Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Xin góp chút ý kiến!?

Mình có nói chuyện với một bạn trẻ (mới 15 tuổi) và gặp phải một vấn đề. Bạn này cho rằng nên chờ đến khi công đức sâu dầy hơn thì mới bắt đầu ngồi thiền cho dễ vì theo như bạn ấy biết thì nếu không như vậy sẽ rất khó để tu tập. Mình nói rằng bạn đã nghĩ sai và cố thuyết phục bạn ấy bắt đầu ngay chứ đừng chờ đợi nhưng chắc bản thân còn kém cỏi, chưa đủ lý lẽ hoặc đã gây hiểu lầm nên không có tác dụng.

Mong mọi người góp chút ý kiến để giúp mình sáng ra vấn đề.

Đây là link coppy đoạn hội thoại nói chuyện của mình: http://www.megaupload.com/?d=69T0C70H

Cám ơn nhiều!

Cập nhật:

Trong một cuốn băng giảng của thầy Chân Quang có nói là những người có phước đức nhiều sẽ dễ tu hơn nhưng điều ấy không có nghĩa là ta thấy nó khó mà không làm.

Nếu cứ chờ đợi thì biết bao giờ mới chịu tu? Nghiệp nặng ngồi sẽ đau nhưng đau sẽ bớt nghiệp, mới ngồi sẽ khó nhưng không khó thì làm sao thành tài? Ta vừa tu thiền vừa tạo thiện phước có hơn là cứ ngồi chờ đợi một ngày (mà chính ta cũng không biết là ngày nào) mới chịu tu tập.

Vấn đề là bạn này đã hiểu sai và suy diễn không được thấu đáo lời giảng của sư phụ. Thử nghĩ: "Thân người khó được, Phật pháp khó nghe"-nay ta may mắn được làm người, lại biết đến Phật giáo, biết đến Thiền Định mà lại không tranh thủ thì đợi đến khi nào?

Hi vọng có các bậc thiện tri thức cho vài lời khuyên.

14 Câu trả lời

Xếp hạng
  • uk
    Lv 5
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Nếu anh biết được tình cảnh của em thì chắc anh đã không nói vậy. Và mong anh hãy nghe lại bài "Hiểu lầm" của thầy Chân Quang. Chào anh. Đúng là những suy nghĩ của anh em ta khác nhau rất nhiều, mong anh tu thiền được đúng theo lời Phật dạy...

  • 1 thập kỷ trước

    xin chào !

    ...tu tâm.........chước..........sau mới tề gia........mới đến trị quốc.......rồi mới bình thiên hạ được.

    khi tu đạt đại khai ngộ .........tự nhiên sẽ có lực lượng ............không cần độ chúng sinh .........mà chúng sinh được độ...........thế mới là độ chúng sinh.

    bạn nên biết phật và chúa không ép ai.............không dùng thần thông để lôi kéo ai theo các ngài........

    một quả xanh không nên ép làm gì............................

    vì người ta cũng có phật tại tâm mà............

    nói cách khác người ta cũng có chúa ngự trong con..........

    a di đà phật............

    http://www.suprememastertv.com/au/climate-change-p...

  • ZIAZOO
    Lv 7
    1 thập kỷ trước

    Chào thiện hữu!

    Theo chủ quan của tôi đoán bệnh thì bạn trẻ đó còn sơ tâm do vậy đã nhiễm bệnh "chấp thường" nên đơn thuốc tôi kê như sau:

    - Vô thường giảng kỹ: 1đồng cân.

    - Tổ thiền truyện: 10 phân.

    - Tinh tấn: 1 đồng cân.

    Đem sắc với than không hồng mà cháy, nước đang sôi mà lạnh; uống ngày một thang đều trong 30 ngày tôi tin bệnh sẽ thuyên giảm.

    Chúc an nhiên!

