Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Lv 43.586 points

?

Câu trả lời yêu thích31%
Câu trả lời734
  • cuộc chiến giũa nam vua núi bắc thu ba đang diễn ra quyết liệt ai cũng nói mình tu rất ngon lành?

    nhưng nếu đứng ngoài nhìn vô khách quan mà nói chẳng thấy hai cao thủ này tu hành gì hết chỉ giỏi cãi nhau bằng lý thuyết .ngon thì tổ chức một cuộc khảo thí xem sao . vua núi thì ngồi thiền quán 1 ngày 1 đêm không ăn uống ngủ nghỉ thu ba thì ngồi niệm phật 1 ngày 1 đêm không ăn uống ngủ nghỉ xem sao

    6 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là BÁC KHÔNG NHÂN QUẢ trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền, vì trong hằng ngày chưa từng thiết thực dụng tâm, chưa từng buông bỏ thân tâm nhân ngã. Chẳng biết tham là người nào ? Thiền là vật gì ? Có một bọn tham thiền ngã mạn cùng với người đời phỉ báng Phật dối bày ra sự thật không phải quở Phật, mắng Tổ thì cũng là dối tự cho là chứng, nói : “Phật là đồ bày đặt ra, Pháp là ngoa truyền, Tăng là bọn vô lại” Mình cũng tự hủy hoại chính mình cùng với bọn người không hiểu Phật pháp, cộng thêm với người tham thiền chưa thấu đều mang ác kiến này trong lòng, có thể chơi bời, ăn nhậu thỏa thích, không còn màng đến cái gì cả. Như thế chính là khinh Phật, khinh Tổ, hại mình hại người.

    Nói : “Phật là đồ bày đặt ra” tức là hủy hoại cái nhân của chính mình. Nói : “Pháp là ngoa truyền” tức là diệt cái quả của chính mình. Sao vậy ? Vì trong nhân của chúng ta có chánh nhân Phật, duyên nhân Phật, liễu nhân Phật, ba Phật ở chung. Đã bác chánh nhân Phật, tức là hủy hoại Pháp, Thân, Phật, báo thân Phật, hóa thân Phật ở trên quả. Lại bác chánh nhân Pháp tức là hủy hoại Pháp thân pháp, báo thân pháp, hóa thân pháp ở trên quả. Nhân quả của Phật của Pháp đã bác phá, thì đâu có quả Tăng.

    Buồn thay ! Tự mình làm bậy bác không nhân quả, hại mình, hại người sẽ thành cái nhân không cứu được. E rằng lại còn khuyến dụ người khác làm bậy, hoặc như khuyến dụ người ở trong chùa làm chuyện phá hoại Tam Bảo chẳng hạn.

    Phải biết, thấy một hình tượng Phật, nghe một danh hiệu Phật và Tam Bảo, sanh chút hoan hỷ thì cái tâm thích Phật trồng sâu giống Phật, lâu ngày nảy mầm thành cây sanh ra nhánh lá rồi kết thành quả Phật. Trái lại với đây là không có tâm Phật, không có hạt giống Phật thì sanh ra giống ác, nảy mầm ác, sanh cây ác, nhánh ác, lá ác kết thành quả ác, địa ngục A Tỳ và tam đồ vậy.

    Chẳng những Tăng Sĩ không hiểu Phật Pháp bác không nhân quả, mà người thế gian đối với trời đất, cha mẹ, bậc trưởng thượng và người đạo đức đều phải cung kính, hiếu thuận. Từ cái nhân vui này sẽ cảm cái quả vui. Ban đầu tin thiện, kế đó kính Phật. Đối với trời đất, cha mẹ, bậc trưởng thượng, hễ sanh ra một chút thiện tâm có một chút hiếu thuận thì cảm thành cái nhân phước, rốt cuộc ắt cảm quả Phật. Vì Phật cùng với thiện đồng, thiện cùng với người đồng. Bằng không, thì nếu không tin tất cả, thậm chí chửi rủa trời đất, ngổ nghịch với cha mẹ thì tội ác cũng đồng với bác không nhân quả vậy.

