Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Chim Sẻ Mái ( hư hư lục )?
Chim Sẻ Mái
Thuở xưa, có đôi chim sẻ đang đậu giữa đường. Nhác thấy một người khoác áo tu sĩ đang đi đến, chim sẻ mái bảo chồng:
- Kìa mình! Có người đang đi đến, chúng ta hãy bay lên cây kẻo hắn bắt nạt thì khốn.
Chim sẻ trống cười lớn:
- Má nó khéo lo! Ðó là một tu sĩ khả kính chớ nào có phải bọn phàm phu tục tử đâu mà sợ. Ngài đã không che chở cho mình thì thôi chớ khi nào nỡ làm hại…
Chim mái không đợi chồng nói hết câu, bay vụt lên cây. Chim trống thản nhiên tiếp tục nhặt thóc Gã tu sĩ xuất hiện, nhặt một hòn đá ném chim trống. Chim bị thương bay loạng choạng theo vợ.
Chim mái săn sóc vết thương cho chồng xong trách:
- Em đã bảo mà mình không nghe. Ðấy! Ðáng kính với che chở. May mà chưa vặt trụi lông mình.
Chim trống thở dài:
- Biết thế nào được! Chiếc áo không làm nên nhà tu. Thôi, bu nó đừng có nhiếc anh nữa. Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, cũng có kẻ tu hành đàng hoàng chứ không phải ai cũng như tên giả hiệu kia đâu, bu nó ạ!
Sẻ mái nguýt chồng:
- Hừ! Bọn tu sĩ ngoan đạo đó có làm ích lợi gì cho mình đâu nào! Có rước họ đến nhà, dâng cơm hầu nước...họ cũng chỉ ăn căng bụng xong là ngồi mơ tưởng đến thần đến thánh, nào có đếm xỉa gì đến gia chủ đâu. Thứ cái ngữ ưa ai thì đem làm vua, ghét ai thì đem thiêu sống ấy mà mình còn để mắt tới họ làm gì nữa?
Em thân mến!
Câu chuyện trên đây được trích từ tập truyện cổ Ấn Ðộ, do nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội ấn hành năm 1985. Ðó là một câu chuyện được những người đồng hương với đức Phật lưu truyền trong nhân gian, nhằm chỉ trích thái độ xấu xa và vô công rỗi nghề của hàng tu sĩ.
Ghi lại câu chuyện này vào đây, tôi không có ý muốn đưa lên một lời bào chữa hay biện minh gì về màu áo do tu sĩ mà tôi và em đang khoác. Tôi chỉ muốn gợi ý cho em biết tại sao có sự xuất hiện của Phật giáo Ðại thừa cùng phương châm. “Thượng cầu bồ đề, hạ hóa chúng sanh.” Nghĩa là, người tu sĩ Phật giáo trên không bao giờ bỏ lý tưởng giác ngộ nhưng trong nếp sinh hoạt thường nhật, lấy việc giúp đỡ và phụng sự chúng sanh, giúp đỡ những chúng sanh cơ cực lầm than đang chung sống với mình tức là cúng dường chư Phật rồi vậy.
Các sứ giả thường có thái độ xem Phật giáo Ðại thừa như là một cái gì sản sinh ra do sự pha trộn của các dị giáo Ấn về sau mà quên rằng đức Phật, vị thủy tổ của Phật giáo là một người thực hành phương châm ấy hơn ai hết. Suốt cuộc đời ngài, trong 49 năm đăng đẳng, với ba tấm áo chấp vá mong manh và một bình bát ăn xin, đấng giác ngộ có nguồn gốc vương giả đó đã bôn ba khắp hang cùng ngõ hẻm, kêu gọi con người xóa bỏ những giai cấp phân chia giả tạo, sớt cơm chia áo, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, trước mặt cũng như sau lưng...
Ðức Phật đã thành công trong vai trò làm vị sứ giả hòa bình của nhân loại. Riêng phần chúng ta, tôi và em, không nên làm chim sẻ mái thất vọng bằng những lời hứa hẹn hay lý luận suông, trong hiện tại, ngoài việc đừng đóng góp vào thế giới điên đảo này bằng những vọng tưởng rối nùi, đục ngầu ngã kiến, ngã dục, ngã chấp v.v... chúng ta còn phải thay một bộ đồ công tác lành lặn, vác lên vai, vừa đi ra đồng, vừa hát:
“Một ngày không làm, một ngày không ăn” vậy.
1 Câu trả lời
- 8 năm trướcCâu trả lời yêu thích
vâng ! chiếc áo màu đà , màu hoại sắc ... của người tu sĩ thế gian không ưa thích .tuy nhiên thời buổi hiện nay cũng có nhiều kẻ lợi dụng nó để trục lợi lắm