Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Các bạn có thể giúp mình phản biện bài thơ này không ?

Trước hết thành thật xin lỗi các bạn về sự cẩu thả của tôi trong câu hỏi trước đã làm các bạn bất bình ,mất thời gian ,công sức ,và gây ra một số hiểu lầm.

Đây là bài thơ của Phùng Quán :

" Trong đầm gì đẹp bằng sen

Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn".

Mặc cho câu ca được cả nước lưu truyền

Và đời vẫn tin là ca ngợi phẩm chất của sen

Nhưng tôi không thể nào tin được

Câu ca này gốc gác tự nhân dân

Bởi câu ca sặc mùi phản trắc

Của những phường bội nghĩa vong ân !

Vốn con cái của giai cấp cùng khổ

Chúng chòi lên cuộc đời quyền lực vàng son

Nghĩ đến mẹ cha chúng xấu hổ

Chúng mưu toan giấu che từ bỏ

Nói xa gần chúng mượn chuyện sen

... Nhị vàng bông trắng lá xanh

Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn

Tất cả là trong cái chữ " gần"

Chỉ một chữ mà ta thấu gan thấu ruột

Những manh tâm bội nghĩa vong ân.

Bùn với sen đâu phải chuyện gần ?

Chính là sen mọc lên từ trong đó

Cập nhật:

(tiếp bài thơ)

Gốc của sen là thăm thẳm bùn đen

Nhị vàng , bông trắng , lá xanh...

Tất cả, tất cả, tất cả !...

Là do bùn hôi nuôi dưỡng

Ngay cả hương thanh khiết ta đặt lên bàn thờ cúng

Cũng là xương thịt của bùn tanh !

Như nhân dân

Gian truân, thầm lặng, vô danh

Đã sinh ra vĩ nhân, anh hùng, nghệ sĩ...

Nhân danh bùn

Nhân danh sen

Tôi đề nghị :

Đuổi câu phản trắc này khỏi kho báu của nhân gian !

QUAN ĐIỂM CỦA TÔI : Dù một thứ được chế tạo cho mục đích giết người nhưng nếu ta biết dùng nó để làm việc thiện thì nó vẫn đáng được trân trọng và ta vẫn có thể giữ lại .

Điều quan trọng là :chúng ta học hoặc dạy nhau về bài ca dao kinh điển này với mục đích hướng thiện ,hướng tới "chân ,thiện ,mỹ"....đó mới là đáng quý ,bất kể hình hài ban đầu của nó ra sao .Nghĩa là "GẠN ĐỤC KHƠI TRONG".

Cũng như câu chuyện "Tấm-Cám" ,dù xuyên suốt nội dung của nó là "thiện thắng ác ,chính thắng tà" .

Cập nhật 2:

Nhưng một cái kết "lấy oán báo oán" của Tấm đã làm cho câu chuyện cổ tích mà ta vẫn học đã bị xóa khỏi chương trình giáo dục VN ,Một bài học đắt giá cho thói quan liêu (suốt mấy chục năm của những giáo sư ,tiến sĩ văn học (nhân học)) và không nhìn lại mình.

Ý tôi là : các bạn hãy thử phản biện lại bài thơ trên (hoặc suy nghĩ đồng tình ,trung lập) . TÔI TIN CÁC BẠN (VÀ CẢ BẢN THÂN TÔI) BIẾT CHỌN LẤY CÁI HAY ĐỂ MÀ HỌC.

Cập nhật 3:

Nhưng một cái kết "lấy oán báo oán" của Tấm đã làm cho câu chuyện cổ tích mà ta vẫn học đã bị xóa khỏi chương trình giáo dục VN ,Một bài học đắt giá cho thói quan liêu (suốt mấy chục năm của những giáo sư ,tiến sĩ văn học (nhân học)) và không nhìn lại mình.