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    THIỀN SƯ THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là KHÔNG LẦM NHÂN QUẢ trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền làm được đến chỗ không lầm nhân quả là việc lớn đã hoàn tất rồi vậy.

    Thật ra vì nhân lầm nên quả tự lầm. Phải biết, cái nhân ban đầu của mỗi người ở trước lúc bất giác đã lầm rồi. Đã là cái nhân lầm ắt cảm cái quả lầm. Tại sao nói : Ngày nay không lầm nhân quả ? E rằng cũng đã do lầm nhân quả mà ra. Sao

    vậy ? Hữu tình vô tình đồng một nhân quả, đồng một nghiệp tánh tạo thành cái nhân địa của sắc thân. Tạo nhân người, thọ quả người, tạo nhân trời tạo quả trời, tạo nhân Phật tạo quả Phật, tạo nhân địa ngục tạo quả địa ngục, tạo nhân quỷ chịu quả ngạ quỷ, tạo nhân súc sanh chịu quả súc sanh, tạo nhân tham thiền chịu quả thay ngộ. Cho nên nói : “Nhân như thế, quả như thế”. Dẫu cho núi sông đất đai, người nam, người nữ v.v… hễ thích làm một hạnh này thì cảm lấy quả của một hạnh này, thích làm một hạnh kia thì cảm lấy quả của một hạnh kia. Vậy làm hạnh gì mà cảm lấy xác thân này ? Thật do một niệm bất giác đầu tiên làm qua. Biết bao thủ tục mới thọ được thân người này ở trong loài người. Tâm thích việc thiện, thích rồi lại thích khiến cho nhân thiện thuần thục, ở trong tâm thiện càng huân tập thêm khiến cho nghiệp thiện thành thục. Nhân vì tâm thiện là tâm vui vẽ, là tâm hỷ lạc nên cảm báo sanh lên cõi trời. Ngoài ra, sanh trong tứ sanh, lục đạo , từ đây suy ra mà biết.

    Muốn được thực sự không lầm nhân quả, chắc chắn không lầm nhân quả chỉ có người tham thiền của Thiền Tông, trong suốt hai mươi bốn giờ đồng hồ thân không ngừng tham, tâm không ngừng tham, pháp không ngừng tham. Dù tham chưa thấu đi nữa, nhưng ngay trong lúc chân tham, thế gian, xuất thế gian, hư không đại địa, hữu tình, vô tình đã tuyệt diệt không còn. Nếu còn một chút thì bị một chút đó chuyển.

    Người cả thế gian ở trong hư không, nhìn cảnh sắc ở đây đã rồi, muốn đi du lịch đến một nơi xinh đẹp khác để xem chơi. Dù là thế giới lưu ly ở phương đông, thế giới cực lạc ở phương tây, xem chơi đã rồi cũng chán. Sao vậy ? Vì hai thế giới này đồng ở hư không, cùng trụ trong đại địa. Cũng như đẹp nhứt là Thượng Hải, kế đó là Dương Châu. Phải biết Thượng Hải Dương Châu cùng với đông phương, tây phương đồng một cục đất. Đâu bằng chân cảnh của Thiền Tông Môn chẳng có thí dụ nào sánh được. Nếu nghi, thì cứ làm thử xem !

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    THIỀN SƯ THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là SỢ LẦM NHÂN QUẢ trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền đã biết ngư���i thế gian và người xuất thế gian đều sợ lầm nhân quả. Câu này có nhiều người nói, nhưng thật sự làm đến chỗ sợ lầm nhân quả này thì chẳng những người thế gian đương nhiên làm không đến, mà cho đến hàng tăng sĩ chúng ta là người không nên lầm nhân quả vậy mà cũng e rằng thường ở trong sự lầm nhân quả. Người xưa nói : “Khởi tâm liền lầm, động niệm liền trái”. Câu nói quý báu này, người tham thiền chúng ta đại đa số chẳng những chưa mang nổi trách nhiệm, mà còn e rằng không biết nguyên do của nó nữa, mà lại nói “Sợ lầm nhân quả” thì thật là vô căn cứ vậy.