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    - Cậu bé đã ko hiểu sai lời dạy của Thây CQ mà chỉ hiểu 1 nửa, hiểu 1 vế lời của thầy thôi, thầy khuyên như vậy là cốt mọi người hành thiện tích đức (gieo nhân) nhiều hơn bởi với thời buổi hiện nay con người rất "lười" làm việc thiện, việc gieo nhân lành cũng giúp chúng ta hái quả (dễ dàng) trong việc tu tập mà đồng thời giúp chúng ta "hành" trong việc tu hành. Đọc những lời đàm thoại giữa 2 bạn tôi thấy cậu bé là người có cá tính, cương quyết,dứt khoát, cảm thấy ko hợp là đòi bye và xóa nick đi ngay. Nghĩ lại bản thân mình hồi 15 thậm chí 20 tuổi tôi cũng chưa có được suy nghĩ tích cực cũng như hiểu nhiều về đạo như cậu bé đó.

    Thực ra việc tu tập nói chung và thiền định nói riêng nó phụ vào yếu tố lớn nhất đó là chữ "duyên" sau đó mới đến các yếu tố hoàn cảnh gia đình, nhận thức.....Ko biết cậu ta có duyên đến đâu nhưng ở tuổi 15 đầu óc cậu bé như tờ giấy trắng rất dễ hấp thụ những kiến thức, ở những tuổi càng cao thì tờ giấy trắng càng bị vẽ viết bẩn càng nhiều nên việc hấp thụ ko những được ít mà còn khó khăn hơn nhiều nhưng cậu ta chưa biết được điều đó và nếu có nói thì chưa chắc đã tin ngay.

    Dây đàn căng thì tiếng sét, dây đàn trùng thì tiếng lùng bùng, dây đàn vừa thì tiếng êm ái....có vẻ bạn đã hơi vội (dây đàn hơi căng) khi khuyên cậu ta ngay. Giả dụ cậu ta mới chỉ nghe 1 vài đĩa của thầy CQ vài bữa gần đây (chứ chưa lâu như thời điểm hiện tại) mà nếu có gặp thầy ngay ngày hôm sau và thầy khuyên cậu ta tu tập như bạn khuyên thì chưa chắc cậu ta đã nghe ngay đâu bởi cái gì cũng cần có thời gian kiểm chứng, kiểm nghiệm (tự mình) chứ nói hay khuyên người ta nghe ngay thì ko đúng với điều Phật dạy: "Đừng tin ngay những điều ta nói". Nếu tôi là bạn có duyên với 1 người ham hiểu Phật Pháp như thế ở cái tuổi như thế thì tôi sẽ tiếp cận cậu ta thêm 1 thời gian nữa sau đó dần dần mới khuyên cầu ta từng bước 1 (tuần tự nhị tiến) vào việc tu hành.

    - Nói chuyện về cậu bé lại nghĩ đến mình, tôi là người thích tìm hiểu về Phật Giáo nhưng chưa đọc trọn vẹn 1 cuốn sách nào về PG cả, tôi luôn cố gắng học theo những điều Phật dạy và từ đó thấy mình và gia đình mình vui vẻ hạnh phúc, yên ổn hơn rất nhiều lần và từ đó tôi mới tin tưởng tuyệt đối vào Nhân Quả (trước kia cũng là người lương thiện nhưng ko hề tin vào PG). Hơi thở của tôi dài gấp 3 lần người thường, tôi thích ăn chay, mong muốn giúp đỡ động vật chúng sinh.... rất nhiều người khuyên tôi ngồi thiền nhưng hiện tại tôi vẫn chưa theo và tôi luôn đưa ra rất nhiều lý do nhưng trong thâm tâm ko nói ra nhưng lý do quan trọng nhất đó là duyên chưa đến.

    Bạn à, nếu nhớ ko nhầm trong 1 đĩa của thầy CQ thầy có nói rằng những gì thầy giảng, mọi người thấy hay và tin sau đó làm theo và nhiều người ngưỡng mộ thầy ....vv ko phải là do trí tuệ thầy cao, lý lẽ thầy nhiều, kinh sử thầy thông mà là do các vị Phật, Bồ Tát gia hộ cho thầy. Nếu hiểu rộng ra thì đó chính là Nhân Quả đó bạn ạ, thầy luôn mong muốn được giúp người khác bớt khổ, có khi còn hơn cả bản thân mình và từ mong muốn đó thầy đã soạn và giảng những bài như chúng ta đã biết. Những cái mong muốn đó, những bài giảng đó chính là việc gieo nhân lành để tạo ra cái từ trường xung quanh khiến người khác tâm phục khẩu phục, khiến người khác tốt lành và đa số họ đều cho rằng những bài giảng của Thầy "đi vào lòng người". Chính bởi thế nên bạn cũng đừng suy nghĩ nhiều về việc bạn chưa đủ lý lẽ để thuyết phục cậu bé đó, mà hãy học theo thầy đó là "hành" (gieo nhân lành) để có ngày bạn có được kết quả mong muốn, biết đâu 1 ngày nào đó, gặp 1 cậu bé như thế...bạn chỉ khuyên 1 câu là cậu ta nghe ngay và biết đâu 1 ngày nào đó bạn đi đến đâu là ở đó yên vui hòa bình đến đó, an lạc đến đó. HI hi tôi lại mắc cái tật giống bạn là mong muốn khuyên người khác rồi hi hi chào bạn nhé. Rất mong là cậu bé đọc được những lời chân thành này của các bạn, đó mới là điều quan trọng các bạn ạ, còn đúng đúng, sai sai, hay hay dở dở nó cũng chỉ là phù du mà thôi nhỉ các bạn?

    Chúc các bạn vui vẻ. Nếu có thể hãy dùng thời gian, công sức, trí tuệ giúp đỡ người khác bạn nhé xin đọc link http://vn.answers.yahoo.com/question/index;_ylt=Au...

  • 1 thập kỷ trước

    Người hiểu nguyên lý tu hành không chấp tuổi. Nếu biết trước đó vô lượng kiếp trôi lăn làm bao nhiêu oán hơn trong luân hồi thì chẳng kể trẻ già ai cũng sởn da gà mà run sợ. Cái tuổi trong đời này có đáng gì với vô lượng kiếp ta đã qua?

    Có kẻ đến giá chưa mở mắt, có kẻ còn non đã tuyết sương. Đó là nhân duyên của mỗi người.

    Cũng nên chỉ bảo, nhưng quan trọng là tự bản thân con người đó tự phá vô minh của mình. Họ không phá nổi, không ai giúp được, đó là nghiệp báo sâu dày.

    Quan điểm của bạn tự thân là đúng rồi (tự tha). Không phải nghi ngờ gì nữa.

  • 1 thập kỷ trước

    Chào Hải. lâu rồi mới gặp câu hỏi thật sự về Đạo Phật.

    theo ý riêng của mình, bạn có thể hỏi em nhỏ đó. làm sao để biết công đức đã sâu dày. việc thực hiện đúng bát chánh đạo. đó là điều sau hổ trợ điều trước. đó là khi ta tu chánh tư duy, điều đó sẻ hổ trợ chánh kiến của ta, khi ta tu chánh tinh tấn sẻ hổ trợ lại cho chánh mạng, chánh nghiệp, chánh ngử và chánh tư duy của ta. và trong khi làm công đức ta nên có trí tuệ để làm đúng công đức chứ không phải vì giúp một điều nhỏ mà làm hại người.

    vì vậy ta nên thực tập ngồi thiền để tâm an tĩnh, sau đó biết rỏ việc nào là việc tốt. củng như biết ta nên làm gì, khi đó mới có cả từ bi và trí tuệ, vì nếu có từ bi mà thiếu trí tuệ sẻ hại người. hại chúng sinh. củng như một câu mình nghe, siêng năng cộng với ngu dốt là đại phá hoại. vì vậy ta cần thiền để có thể biết ta nên làm gì mới đúng.

    thường khi thiếu tu tập mà siêng làm việc thiện con người ta có một cái tôi rất lớn vì thấy mình vĩ đại. điều này khó tránh khỏi vì ai củng tự hào khi mình tốt, dù mình từ bi mình vẫn tự hào về điều mình làm được.

    còn bạn nói ngồi đau sẻ bớt nghiệp thì bạn đang sai đó. việc bạn bớt nghiệp chỉ xảy ra khi bạn đem lại lợi ích cho chúng sinh. dù bạn bỏ cả đời ra để chịu nổi đau của thiền nhưng không giúp ai được điều gì thì củng không bớt chút nghiệp nào. trừ khi bạn chịu nổi đau để giúp người và trong quá trình tu tập có tinh tấn bạn đem hướng dẩn và giúp đở mọi người bởi kết quả chịu đau của bạn.

    Chào bạn.

  • 1 thập kỷ trước

    hi` bao nhiu thì gọi là có công đức sâu dầy nhỉ? ^^ vừa thực hành 1 pháp môn nào đó hợp với mình(tu tâm) vừa công quả(tu phước) thì mới tiến bộ nhanh được.

    khi (tu tâm) tạo ra phước và và khi công quàthi việc tu tâm nhanh tiến bộ hơn; 2 cái này hổ trợ cho nhau trong đường tu. mong được chỉ thêm..............

  • VKT
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    Người mới đến với đạo Phật dễ có cái nhìn thiên lệch, chấp pháp. Nhưng để phá được cái chấp đó cũng cần có thời gian và những nhân duyên. Bạn Hoàng Hải đã có duyên gặp gỡ được với một người ham đạo, hiếu đạo nhưng có lẽ chưa đủ kiên nhẫn nên nhân duyên kia đứt đoạn sớm quá. Có lẽ thuyết phục người, nhất là một người chấp Pháp rất khó. Không thể mong một chốc một lát mà thành công. Tôi nghĩ những vị giỏi thuyết Pháp cũng là cơ duyên tiền kiếp mà có. Cộng thêm vào đó người ấy phải là một người có kinh nghiệm tâm linh đích thực. Từ sự thực chứng với tâm từ bi và vô ngã sẽ đem đến tâm lực, công năng cảm hóa, dẫn dắt.

    Hoàng Hải đừng buồn. Kinh nghiệm này có thể lại là một nguyên nhân hay động lực cho sự tinh tấn mà mỗi chúng ta khi trải qua những chướng ngại có thể thu nhặt được.

    Chúc bạn tinh tấn.

  • 1 thập kỷ trước

    Chớ để đến già mới niệm Phật

    Mồ hoang lắm kẻ tuổi còn xanh.

    Như vậy việc tu hành thì nếu thấy là hợp thì nỗ lực tu tập. Còn nếu nói như các bạn khác là còn trẻ quá để nếm trãi mùi đời rồi hãy tu thì đó là cái quyền của mọi người, chứ không phải là nguyên lí. Cái nguyên lí là ở hai câu thơ trên! Nếu ngại chướng duyên thì nên siêng năng sám hối. Sám hối tội diệt phước sanh. Người tu Thiền pháp sám hối cũng là cửa quan trọng không nên dễ duôi. Chào bạn.

  • Thôi Hải Æ¡i!

    Em nó có 15 tuổi, đi ngồi thiền làm chi chứ!? Trời ơi, có bao nhiêu thứ trên trần gian này để cho bạn ấy tìm tòi, học hỏi và thử nghiệm, tội gì phải ngồi thiền?

    Hơn nữa, nếu bạn đại diện một tổ chức tôn giáo nào đó mà đăng mấy cuộc hội thoại với tính cách riêng tư mà bạn ấy chưa đồng ý thì bạn đã vi phạm quyền riêng tư của người bạn này.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.