Ý tôi là : các bạn hãy thử phản biện lại bài thơ trên (hoặc suy nghĩ đồng tình ,trung lập) . TÔI TIN CÁC BẠN (VÀ CẢ BẢN THÂN TÔI) BIẾT CHỌN LẤY CÁI HAY ĐỂ MÀ HỌC TRONG BÀI CA DAO VỀ SEN QUEN THUỘC.

Cập nhật 4:

CPU : tôi không hiểu theo ý đó bạn ạ .Tôi nghĩ Phùng Quán đã chỉ để ý đến cái "hình hài" ( theo suy nghĩ riêng) mà quên đi cái quan trọng nhất là "dạy&học" ,cũng như bỏ qua cách nhìn nhận&sự chắt lọc trong vận dụng "thực tế" của mọi người .

Cập nhật 5:

Entytai : Bài thơ này là của nhà văn ,nhà thơ quá cố-Phùng Quán ,không phải của tôi .Như tôi đã từng nói ,tính 2 mặt rấtt hay xuất hiện ,nhất là trong ngôn từ => có nhiều cách đánh giá một bài thơ (vì ít khi tác giả tự diễn giải ý của mình ,phần cảm nhận là dành cho người đọc ,và không ai giống ai). Tôi cho rằng ,Phùng Quán đã sai khi đưa ra câu cuối :đuổi bài ca dao ra khỏi kho báu dân gian .Vì có thể hiểu thế này :nhìn thấy một con dao ,lại chỉ nghĩ nó dùng để giết người nên đòi loại bỏ .Nhưng không ,con dao ấy thế nào là tùy vào người dùng nó .Nếu không ai dùng nó giết người mà dùng nó để thái ,cắt ,gọt ...thông thường thì sao lại phải vứt ?

Có thể ông ấy "lo xa" rằng một bộ phận dân chúng chỉ đọc&tự hiểu theo suy nghĩ trong bài thơ trên mà không được học cái "hướng thiện" từ mọi người .Nếu sự lo lắng này là có thật thì hơi thiếu cơ sở ,nhưng cũng trách nhiệm và đáng suy ngẫm.

Bạn đã đúng khi đoán ra một phần ý định của tôi là muốn nhắc đến thói quen "đọc-chép" thụ động .

Cập nhật 6:

Lời hay ý đẹp làm người ta thoải mái thật đấy .Nhưng nếu lạm dụng hay "vuốt ve" thì cũng dễ bị ngủ mê .Tôi nghĩ ,trong nội tại đa số người VN hiện nay ,tình trạng ngủ mê là phổ biến và rất nặng nề.

Cảm ơn bạn vì lời khen ,tôi thấy đã tạm đủ vuốt ve rồi ,giờ là lúc phải nỗ lực hơn thôi (dù là khổ) .Nhưng chỉ một vài cá thể thì rất khó ,tôi cần có cả cộng đồng .Tôi không muốn ngủ mê để đời sau tiếp tục mê ngủ nữa .Mãi là "tiềm năng" ư ? Việt Nam ơi !

Cập nhật 7:

Tậmtịt :tôi tôn trọng bạn và tôi biết bạn tôn trọng tôi .Nên tôi muốn trao đổi nhiều ý.

1-"Nhân vô thập toàn" :Phùng Quán có tật ,đúng .Tôi và bạn ,tất cả chúng ta đều có.

2-Thế nào là thơ và cảm nhận thơ ? Rất nhiều bài thơ mang ý tiêu cực ,khó than ,sầu héo ,đả phá....vẫn được coi là kinh điển bạn ạ .Thơ không chỉ là ngọt ngào ,bay bướm mà đôi khi nó rất trần trụi ,và chính sự trần trụi làm những ai không đủ tỉnh táo ,dũng khí sẽ thấy khó lọt tai ngay từ lần đọc đầu tiên. Trong thơ có cả "thép" và "tình" ,có gay gắt ,có dịu êm ,có tiêu cực ,có tích cực......vì thơ văn rốt cuộc cũng chỉ là tiếng nói của tác giả chứ không phải đơn thuần chỉ là tiếng nói tung hô ,ngợi ca người khác .Vậy thì tôi nghĩ ,bạn dùng "thưởng thức thơ" là chưa thỏa đáng ,thưởng thức không phải không đọc mà là đọc ,suy ngẫm và chắt lọc .