    Như thí chủ cúng tiền mua ngói để lợp nhà đang dột. Người không sợ lầm nhân quả, tự ý đem tiền thí chủ cúng mua ngói đi mua gạch, lại tính rằng : “Mua gạch, mua ngói gì cũng đều là làm công đức cho thí chủ”. Hoặc cho rằng : “Tiền vào cửa chùa, phước thuộc về thí chủ”. Hoặc cho rằng : “Đều dùng vào việc trong chùa, chứ đâu bỏ vào túi riêng của tôi”. Để nói rằng mình không lầm nhân quả, bèn viện ra nhiều lý do để lấy tiền mua ngói đem ra mua gạch. Ông thầy mua gạch này chưa thấy đến ý của thí chủ. Nhân quả lầm rồi, mà còn đem đạo lý ra để bao che. Thật là lầm lớn !

    Người có chút hiểu biết nói : Chẳng nên mua gạch, nếu thí chủ tra ra thì ông sẽ bị chỉ trích và nói : Thí chủ đưa tiền mua ngói ắt có dụng ý, không nên dùng lẫn lộn, phải biết sợ nhân quả báo ứng.

    Ông thầy chịu trách nhiệm việc này, nếu không có tiền mua gạch thì bớt đi vài bữa cơm để dành tiền ra mua gạch. Nếu làm việc cho người ta mà để cho mình lầm nhân quả, bị quả báo ác thì thật là ngu dốt.

    Người thật sự sợ lầm nhân quả, như sách nho dạy : “Giữ miệng như giữ bình kín, phòng ý như phòng giữ cấm thành”. Từ đầu chí cuối không chút thay đổi, chứ không phải như lúc thái bình vô sự thì tâm ý vui vẽ nói đạo đức, sợ nhân quả, song đến khi bị oan ức đến thân hoặc bị người khinh hoặc bị người gạt, hoặc bị người chê bai, hoặc bị người hại thì giận đỏ mặt quơ tay múa chân đấm đá, bầm mình sưng mặt chạy đi kiếm thầy, kiếm thuốc. Như thế đó, được gọi là : “Dè dặt lời nói, cẩn thận việc làm” sao ? gọi là “Sợ lầm nhân quả” sao ?

    Lúc bình thường nói cao mà làm không được, sẽ có cái nhân ác cảm cái quả ác theo sau.

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    THIỀN SƯ THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là LẦM TIỂU NHÂN QUẢ trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền đã biết vi phạm giới của Phật Pháp Tăng và thánh hiền thế gian đều bị gọi là lầm đại nhân quả.

    Như người thế gian không giảng nhân quả thì họ không biết nhân quả là vật gì ? Chẳng cần phải luận.

    Người tham thiền hành đạo điều quan trọng nhất là lưu tâm đến nhân quả. Xưa, có một Tỳ-kheo trẻ cười vị Tỳ-kheo già tụng kinh tiếng như chó sủa. Vị Tỳ-kheo già ấy nói với thầy Tỳ-kheo trẻ kia rằng : “Người cười ta tụng kinh tiếng như chó sủa, ta tha cho ngươi khỏi bị đọa địa ngục, nhưng đọa làm thân chó cò (chó lông màu trắng) thì ngươi phải chịu. Vị Tỳ-kheo trẻ khóc lóc cầu cứu. Vị Tỳ-kheo già nói : Ta đã tha ngươi, ngươi khỏi bị đọa địa ngục nhưng quả báo làm chó cò, ta không có năng lực miễn cho ngươi. Bảy ngày sau, vị Tỳ-kheo trẻ chết thảm, sanh làm thân chó cò, trải qua nhiều kiếp xương chất cao như núi. Một hôm chó cò theo người lái buôn, đi dọc đường con chó ăn vụng một miếng thịt, bị người lái buôn ấy đánh gãy bốn chân đem quăng ra đồng. Tôn giã Xá Lợi Phất mang bát đi ngang, thấy vậy lấy cơm cho chó ăn. Bảy ngày sau con chó chết sanh vào nhà ông đại phú trưởng giả thành đứa bé con, thấy Ngài Xá Lợi Phất đến nó vui mừng vô hạn liền xin xuất gia vào đạo tên là Quân Đề.

