Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

HungCt H đã hỏi trong Khoa học Xã hộiTâm lý học · 1 thập kỷ trước

Tao thà nhận con thiên hạ con hơn nhận mày?

Đây là một câu chuyện có thật ở Cầu Giấy Hà Nội. Tùng chơi với tôi tư hồi lớp 3 cho nên tôi biết rất rõ chuyện nhà Tùng. Mẹ tùng mất khi nó mới 2 tuổi. Bố nó vội vàng lấy một người vợ khác để có người chăm sóc gia đình. Người mẹ kế của Tùng là một người phụ nữ đẹp và tốt. Nhưng bà ý với Bố Tùng cũng là rổ rá cạp lại thôi. Bà ý cũng đã có một người con gái . Linh kém tùng một tuổi. Và hai đứa em sinh đôi nữa. là con của mẹ kế và bố tùng.( 1 trai 1 gái) kém tùng 3 tuổi. Sống ở ngôi nhà đó suốt 12 năm nhưng Tùng không có được một ngày hạnh phúc vì 2 bố con luôn cãi cọ nhau. Và Tùng không ưa gì 3 đứa em kia và chúng nó cũng không ưa gì anh của chúng nó. Nhưng lời mà bố nó nói vs nó khi nó thi trượt ĐH năm nay thì thật sự là một cú sốc

4 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Chuyện anh em cùng cha, khác mẹ không thích nhau là chuyện thường ngày. Nhưng thật sự ba của Tùng không nên nói như thế với Tùng. Tùng đã ko còn mẹ, thiếu đi tình yêu thương của mẹ, đáng lẽ ba Tùng phải yêu thương Tùng hơn nữa. Thật sự mình chia sẻ với bạn Tùng của bạn vì nhiều bậc cha mẹ có ý nghĩ con mình phải vào Đại học cho bằng bạn, bằng bè mà không nghĩ đến cảm jác của con mình. ĐH ko là cánh cửa duy nhất vào đời, ngoài ĐH ra Tùng vẫn có thể đi học Cao Đẳng nghề hơặc Trung Cấp nghề. Một cánh cửa đóng lại và một cánh cửa khác sẽ mở ra. Tự tin lên nhé Tùng! Hãy cố gắng sống và học tập tốt để sau này chứng minh cho ba của Tùng thấy rằng Tùng ko tệ như thế. Cố lên Túng nhé! Chúc may m��n.

  • 1 thập kỷ trước

    Bạn mến, hãy khuyên cậu bé đó : Hãy sống với mọi người bằng tất cả tình yêu thương. Dù cho ai đó không vấn vương tình với mình ( nếu là vậy ) .

    Theo tôi, "chuyện người lớn" đôi khi mãi sau này khi trưởng thành rồi mình mới hiểu. Vì vậy, chuyện của họ hãy để họ tự say ngẫm và giải quyết .

    Riêng về tình cha con, thực sự ở mỗi thế hệ, ngay tại mỗi môi trường sống đã làm cho cách nhìn nhận của mỗi người khác nhau trong giao tiếp ứng xử...Và cách quan tâm của bố Tùng cũng vậy, huống chi đàn ông ít người ủy mỵ thậm chí họ không muốn cho vợ con hay bạn bè biết rằng mình "rất yêu thương chúng" và họ luôn muốn đề cao cái tôi của mình. Nhất là khi con cái mình không như mình mong đợi. Hẳn bạn cũng biết, nếu cha mẹ là tầng lớp trí thức, họ quan tâm đến con cái 1 cách khác, cha mẹ là dân làm ăn buôn bán lại theo cách khác.... cũng từ cách này mà ảnh hưởng đến tư duy, lối sống con cái sau nay. Nhất là khi con cái lại tự do đua đòi, phóng túng, không có tư duy tìm tòi, phấn đấu nỗ lực thì khó nói trước điều gì .

    Trượt đại học năm nay, Tùng vẫn có thể tìm cho mình 1 hướng đi mới. Quan trọng phải có sự kiên trì, nhẫn nại để vươn lên. Và chính thời gian này đây để suy ngẫm lại : Nhận diện được cái gốc sự xung đột nẩy sinh, từ đó mình giải quyết bằng tấm lòng mình. Mình sẽ thấy hài lòng .

