bén giết người, sân giận là bánh xe lửa của địa ngục. Thật muốn trừ sân chỉ có tham thiền, như biện pháp rút củi dưới đáy nồi, ngoài pháp này ra, đều là quậy nước để ngưng sôi mà thôi.

    HT THÍCH DUY LỰC

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là giới tham trong tham thiền phổ thuyết?

    LAI QUẢ THIỀN SƯ : Người tham thiền đến tu giới định huệ, tức là diệt tham sân si và cũng không lìa tham thiền mà từ bỏ các tập khí tham sân si.

    Người đạo nhân chân chính quần áo trên thân không thay, hàng ngày ăn uống không đủ, vớ lủng, giày rách, áo tràng vá chồng nhiều lớp, mũ rách te tua, ở xa nhìn tưởng là kẻ ăn mày, đến gần mới hay là người tham thiền. Người này là của báu trong chúng Tăng, là bậc tôn quý trong loài người. Nếu suốt đời thân đạm bạc, chí kiên cố đến già cũng không thay đổi, chỉ có tiến chớ không lùi, chỉ rổng không, không có gì hết, vô tâm nơi sự, vô tâm nơi lý, mới đích thật là tâm đạo nhân.

    Thời gần đây, người học đạo thích bồ đoàn tốt, tọa cụ đẹp để có thể gối đầu, làm nệm để nằm, bình bát chê là xấu, giới điệp chê là mỏng. Con mắt sáng như minh châu mà mang mắt kiếng trắng. Lại sắm khăn lông, giày da thứ tốt, kem đánh răng thượng hạng v.v… Xức dầu thơm cho thân hôi thúi, cạo râu nhẵn nhụi cho đẹp trai. Tham cái đẹp của thân như thế mà đâu biết thân này do *** thành. Nếu như thấy rõ được thân này bất tịnh, không màng đến nó nữa thì mới là bậc đại trượng phu.

    Người thật có tâm với đạo, người có thiền để tham biết rõ tâm ta lâu nay bị trần nhiễm cho nên phải có thân hình. Nay đã xuất gia đâu dám theo thân chuyển nữa. Bằng không thì thai trâu bụng ngựa phải qua vạn năm, địa ngục thiên đường bị mê ràng buộc, biết đến ngày nào mới được thoát ra. Phải mau bỏ đi những đồ vật làm mê thân, đem bồ đoàn tốt cho người, liệng đi tọa cụ đẹp, bình bát, giới điệp là đồ tùy thân tốt xấu chẳng màng, mắt kiếng, khăn lông hãy mau đem cho kẻ tục. Kem đánh răng, xà bông thơm hãy ném vào hầm phân. Thân thúi mồ hôi chẳng cần biết, làm ông Tăng nghèo nàn cũng không màng, quần áo hoại sắc thì mặc, cốt thoát ly tập quán thế tục, cắt bỏ phù hoa. Từ nay về sau, trừ hạt giống tham rồi, thì gốc rễ đâu có sanh. Một vai mang gói hành lý rách rưới, hai chân đi thẳng vào Tòng Lâm. Trụ thiền đường rồi, nhớ lại chuyện xưa hổ thẹn nói rằng : “Ngày nay được đến chỗ này là nơi an thân lập mạng của ta. Ngay đầu bữa một nhát, quỷ tham chết ngắt. Quày đầu lại làm người tốt, được người đời gọi là người hữu đạo. Sao mà không làm như thế ?”

    HT THÍCH DUY LỰC

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là TRÌ GIỚI trong tham thiền phổ thuyết?

    LAI QUẢ THIỀN SƯ:Người tham thiền đã biết, Phật sắp diệt độ, Ngài A Nan thưa : “Lúc Phật tại thế, lấy Phật làm thầy. Sau Phật diệt độ, lấy gì làm thầy ?” Phật bảo A Nan : “Sau khi ta diệt độ, các ông lấy giới làm thầy”

    Thế nên biết, thánh giới là lời di chúc của chính miệng Phật nói ra, Phật tử chúng ta đều phải nghiêm trì tịnh giới, giữ kỷ thanh quy. Giữ thanh quy thì siêu thăng, phạm giới thì đọa lạc.

    Giới có hai thứ là : BẠCH Y GIỚI (giới tại gia) và NHIỄM Y GIỚI (giới xuất gia).

    BẠCH Y GIỚI là các thứ y phục đều là màu sắc chính, hoặc nhiều màu, đó là theo thói quen tham thân thích đẹp mà chế ra, cho nên hai chúng tại gia mặc đồ này gọi là Bạch y giới.

    NHIỄM Y GIỚI là y áo nhuộm các màu hoại sắc như : vàng, hoặc đà, hoặc xám tro, đó là những màu người thế tục không thích. Hai chúng xuất gia mặc đồ đó gọi là hợp đạo.

    Thời gian gần đây có sự lộn xộn vi phạm thánh giới : Cư sĩ tại gia mặc áo hoại sắc, Tỳ-kheo xuất gia lại mặc y phục màu trắng. Màu trắng là màu y phục thế tục, tăng sĩ sao lại dám mặc, đó là cam chịu, làm đứa con ngỗ nghịch của Phật môn, thật là quyến thuộc của Ma Vương Ba tuần vậy.

    Lúc Phật còn tại thế, Ma Vương nói với Phật : “Ngài còn tại thế, tôi không có cách nào phá hoại chánh pháp của Ngài.

