Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

bạn cho biết hàm ý câu - yêu cho roi cho vọt , ghét cho ngọt cho bùi ..?

cho nhớ ..dễ quên

5 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 9 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Thương yêu con cái thì phải nghiêm khắc dạy bảo, rèn cập, nếu quá nuông chiều để cho trẻ tự do chơi bời, nghịch ngợm sẽ làm chúng hư hỏng.

    Một kinh nghiệm dạy trẻ của dân gian.

  • 5 năm trước

    Đồng ý

  • 9 năm trước

    Cha mẹ yêu con mới đánh con khi con sai, do đó sao này con mới nên được

    Còn ai ko la thì có nghĩa là kệ nó...thân nó nó lo

  • 9 năm trước

    Đại khái là :

    Thương thì đánh đạp dạy bảo, vì thương mới tốn công dạy bảo để nên.

    Ghét thì làm bộ khen tân bóc để họ tự mãn chết lúc nào sai lúc nào chẳng biết.

  • - Tiếng roi vọt không phải là đánh đập nghĩa thực là kỷ luật, cương quyết...

    - Ghét cho ngọt cho bùi cũng không phải là lời nói ngon ngọt. Nghĩa thực của nó là không quan tâm, không trách nhiệm.

    "Thương cho roi cho vọt" không đơn thuần là bố mẹ thương con thì phải đánh, phải la mắng để con nên người; mà phải hiểu rằng yêu con nên phải nghiêm khắc, đặt ra những kỷ luật đối với con. Trẻ em là những cá thể rất hồn nhiên, chúng hồn nhiên khám phá cuộc sống, hồn nhiên làm những điều chúng muốn. Bởi vì quá hồn nhiên như thế nên chúng khó hòa hợp với những chuẩn mực của người lớn trong xã hội, chúng không có những công cụ để phát triển những tiềm năng trong bản thân. Vì thế, cha mẹ phải là người dẫn đường, giúp con, rèn cho con những thói quen tốt. Mà muốn hình thành thói quen tốt phải có những hành động lặp đi lặp lại, và kỷ luật là một trong những công cụ giúp trẻ hình thành thói quen. Vì thế, “Thương cho roi cho vọt” đồng nghĩa với việc nghiêm khắc để giúp con rèn những thói quen tốt, chứ không phải đánh là thể hiện tình thương!

    "Ghét cho ngọt cho bùi" không có nghĩa là khi thương con thì không được nói với con những lời yêu thương, nhẹ nhàng, tình cảm; mà "ngọt, bùi" ở đây nghĩa là nói những lời bóng bẩy, thờ ơ, nói những câu cho qua chuyện, cho đỡ vướng bận; như thế sẽ không giúp rèn trẻ nên người. Không ít cha mẹ cứ cứ răm rắp áp dụng “Ghét cho ngọt cho bùi” theo nghĩa đen, nên thường lên gân, hắng giọng, hoặc làm mặt “hình sự”, nghiêm trọng khi bắt chuyện với con. Điều này hoàn toàn đi ngược lại với phương pháp giáo dục con.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.