    Chắc có lúc Tùng đã từng chán nản sự "trì triết, gay gắt" của bố mà phải đi đâu đó 1,2 ngày, hoặc cùng bạn bè đi picnic mấy hôm. Thực sự Tùng đã bao giờ quan tâm đến bố, mẹ, các em mình chưa? có nhớ đến ngày sinh nhật của bố không ? có biết ông ta làm sao phải trầm ngâm cau có không ? và có biết ..trong con người đó có căn bệnh hiểm nguy nào không ? ( ví dụ vậy ) Có lẽ là Tùng không để ý đến những điều đơn giản đó. Liệu rằng sau cuộc chơi đôi ba ngày đó, khi trở về căn nhà, Tùng vĩnh viễn không còn "phải nghe" những tiếng "cằng nhằn" không phải nhìn thấy khuôn mặt "khó chịu" đó nữa, trơ trọi lại chính mình, Tùng sẽ cảm thấy thế nào ?

    Đã bao giờ Tùng lặng lẽ ngắm nhìn khuôn mặt cha hay mẹ mình chưa ? đếm được bao nhiêu nếp nhăn của nhọc nhằn ? bao nhiêu vết rạn của thời gian ? ...để thêm một lần trân trọng những khó khăn, khổ cực mà họ đã nỗ lực để nuôi mình khôn lớn. dù rằng cách mà họ chăm nuôi mình chưa hẳn là chỉn chu, mà thông thường con cái bao giờ cũng nghĩ rằng cha mẹ mình không yêu thương chiều chuộng mình như người khác ...v...v.... Giải quyết được những suy nghĩ này . Chắc chắn Tùng sẽ vững vàng vả biết mình phải làm gì ?

    Lời nhắn em Tùng :

    Tùng mến, em có biết rằng bên ngoài căn nhà nơi em sống, lẩn quất quanh chúng ta, trong bệnh viện, ngôi trường, trên khắp phố phường ...vẫn còn biết bao những cảnh đời mà ...khi chứng kiến...mình cảm thấy đớn đau ghê ghớm, hơn quá nhiều nhiều những cái mà mình tưởng như đó là khổ đau . Hãy sống bao dung, độ lượng, yêu thương vì mọi thứ quanh ta đều rât đáng để yêu thương .

    Sự nóng giận của bố em qua đi, có lẽ em không biết rằng, nhiều người đàn ông rất cục cằn với con cái. Nhưng khi con mình chím say trong giấc ngủ, họ đã "lén lút" ngồi lại bên con mình, chỉ để ngắm, để nhìn hay đắp lại cái chăn cho nó, để rồi có lúc những giọt nước mắt hiếm hoi lăn xuống tan biến trong bóng đêm, chỉ họ biết, bởi vì họ tự cao hơn ai hết nên không thể cho ai biết điều đó .

    Em nên tin vào thứ tình cảm đó tồn tại !

    Chúc em luôn vui tươi và yêu đời !

  • 1 thập kỷ trước

    Là con trai 1 chút nhẫn nhịn cũng không chịu được là dở. Không chịu nổi ủy khuất là tệ. Ai cũng hiểu khi còn phụ thuộc vào ai đó thì nhẫn nhịn là điều phải làm huống chi là gia đình, Nếu có can đảm cãi nhau với bố mà lại khống chịu nỗi 1 lời mắng thì không đáng mặt nam nhi. không có khả năng tự lập thì nên xin lỗi "bố" đi ít ra ông ta mới là người nuôi sống gia đình.

  • 1 thập kỷ trước

    mình thấy bạn nên khuyên tùng ko nên làm chuyện bậy bạ khi bị sốc như thế. Bạn hãy khuyên tùng nên có 1 cuộc nói chuyện thẳng thắng với bố của tùng và tùng hãy bày tỏ tất cả những suy nghĩ của về gia đình bố, mẹ kế, và 3 đứa em bởi vì bây giờ tùng đã lớn 18 tuổi và đã là 1 người trưởng thành hãy nói chuyện với bố như 2 người trưởng thành với nhau để giả tỏ những khúc mắc trong lòng và làm cho bố bạn ấy hiểu hơn về bạn ấy vì bấy lâu nay ông ấy đã ko wan tâm tới bạn ấy đúng mức hảy nói với bố tùng rằng : DH ko phải là con đường duy nhất mà 1 con người có thể đi vẫn còn nhiều con đường khác tuy xa nhưng vẫn tốt cho cuộc đời. nếu bạn cần lời khuyên cụ thể hãy gọi cho tôi theo số dt: 0968886137. chúc bạn thành công

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.