Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Trúc Ly đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 1 thập kỷ trước

"Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn" nghĩa là gì, mong các bạn dẫn giải giúp..?

Cám ơn nhiều lắm!

9 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Đạo phải dùng trí tuệ trực giác mà thấy chứ không thể dùng ngôn ngữ mà bàn luận được .

  • 1 thập kỷ trước

    Khi mình tu chứng thì mới thông suốt (cảm thông ) được đạo, Còn nếu không thì không thể nào chứng thực được. Đạo không thể dùng lời nói hay bất cứ thứ gì để diễn tả được nên gọi là không thể nghĩ bàn.

    Ví dụ như tú cú của nhà Phật, gồm:

    + Có

    + Không

    + Chẳng có chẳng không

    + Cũng có cũng không.

    Đạo thì phải ra ngoài tú cú này nếu còn trụ vào một cú nào đó thì không phải là Đạo. Nói thử xem nó là sao? Nếu nói ra được thì đã lọt vào có, còn không nói ra đươc thì lọt vào không.....

    Vậy phải thế nào? Phải đích thân đạt đến giác ngộ thì liền cảm thông Đạo ngay thôi. Ấy gọi là bất khả tư nghì.

  • 1 thập kỷ trước

    Khi hiểu được Đạo (Cảm thông), thì mới thấy là không thể nghĩ bàn được. Ý nói Đạo vượt ra ngoài tâm lượng, ngôn ngữ nên khi hiểu được (Cảm thông) thì không thể dùng tâm suy nghĩ mà nghĩ tới, không thể dùng ngôn ngữ luận bàn, mà bàn được. Chào bạn.

  • 1 thập kỷ trước

    Sức mạnh và khả năng của TÂM thanh tịnh (TÂM KHÔNG) là vô biên. Giao cảm giữa mỗi người với Phật, hay giữa con người với nhau là sá»± truyền thông đặc biệt. Trạng thái giao cảm ấy tùy thuộc v�� o TÂM. Giao cảm trong đạo với TÂM KHÔNG là sá»± truyền thông mãnh liệt nhất, nó gần nhÆ° không giới hạn hay nói chính xác hÆ¡n là gần nhÆ° không bị suy hao hay sai lệch trong trường hợp một TÂM VÔ NGà kết nối với một TÂM VÔ NGà khác.

    Tại sao TÂM VÔ NGÃ (hay TÂM KHÔNG) có được sự diệu kỳ như vậy? Hãy nhớ lại về VÔ NGÃ TÍNH là như thế nào? VÔ NGÃ TÍNH là tính chất không bị định trước, không bị cản trở, không bị cấu nhiễm. Nhờ VÔ NGÃ TÁNH nên TÂM giống như một thẻ nhớ tinh sạch, dung lượng siêu lớn và có thể sao cóp tùy ý.

    Do vậy, khi ta quy y Phật, nương về Phật hay Chân Sư với một TÂM VÔ NGÃ thì cảm ứng giữa Phật hay Chân Sư với chúng ta là trọn vẹn, Ta và Phật hay Ta và vị Thầy sẽ giao hòa làm một. Niệm Phật hay Quán tưởng Phật cần tránh sự cầu cạnh với Tâm phân biệt, mà nên là TÂM VÔ NGÃ như nói trên. Khi buông bỏ chấp Ngã thì Tâm ta và Tâm Phật đều vành vạnh thể Tánh tròn đầy cùng hòa đồng và tương thông. Lúc đó sự cảm ứng sẽ vô cùng vi diệu, không thể tưởng tượng được. Đó là ý của bài kệ:

    "Năng lễ sở lễ Tánh Không tịch

    Cảm ứng đạo giao nan tư nghì

    Ngã thử đạo tràng như Đế Châu,

    Thập phương chư Phật ảnh hiện trung"

    dịch:

    "Phật, chúng sinh TÁNH KHÔNG đồng thể,

    Đạo cảm thông khó nghĩ khó bàn,

    Lưới đế châu ví đạo tràng,

    Mười phương Phật hiện hào quang sáng ngời"

  • 1 thập kỷ trước

    Là sự giác ngộ đã tới gần biên giới của sự giải thoát. Là hành giả đã tới vô lậu học, là trí tuệ không dò rỉ. Trí tuệ đó chỉ bằng một trí tuệ như viên mãn mới nắm bắt thấy biết được. Mà một người trần tục không thể hiểu thông qua suy nghĩ và lời nói.

    Bởi lời nói và suy nghĩ là kết quả của luân hồi. Dùng thuật ngữ luân hồi, dùng kiến thức luân hồi( kiến thức thế gian), làm sao giải thể được trí tuệ Niết bàn?

  • 1 thập kỷ trước

    Người xưa nói: "Vô tri bất mộ".

    Đạo mà không nghĩ không bàn được thì làm sao mà cảm thông. Cái này thì mình chịu thua, hi hi...

  • 1 thập kỷ trước

    ..nghĩa là:'' nếu nói phương tiện là CỨU CÁNH DUY NHẤT thì tôi với bạn có gì phải bàn."

  • 1 thập kỷ trước

    Mọi cái thấy biết là đúng. Cái gì ko trúng, cũng là đúng. nên miễn bàn - niết bàn.

    (Các) Nguồn: Còn phải hỏi
  • 1 thập kỷ trước

    Cái đó là bất khả tư nghị, tức là ngay cả ngôn ngữ của con người cũng không thể diễn tả được hết sự huyền diệu của đạo pháp. Khi dùng ngôn ngữ mà diễn giải thì tức là đang chấp vào khái niệm, vẫn còn tin vào bản ngã. Đạo chỉ có thể cảm nhận, tới lúc cảm nhận được thì đã đạu chính quả rồi. Vì vậy mới có câu truyện các đấng trí tôn dùng mùi hương để luận giải về đạo.

    Tâm bình thường là đạo....nghĩ tới là trái.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.