3-Đồng ý với bạn rằng :muốn tìm hiểu gần chính xác ý của tác giả thì không thể thiếu hoàn cảnh ,tâm tư ,tình cảm ,....

Khi ai đó bị trà đạp ,

Cập nhật 8:

khi những đồng chí thời chiến của mình bị tha hóa trong thời bình ,thì người giữ được cái "chất" rất dễ bị cô lập ,thậm chí hãm hại.(Cái này tôi nghĩ bạn cũng biết). Một bài thơ như một ti���ng thét ,một lời vỗ mặt (tiêu cực) sẽ là điều dễ hiểu .Biết đâu đó là một lời đánh động ,một sự cảnh tỉnh không đơn thuần về bài ca dao ?

Cập nhật 9:

4-Phản cảm&bất bình : dễ hiểu với tâm lý con người khi gặp một điều gây sốc .4000 năm văn hiến không phải là tất cả ,càng không thể khẳng định cho tương lai .Một dân tộc đi đúng hướng sẽ rất mạnh ,nhưng nếu đi trệch hướng hoặc đứng yên thì là một thảm họa. Số đông không hẳn là luôn đúng ,nhất là khi mặt bằng dân trí chưa cao và không đồng đều. Những người có học ,những đầu tầu sẽ có nhiệm vụ định hướng.

5-Hương hồn nhà thơ yên nghỉ hay không ? Nếu cứ xét theo những bài thơ của Phùng Quán thì tôi nghĩ rằng khó có chuyện "nhắm mắt xuôi tay". Lời khuyên "thôi ,bỏ qua đi bạn" đối với một người như Phùng Quán ,tôi nghĩ chưa chắc làm ông ấy nguôi ngoai ,mà còn ngược lại.

Thống nhất với bạn ,chúng ta để quá khứ ngủ yên ,cũng là tự tạo ra cái "nhân" .Còn "quả" ra sao ,chắc kiếp sau ta nói tiếp .

Cập nhật 10:

SuDo :"hôi tanh mùi bùn" => cảm nhận từ người nông dân ,một nhân vật trung gian trong quan hệ "bùn-sen" .Với cái nhìn trung gian ấy ,thì "bùn chỉ có mùi hôi tanh" ,nhưng nếu nhìn từ sen thì bùn không chỉ có mùi "hôi tanh" ,và biết đâu ,cái mùi "hôi tanh" ấy thật khó ngửi với người nông dân nhưng lại rất thân thiết ,thiêng liêng ,đáng quý trọng đối với sen ?

Nếu bạn gặp một người đang làm việc cật lực ,cơ thể anh ta toát ra mùi mồ hôi "khó ngửi" ,bạn có nói "anh tỏa ra mùi thật hôi tanh" không ? (dù đó là sự thực ,dù mùi ấy không giúp anh ta làm việc tốt hơn nhưng nó là tất yếu trên cơ thể) .Và tôi tin ,nếu vợ anh ta đứng bên cạnh thì với chị ấy ,mùi này lại rất "thơm tho" đấy bạn .Vậy việc so sánh từ cái nhìn trung gian của người nông dân liệu đã khách quan ,thấu đáo ,và đạt đến đỉnh cao của sự ví von trong thơ ca ?

Về kho tàng ,bạn nghĩ kho tàng để gìn giữ cái gì ? Chỉ cái hay cái tốt đúng không ? Vậy theo bạn ,một sai lầm xấu xa của bản thân nhưng đem lại bài học để đời ,hữu ích

Cập nhật 11:

thì có đáng được xếp vào "kho tàng" hay không ?