    Sau Phật diệt độ, năm trăm năm, Ma Vương tôi sẽ đem con trai, con gái ma của tôi vào trong đời mạt pháp phá hoại chánh pháp của Phật bằng cách xuất gia trong hàng ngũ chư Tăng, bên ngoài hiện hình tướng Tăng, bên trong làm hạnh thế tục. Bạch y thuyết pháp, Tỳ-kheo nghe Kinh. Tỳ kheo mặc y phục bạch y cho đó là y phục của Tăng. Cư sĩ mặc y phục của Tăng cho đó là của bạch y. Phật nghe Ma Vương thề muốn phá hoại chánh pháp của Phật mà Phật rơi lệ.

    LAI QUẢ tôi cúi xin quý vị Sư Tăng hãy nghiêm chỉnh giữ đúng quy chế của Phật, đừng để trúng kế của ma . Hãy đổi y phục màu trắng ra màu hoại sắc, sửa phá pháp thành ra hộ pháp. Xin quý vị hãy lập thệ “Tự hành cũng như dạy người mặc áo thô hoại sắc, ăn uống đạm bạc, lấy Tòng Lâm làm nhà, lấy giới luật làm hạnh, lấy việc giáo hóa người học Phật làm sự nghiệp, lấy sự tự răn cấm mình kiêu sa làm hạnh tu hàng ngày. Lại nguyện : “Đồng hộ chánh pháp Như Lai, cùng giữ giới luật của Phật. Trên thân không mang một tất vải trắng, nơi miệng thường nói giữ giới của Phật, nơi ý không nghĩ đến đồ bạch y tốt đẹp”. Ba nghiệp thanh tịnh mới đích thực là con của Phật vậy.

    HT THÍCH DUY LỰC

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là CẤT CHỨA TIỀN, VẬT trong tham thiền phổ thuyết?

    LAI QUẢ THIỀN SƯ Người tham thiền đã biết thế giới không thì thân không, thân không thì tâm không, tâm không thì thi đậu. Chân thật không là chánh hạnh, chánh kiến của người tham thiền.

    Vật bên ngoài thân hãy gấp xả bỏ đi, như ruộng đất, nhà cửa, vàng bạc châu báu, các vật quí trọng của riêng mình. Lại còn vợ con của thế tục, chùa tư, am thất của Tăng và vườn tượt ao hồ, muôn vật của thế gian huyễn hóa đều phải xả bỏ sạch hết. Vật ngoài thân xả bỏ hết, còn phải xả bỏ tự thân. Các món đồ xinh đẹp thế gian như : Quần áo tốt, giày da, nón đẹp v.v… đều xả bỏ. Cờ bạc, ăn nhậu, hút thuốc, nữ sắc v.v… đều cấm tuyệt. Chỉ có một thân ngoài ra không có một vật. Y phục trên thân đều màu hoại sắc, quần áo hành trang đều rách rưới, vá chồng nhiều lớp, đến nổi đem bỏ ngoài đường cái cũng không ai thèm ngó tới. Lại còn xông mùi hôi thối của mồ hôi chua, thì mới thật là con Như Lai, mới thật là con của Phật. Y phục này gọi là y phục lạ đối với thế gian, cũng gọi là y phục bậc thượng của hàng tăng sĩ. Đây là hành hạnh xả đầu tiên nơi thế gian và nơi thân.

    Tâm xả bỏ, là trước tiên xả bỏ nghiệp chướng, kế xả bỏ tập khí ở thân, rồi xả bỏ tâm chấp thân, tiến tới xả bỏ tâm tham, sân, si, ái, tâm ngỗ nghịch thập ác, tâm ngã mạn cống cao, tâm ngã mạn tật đố, tâm phiền não thị phi, tâm thiện ác thủ xả, tâm sanh tử Niết Bàn, tâm thành Phật, làm Tổ, tâm thiên đường địa ngục, tâm tứ sanh lục đạo, tâm ông, tâm tôi, đều xả bỏ hết.

    Thời gian gần đây có người hành đạo tham thiền, mặc y bá nạp mà bên trong dấu vật thực, đi bát mà thích tiền, thân mặc y rách mà tay đeo nhẫn vàng, đầu đà khổ hạnh mà răng bịt vàng, chân mang giày cỏ mà dây lưng thắt lụa, tình trạng lạ lùng cổ quái. Đó là do chưa thấy suốt thế giới, chưa buông bỏ thân tâm nên mới làm như thế.

    Người đại tu hành y phục đã rách, thân tâm trong ngoài đều xả bỏ sạch hết. Nếu thích chất chứa tiền bạc, không xả bỏ vật mình ưa thích thì làm sao có đạo ? Phải biết, thế giới nghèo đến hết, thân nghèo đến sạch, tâm nghèo đến không, thấy được con người bổn lai (kiến tánh) cũng chỉ mới được một nữa, còn phải như người xưa nói : “Năm ngoái nghèo chưa thật là nghèo, năm nay nghèo, nghèo đáo để. Năm ngoái nghèo còn có đất cấm dùi, năm nay nghèo đến mức dùi cũng không”. Mừng thay ! Mừng thay !

    HT THÍCH DUY LỰC

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6:

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • ông này là HT thích Chơn Quang trụ trì hương vân tịnh thất KHÁC với phật quang vô ảnh cước?

    của thượng tọa Thích Chân Quang tại núi dinh vũng tàu nè ...@ thầy điệp ơi

    http://www.phattuvietnam.net/blogchua/24339-l%C3%A...

    7 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước