Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Vì sao chúng ta luôn đòi hỏi sự công bình?
Có tồn tại sự công bình và người công bình không?
======
Gửi Chip thân mến: trong lời Chip nói, C hiểu rằng con người luôn đòi hỏi những thứ vốn không có... C hỏi câu này cũng là nhân câu trả lời của Chip về sự sòng phẳng í (cho nên Chip cứ...phá đám đê^^). Chúng ta đã sẵn được tự do trong nhận thức, quyết định và hành động rồi, đòi hỏi sự công chính thì có thỏa đáng ko nhỉ?
======
Bạn Phan Van Duy: Cảm ơn Bạn đã chia sẻ thành thật nhé. Trong chính chúng ta đã có sự thiên vị thì đi đâu tìm được công bình đây Bạn?
======
Chip2: Chip đang chọc C cười í à? Người lấy cái họ chưa có, và người mất đi cái họ có, thật hợp lẽ tự nhiên phải không Chip? Tất cả do tự chúng ta chọn lựa, vậy mà mãi ko tự bằng lòng...
======
Đến Anh Hòa Cầm: Anh phân biệt Bình đẳng và Công bình hay quá. Quả thật C ko hỏi về tâm lý mà hỏi công bình như một chân lý, trật tự, một luật chơi... C cảm nhận từ lời Anh rằng, trả mọi vật về đúng ngôi vị của nó chính là chí nhân chí ái ("thánh nhân bất nhân..."!). Nên trong lòng chợt có một băn khoăn: Những nhà thiện hảo đã lao đao trọn kiếp có một nguồn an ủi sâu thẳm bởi xác tín rằng "Sự sống rất dài" và công bình sẽ lập lại? Có bao giờ họ tự hỏi, chính trong trăm năm phù thế này, họ sinh ra để kết thúc cuộc chơi và luật chơi ấy?...C xin gửi đến họ lòng kính tín và mến phục.
======
HAN ơi, có người đi tán và có người được tán, thật là công bình mà. Phụ nữ cũng nhiều đáng thương mà.
17 Câu trả lời
- Ẩn danh1 thập kỷ trướcCâu trả lời yêu thích
Cái mà chúng ta luôn đòi hỏi là sự bình đẳng chứ không phải là công bình. Vì vậy mà mọi cố gắng bình đẳng hóa xã hội đã từng làm nên những bất công ghê gớm nhất trong lịch sử loài người.
Bình đẳng đến từ tâm lý so đọ, hơn thua, trong khi công bình đến từ việc thừa nhận một trật tự. Khái niệm trật tự tự nó đã có nội hàm bất bình đẳng.
Cái anh Bình Đẳng muốn ông quan cũng phải ở nhà lá, còn anh Công Bình trả ông quan về lại với nhà lầu. Trọng trách phải đi đôi với quyền lợi, vậy là công bình.
" Chim cứ tưởng nhấc cá lên không trung là làm điều thiện " ( Tagore ).
Em ạ ! có người-công-bình, nhưng một xã-hội-công-bình không tồn tại. Có những thiện hảo trọn kiếp lao đao và có những cái ác suốt đời hãnh tiến.
" Sướng từ trong trứng sướng ra "
" Nghèo từ ngã bẩy ngã ba nghèo về " ( Văn học dân gian )
Chính vì vậy mà " cuộc đời phi lý ", nói theo kiểu Sartre. Bởi vì khi ấy ông tin " chết là hết ", bởi vì tầm nhìn biện chứng của chúng ta chỉ gói gọn trong vỏn vẹn một trăm năm phù thế. Chúng ta đòi hỏi sự công bình phải đắc thắng hiển minh như câu truyện cổ tích có hậu, " thế rồi chàng cóc lên làm vua, và đôi uyên ương ấy sống mãi trong lâu đài hạnh phúc " Chúng ta không có đôi mắt tâm linh để nhìn thấy công bình đã lập lại cho " cô bé bán diêm " của Andersen đúng vào cái đêm đông bi thảm ấy, hay cho " hoàng tử bé " mồ côi của Saint Exupéry rời xác thân để về với tinh cầu.
Salomon, vị vua nổi trội vì óc khôn ngoan, tài hoa và sự giầu có, một ngày đã giao cho vị đệ nhất công thần một sứ mạng, " hãy tìm cho ta một vật mà khi nhìn vào đó, người đang sung sướng sẽ phải buồn rầu và người đang khóc sẽ có được niềm vui ", thời hạn một năm.
Ngay cả trong kho tàng của nữ hoàng Sabah, ngài tể tướng cũng không tìm được phẩm vật nào như thế. Khi chỉ còn một ngày nữa là đến kỳ hạn, quan tể tướng tình cờ mua được một chiếc vòng đeo cổ bằng gổ bày bán bên vệ đường với giá hai xu. Trên chiếc vòng có khắc hàng chữ,
" Tất cả rồi sẽ qua đi ".
.....để Công Bình lập nên trật tự mới. Đấy là luật thép, Cây ạ ! Sự sống rất dài, cái gì đã vay phải trả, cái khốn khổ sẽ được đền bù. Trong những tác phẩm chuyên đề của mình, Adam Smith, ông tổ ngành kinh-tế-học, đã nhiều lần nhắc lại tín niệm ấy,
( Wealth of Nations ).
------------------------------------------------
Ở phần " chi tiết thêm " Cây đã hỏi về cứu cánh, tôi xin minh định,
- Người thiện hảo ở đây được dùng trong vị trí ngôi ba. Cây ạ ! Lòng tốt không bao giờ được soi rọi bởi ý thức về chính mình, nếu thế, nó hóa trầm luân và...vấy bẩn ( xin lỗi Em ). Trái lại người thiện hảo luôn luôn sống trong mặc cảm triền miên về tội lỗi của mình, cái tội đã để cho trẻ thơ mút tay vì khát sữa, đã để cho những người con gái phải đi rao thân dưới ngọn đèn khuya vàng vọt...
- Người thiện hảo không bao giờ chờ đợi công bình sẽ lập lại cho chính mình, mọi nỗ lực đều hướng về cứu cánh bên ngoài bản thân y, y không vọng tưởng thiên đàng. Y sẽ không hề thắc mắc nếu Công Bình Tối Thượng có tống y vào địa ngục.
- Không ! cuộc chơi ấy đã có từ hồng hoang và sẽ kéo dài bao lâu con người còn tồn tại, cùng với tội lỗi và khổ đau như lời nguyền Sáng Thế. Em ạ ! Chính vì tính chất phù sinh mà cuộc đời đáng sống ( Camus ), hoa đẹp bởi vì nó sẽ tàn. Ngay cả Thiên-Chúa-Làm-Người đã không nỡ kết thúc cuộc chơi để đưa nhị-nguyên về một mối, cơn cám dỗ cuối cùng là...xóa sổ loài người đã không thành tựu. Thế thì Em sẽ hỏi, những người thiện hảo làm thế để làm gì ? xin lỗi Em, tôi không biết.
Đành mượn lời thầy Trang Chu... " Con xin vâng ! " ( Fiat voluntas Tuas ), chỉ biết là Thiên Triệu.
- VeraLv 41 thập kỷ trước
Mình nghĩ người ta luôn đòi hỏi sự công bình...chỉ vì họ không nhận ra rằng " Cuộc sống vốn dĩ đã rất công bằng."
Sự công bình luôn tồn tại...Nhưng người-công-bình thì hiếm.
- VioletbaongocLv 71 thập kỷ trước
Trong xã hội có giai cấp, thật sự không bao giờ có sự công bằng.
Đó là tồn tại khách quan ngoài ý muốn con người.
Nhưng con người - Loài sinh vật thông minh nhất hành tinh này.....
Thì luôn luôn muốn vươn tới một "cõi hoàn thiện" nên đòi hỏi sự công bằng.
Con người luôn mơ ước về một thế giới mà ở đó không có giai cấp, không có Nhà nước...Không có người bóc lột người. Một thế giới công bằng bác ái, không có bất công....
Và thế giới đó trường phái Duy vật biện chứng gọi là chủ nghĩa cộng sản (thế giới đại đồng).
Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu........
Chẳng biết bao giờ ước mơ của con người mới trở thành hiện thực.
Lúc đó chúng ta đã về với cát bụi lâu rồi......Thật buồn.
Tạm biệt bạn nhé.
Vui vẻ tối thứ sáu.
- Vịt Cổ LùnLv 61 thập kỷ trước
Người đòi hỏi sự công bằng là những người đang thuộc về "kèo dưới" mới đòi hỏi, chứ những người thuộc "kèo trên" ai thèm đòi hỏi?
Khi nào thế gian hết phân biệt kèo trên, kèo dưới, khi đó, công bằng là vĩnh viễn.
(Chuyện chỉ có trong mơ)
He he...
- ?Lv 71 thập kỷ trước
không bao giờ có sự công bằng ngay từ khi ta mới chào đời hu hu hu ! tại sao tui không là con gái để được người ta tán tỉnh mình , thay vì mình phải đi tán người ta .........mệt ghê !
- Trang ChuLv 61 thập kỷ trước
Chào CÂY thương yêu !
Trời đất vốn chỗ lồi chỗ lõm , rừng kia cây thấy cây cao ...Loài người kẻ thống trị và bị trị ...
Con người luôn tìm cầu cái vốn không có . Cái vốn có THẬT thì không chịu nhận lãnh ấy là của ta ?
Hạnh phúc vốn không , bất hạnh vốn có . Bất bình an vốn thật có , bình an vốn không ! Ngu Si vốn có , khôn ngoan vốn không , Bệnh tật luôn có , lành mạnh vốn không ! Yêu thương vốn có , thù hận vốn không .
Nói chung ; khi ta tìm kiếm thì vốn không , cái vốn có sẵn thì ta không nhận lãnh ?
Sự Công bình ở đời này đó chính là sự BẤT CÔNG . Khi ta chấp nhận nó , đích thị công bình vậy .
Thân thương
------------------------------------------------------------------
Ta là ai ? mà có sự tha thứ ? Ta la thứ gì ? mà đòi hỏi công bình ? khi tất yếu nó đã vốn thế từ kỳ thủy đã đc lập trình ? Ta vốn ko là gì cả ....mà ưa kêu ca ?
Mặt trời vẫn mọc đằng Đông và lặn đằng Tây vậy , muốn khác đc sao ?
Hãy bằng lòng cái đã có và đang phải chịu ...Con Xin Vâng !!!
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Vì sao chúng ta luôn đòi hỏi sự công bằng?
Vì chúng ta luôn đứng núi này trông núi nọ và luôn được voi đòi tiên!
Có tồn tại sự công bằng và người công bằng 0?
Vẫn câu nói cũ: công bằng à ơi...tùy lòng hảo tâm!
Lâu rồi 0 được phá đám! Háhá....
...................
Thỏa đáng?
Có 1 đoàn bao xe đi lể chùa Bà...
Thằng thầu đề cúng Bà con heo way và lâm râm khấn vái: lạy Bà cho con ngày nào cũng vơ...sạch và xanh cả đám chúng nó! Và hắn cho rằng "đòi hỏi" như thế cực kỳ thỏa đáng.
Đám chơi đề cúng cả bầy gà lớn gà bé và lâm râm khấn vái: lạy Bà cho con ngày nào trúng con đề,oánh đâu trúng đó! Và đương nhiên chúng cho rằng "đòi hỏi" như thế cũng hết sức thỏa đáng.
Bà ở trên cao điềm nhiên hốt hết heo way heo sữa gà lớn gà bé rồi chẳng thèm phù hộ cho bất cứ thằng nào hết. Vì cho rằng như thế mới là công bằng bình đẳng chí công vô tư công chính liêm minh (0 biết có minh thiệt 0!?) và hết sức cực kỳ thỏa đáng!
Háhá......
- 1 thập kỷ trước
hay doi xu tot voi moi nguoi! moi nguoi se doi xu tot voi ban
hay cho di nhung gj ban co the ! ban se nhan ve nhung gi da cho di
dung hoi tai sao ban luon cho di ma ko bao gio duoc nhan !
hay im lang va lang nghe ban chat dep de trong con nguoi ban len tieng! no dang noi voi ban rang: nhung gi tot dep ban lam se don ban o mot thien duong vao mot ngay dep troi nao do!
adidaphat!hjhj
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
Công bình , theo mình đó là sự tôn trọng lẫn nhau.
-----------
Trước đây có ông người da nâu, mình quên tên ông ta rùi, người Ấn Độ, ông ta là 1 luật sư sau khi tốt nghiệp trường Đại Học ở Anh. Ông ta đi đến 1 khách sạn nỗi tiếng để qua đêm, nhưng khách sạn này đã từ chối tiếp ông ta và mời ông ta sang 1 khách sạn khác, chỉ vì nhìn vẻ bên ngoài ông ta rất nghèo và có vẻ bệnh. Và có 1 lần ông ta đi xe lữa cao tốc với vé hạng sang, do 1 khách hàng của ông mời, biếu tặng, nhưng ông vẫn ko được ngồi trong toa VIP đó !
-------
Công bình trong chỗ làm việc, đó là " ko có cảnh ma cũ và ma mới ", qua tình huống này, chúng ta sẽ đánh giá được đối tượng , thuộc đẵng cấp nào.
------
Công bình ở mọi nơi, bạn thấy ko ? xã hội có văn hóa cao thì nơii đó có sự công bình và có sự tôn trọng lẫn nhau. Người có đẳng cấp " golden" thì đối sử người khác rất công bằng.
- Ẩn danh1 thập kỷ trước
có người đã nói cuộc đời vốn bất công và con người phải biết thích nghi với nó. bạn thử nghi xem có đúng vây không. bạn hay thư xet điều kiện của mình vói một bạn nào đó xem về nhiêu mặt co măt bạn hơn và cung có mặt b thua mà.