Nguyet P :bạn có thể xem phần trao đổi của tôi với "tậmtịt" và "SuDo" .

Cập nhật 12:

Tế Điên : bạn tỉnh táo ,khách quan ,không hề "điên".Cái mâu thuẫn chính ở 2 luồng quan điểm đều xuất phát từ sự "nông-sâu" trong nhìn nhận ngôn từ .Bới thêm thì thấy cái xấu ,bới thêm chút nữa lại thấy cái tốt ,bới tiếp.....Vậy thì ,quan trọng vẫn là khả năng cảm nhận sẵn có trong mỗi người ,và những gì họ hấp thụ được từ những tác phẩm .Điều này cho thấy ,sự quan trọng trong việc nêu lên ý kiến cá nhân ,cảm thụ cá nhân,....chứ không thể chỉ là "truyền đời" ,thậm chí là ép buộc .Khi giảng dạy thì chỉ giảng một chiều ,khi đi thi thì có barem đề cương sẵn ,không đúng thì trừ điểm .Vậy cả 2 quá trình quan trọng là :dạy&học + thi cử đánh giá đều có tính ép buộc thái quá (gián tiếp bằng áp lực) .Nếu tôi có đủ thẩm quyền ,có lẽ tôi sẽ đề xuất chỉ bắt buộc học văn học (cảm nhận) ,cho tự do nêu cảm nghĩ ,không có chuyện thi cử (hoặc có nhưng là môn phụ) ,nhất là hạn chế kiểu "đề cương" và cho điểm đánh giá khắt quá khắt khe theo kiểu :suy nghĩ của anh lạ hoắc => anh bị loại.

Cập nhật 13:

@ Nguyêt P : Bạn nhầm ,cái chết như nhau nhưng cách giết người khác nhau .Dù có đáng tội chết nhưng xã hội hiện đại không chấp nhận phương cách "đổ nước sôi cho chết rồi đem làm mắm ăn" như cô Tấm "dịu hiền" .Chết là hết ,mang làm mắm ăn thì được gì ? nó gieo rắc cái gì vào đầu bọn trẻ đây ?

SuDo : bạn hình như chưa đọc kỹ quan điểm của tôi ,tôi đã nói rằng việc dùng từ "phản trắc" và yêu cầu đuổi cổ bài ca dao là sai kia mà .

Đây chỉ là một câu hỏi thăm dò phản xạ và nếp suy nghĩ của mọi người .Qua câu trả lời ,tôi có thể biết nhiều điều về lối tư duy của các bạn ,thậm chí là của đại bộ phận người dân VN hiện nay. Bài thơ tôi đưa ra ,có một giá trị duy nhất là nêu quan điểm ngược lối mòn ,và tôi đã biết người ta phản ứng ra sao ,nó có lợi và hại thế nào ,"sức đề kháng" ra làm sao .Cảm ơn các bạn đã bày tỏ.

8 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Trới đất, anh bạn nầy nêu 1 câu nhức óc, lấy gì phản biện hay phản phé chứ??

    Lão điên điển nầy chỉ biết là câu nầy rất xưa mà chẳng biết là của ai, chỉ cảm nhận là cách diễn đạt hơi.. "cổ lổ sỉ". Cách diễn giải anh bạn đúng quá rồi, không phải "gần bùn" mà sinh ra, lớn lên từ "bùn". Và trong cái "cổ" nầy thì cách nhìn hơi đơn giản, chỉ chú ý kết quả là "hôi tanh" và "thơm tho" như người ta vẫn nói "cây đắng sanh trái ngọt" đấy thôi. Hổng biết nói sao thiệt.

    Thôi cho lão "gian lận" 1 chút há, kể sang chuyện khác vậy.

    Trong văn chương thì không chỉ 1 hướng, 1 câu, cũng có nhiều cách diễn đạt khác nhau cho 1 sự việc, kẻ xấu tìm đến nhau thì nói "Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã", nhưng kẻ tâm đắc tìm đến nhau lại khen "Đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" cũng là chú ý đết kết quả thôi.

    Nhân nói về bùn lầy thì lão xin tóm tắt câu dân gian "cóc bôi vôi" cho vui chút vậy:

    Giống cóc, nhái.. vốn sinh ra và lớn lên trong đầm lầy, khi trưởng thành, rụng đuôi thì nhảy lên bờ sống phần còn lại cuộc đời.

    Có 1 con cóc sau khi nhảy lên bờ, ngoái nhìn lại chiếc đầm hôi hám, đầy rẫy sâu bọ cùng vài loài đang bơi lội vui đùa trong đó, cóc lắc đầu chép miệng "sao chúng nó lại có thể sinh sống, lại còn vui đùa trong một vủng bùn kinh khiếp đến thế?".

    Long vương nghe tin, tức giận truyền bắt cóc đến và thét:

    - Mi là kẻ vong ơn, quên nguồn cội, mi quên rằng chính vũng bùn hôi hám đó đã đùm bọc, nuôi dưỡng mi, đã cho mi thức ăn còn che chở mi trước kẻ thù, nay đũ lông cánh còn miệt thị rẻ rúng, truyền bôi đường vôi đỏ lên lưng để người đời nhận biết đây là giống vong ơn bội bạc.

    Từ đó trên đời có 1 giống cóc trên lưng có sọc đỏ mà dân gian gọi là "cóc bôi vôi".

    Lão nghĩ cũng là "sình lầy" nhưng 2 câu dùng cho 2 sự việc, 2 kết quả khác nhau. Nhưng dù sao cũng là người thời nay xét cái nhìn người thời xưa phải có khác mà.

  • 1 thập kỷ trước

    Phùng Quán, sinh năm 1932 tại Thừa Thiên - Huế. Năm 1945, ông tham gia Vệ quốc quân trong vai trò chiến sĩ trinh sát Trung đoàn 101 (tiền thân là Trung đoàn Trần Cao Vân). Tác phẩm đầu tay Vượt Côn Đảo của ông được giải thưởng của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1955. Không lâu sau đó, Phùng Quán tham gia phong trào Nhân Văn - Giai Phẩm nên bị kỷ luật, mất tư cách hội viên Hội Nhà văn Việt Nam và phải đi lao động cải tạo ở nhiều nơi. Từ đó đến khi được nhìn nhận lại vào thời kỳ Đổi mới, Phùng Quán hầu như không có một tác phẩm nào được xuất bản. Năm 1987, cuốn tiểu thuyết Tuổi thơ dữ dội của Phùng Quán được xuất bản và nhận Giải thưởng Văn học Thiếu nhi của Hội Nhà văn Việt Nam hai năm sau đó. Ông mất năm 1995 tại Hà Nội.

    Đầu năm 2007, ông được nhà nước Việt Nam truy tặng Giải thưởng Nhà nước, do Chủ tịch nước ký quyết định riêng.

    Phùng Quán là một Nhà văn kiêm một nhà thơ, có tài nhưng ông không phải là không có những nhược điểm, chính ông cũng tự nhìn nhận như vậy. Theo tôi bài thơ Sen của ông là một cái nhìn lệch lạc không xứng đáng với tên tuổi của ông. Đọc bài thơ ta không thấy đang thưởng thức thơ mà như đang đọc một lá đơn tố cáo (vu cáo?), thì đúng hơn. Giọng thơ lời lẽ khá cay độc, không còn sự bình tĩnh cần thiết. Bài thơ này cũng như nhiều bài khác trong tập thơ của ông không đề thời gian viết, có lẽ ông không muốn cho người đọc biết cái xuất xứ, thời điểm và hoàn cảnh của bài viết. Tôi cho rằng đọc bất cứ một tác phẩm nào ta cần biết về tác giả và hoàn cảnh ra đời của nó thì mới đánh giá hết được tư tưởng, cảm xúc của tác giả. Về bài thơ này gây phản cảm cho người đọc Việt Nam như thế nào xin bạn cứ trở lại câu trả lời trước của mình thì sẽ rõ, xin không nhắc lại ở đây. Tôi tin rằng đây mới là một bộ phận nhỏ người Việt, và là bộ phận tương đối có văn hóa, nên trong cách viết còn giữ gìn. Chứ để quần chúng đông đảo thì sự bất bình còn lớn hơn nhiều.

    Thôi thì nhân sinh bất thập toàn. Nhà văn - kiêm nhà thơ Trần Quán đã mất. Ta cần phải tôn trọng sự yên tĩnh của ông và không nên đưa những vấn đề nổi cộm ra tranh luận, để hương hồn ông được nghỉ ngơi thanh thản. Dù sao, ông cũng là một nhà văn đã có nhiều đóng góp cho đất nước, đáng được nhìn nhận.

  • Ẩn danh
    5 năm trước

    Bao năm xa cách gặp lại nhau Rưng rưng giọt lệ giọng nghẹn ngào Bạn học thuở bé chừ gặp mặt Tay bắt mặt mừng nhớ xiết bao. ''''''''''''''''''''''''''''''''''''''... Ba mươi năm sau ngày rời lớp 12 mới gặp lại nhau tại sân trường cũ ngày nào.........

  • 1 thập kỷ trước

    Bạn thân mến ! để phân tích thơ , với mỗi bài thơ mỗi người có một cách nhìn riêng theo từng góc độ . Đã nói đến thơ là nói đến sự bay bổng tâm hồn của từng tác giả khi làm bài thơ đó . Chỉ chính tác giả mới hiểu thấu đáo được những gì mình muốn viết trong muôn vàn uốn lượn của từng từ ngữ , từng câu thơ ( nhất là từ ngữ Việt Nam lại rất phong phú ) . Như tôi đã nói tùy theo cảm nhận của mỗi người , nếu nhìn theo nghĩa đen , nhìn theo sự trần trụi của ngôn từ thì người đó sẽ thấy bài thơ đó không hay không có gì hứng thú ,chưa nói đến là lố bịch ,phản trắc ... Còn nếu nhìn theo sự cảm nhận bay bổng tâm hồn , theo nghĩa bóng của bài thơ thì người đó lại thấy bài thơ hay theo sức tưởng tượng bay bổng của mỗi người ( mà nhiều khi chính tác giả của bài thơ cũng không tưởng tượng được như thế ...). Nói chung đã nói đến thơ thì tôi đều thấy có sự bay bổng và thi vị trong đó ( dù là ở thể loại nào ).

    Với bài thơ

    " Trong đầm gì đẹp bằng sen

    Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng

    Nhị vàng bông trắng lá xanh

    Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn "

    Với tôi lại có cảm nghĩ đầm và bùn ở đây là chỉ sự tối tăm của xã hội phong kiến , ách đô hộ lúc đó .. .Không thể ví đó là cha mẹ được !!!. Một bài thơ hay được lưu truyền rộng dãi trong nhân gian từ đời này sang đời khác đã quá đủ để minh chứng . Không phải chỉ người này nói hay ,người kia cũng khen theo mà bài thơ đó được tồn tại dài lâu , mong bạn phân tích và hiểu thấu đáo . Thực ra có một số người đã cố tình khác người để được nổi tiếng theo kiểu để được nhắc tới là một hiện tượng ( nhiều khi là có ý đồ đen tối trong đó , không chỉ riêng bài thơ này ). Chào thân ! ( tôi thấy bạn Tamtit và Sudo trả lời rất hay và xác đáng .)

    Nhân đây tôi cũng muốn nói thêm về truyện cổ tích Tấm Cám . Theo tôi cái kết cục của câu truyện không có gì phải phê phán cả . Trong cả câu truyện Tấm đã quá vị tha và bao dung cho cái ác của mẹ con Cám ( cụ thể là Tấm đã chết đi sống lại nhiều lần mà không nỡ làm hại lại họ ) . Đó là trong chuyện cổ tích chứ trong xã hội bình thường thì thử hỏi có ai chết đi sống lại được bằng ấy lần để mà tha thứ với những tội ác kinh thiên động địa đã trở thành hệ thống không thể bao giờ cảm hóa nổi - cái ác cần phải được trừng trị thẳng tay !. Thế cho nên trong xã hội vẫn có mức án trung thân hay tử hình - vậy mà vẫn chưa đủ để răn đe, ngăn chặn những hành động độc ác hiện hành trong xã hội ( hàng năm vẫn có bao kẻ phải lĩnh những mức án này ) - Thật buồn ,chúng ta không thể quá mềm yếu rộng lượng bao dung cho nhưng kẻ ác ngang nhiên hoàng hành được !!! Truyện cổ tích Tấm Cám đó cũng là một bài học rất bổ ích cho chính chúng ta ! có thể tôi và bạn cũng như các bạn khác, khác nhau về cách suy nghĩ và cách nhìn nhận cho từng sự việc ,cho từng vấn đề ...- như thế mới là một xã hội đúng không bạn ! Chào thân !

  • 1 thập kỷ trước

    Phùng Quán không phải nhà văn nhà thơ " lắm tài nhiều tật" như nhận xét của các bô lão Y!Q&A . Chỉ bởi vì " anh hùng không có đất dụng thân", bị bắt lỗi bởi nêu ra những vấn đề " nhạy cảm " trong " thời gian nhạy cảm"...

    Thơ thế nào là thơ ?

    (Các) Nguồn: Mỗi người có một cảm nhận,cảm thụ riêng...
  • 1 thập kỷ trước

    quan điiểm của mỗi ngừơi đều khác nhau

    có người thích cái ưu có ngừoi thích cái nhược, có người thích ưu

  • 1 thập kỷ trước

    nếu bạn hiểu theo nghĩa đó thì tôi chịu,ko phản biện gì nổi... hix hix

  • 1 thập kỷ trước

    Rấ hay, rất hay. Mười mấy năm nay tôi mới đọc được 1 bài phân tích, bình luận ca dao, tục ngữ rất thực tế, rất sát với hiện tại, ko viễn vong, mơ hồ. Không giáo điều, khuôn rập, mênh mông như những gì hồi nhỏ mình được học. Chỉ là những "trên bảo, dưới nghe", chỉ là "thầy đọc, trò chép". Ko hề có tư duy, sáng tạo trong giáo dục. Chỉ đề cao cái đẹp mà quên lên án cái xấu, cái hạn chế của xã hội. Phải chăng là do cấp trên làm sai? Hay tại vì người hiền, người quân tử, trung thần mỗi ngày đã mỗi ít, kẻ gian thần thì nhiều. Tất cả đều đúng. Nếu đứa con đang làm sai mà cha mẹ im lặng cũng là đồng nghĩa với tiếp tay cho hành động sai đó. Sự tiến bộ chỉ ra đời khi có một giai đoạn mâu thuẫn - quá độ giữa cái cũ, lạc hậu và các mới, hiện đại, nhưng cũng đừng đánh mất truyền thống mấy ngàn năm mà cho ông ta đã cố giữ gìn.

    Mình rất trân trọng những cách suy nghĩ như bạn. Chỉ có những cách suy nghĩ này, tư duy này, con người này mới có thể cống hiến đưa nước Việt Nam bay cao, bay xa trên bầu trời Thế Giới.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.