    Lại có một Tỳ-kheo thỉnh khai thị hỏi : Người đại tu hành có rơi vào nhân quả chăng ? Vị trưởng lão đáp : “Không rơi vào nhân quả” Tỳ-kheo kia liền phóng túng phá trai phạm giới, không điều ác nào không dám làm, về sau bị đọa địa ngục. Vị trưởng lão vì đáp lầm một chữ mà bị đọa làm thân chồn năm trăm đời.

    Ác nhất không gì hơn lỗ miệng, một lời nói đưa người ta xuống địa ngục, một lời nói làm cho người ta liễu thoát sanh tử. Muốn khỏi cái lỗi của miệng, phải thường tu phước huệ. Người trụ lâu nơi thiền đường tôi dám bảo đảm suốt đời không tạo lỗi nơi cửa miệng. Thiền đường rất thanh tịnh, rất thuần hậu, rất nghiêm khắc, rất công chính, không cho nói chuyện riêng trong suốt hai mươi bốn tiếng đồng hồ. Thiện tri thức giúp cho đề phòng nghiêm nhặt các lỗi của thân, của miệng, của ý. Phật là đất Phật của ba nghiệp thanh tịnh.

    Tiểu nhân quả là móng tâm tức là nhân, việc thành tức là quả. Niệm trước tức là nhân, niệm sau tức là quả. Phải biết niệm niệm nhân, niệm niệm quả, cho nên ở nhân gian không nên để lầm một chút về tiểu nhân quả. Lúc lầm chẳng biết, đến lúc chịu quả báo mới biết, vì thế các ông phải để ý đề phòng trước khi lầm lỗi chưa sanh.

    Người xưa nói : “Dè dặt trong lời nói, cẩn thận trong việc làm thì mới có phần tương ưng”. Lại nói : “Không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”. Niệm khởi liền giác, giác tức không có lỗi. Nếu làm được như thế, chẳng những tiểu nhân quả không còn lầm mà lâu ngày còn biết được nhân, biết được quả nữa.

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    THIỀN SƯ THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là CẤT CHỨA TIỀN, VẬT trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền đã biết thế giới không thì thân không, thân không thì tâm không, tâm không thì thi đậu. Chân thật không là chánh hạnh, chánh kiến của người tham thiền.

    Vật bên ngoài thân hãy gấp xả bỏ đi, như ruộng đất, nhà cửa, vàng bạc châu báu, các vật quí trọng của riêng mình. Lại còn vợ con của thế tục, chùa tư, am thất của Tăng và vườn tượt ao hồ, muôn vật của thế gian huyễn hóa đều phải xả bỏ sạch hết. Vật ngoài thân xả bỏ hết, còn phải xả bỏ tự thân. Các món đồ xinh đẹp thế gian như : Quần áo tốt, giày da, nón đẹp v.v… đều xả bỏ. Cờ bạc, ��n nhậu, hút thuốc, nữ sắc v.v… đều cấm tuyệt. Chỉ có một thân ngoài ra không có một vật. Y phục trên thân đều màu hoại sắc, quần áo hành trang đều rách rưới, vá chồng nhiều lớp, đến nổi đem bỏ ngoài đường cái cũng không ai thèm ngó tới. Lại còn xông mùi hôi thối của mồ hôi chua, thì mới thật là con Như Lai, mới thật là con của Phật. Y phục này gọi là y phục lạ đối với thế gian, cũng gọi là y phục bậc thượng của hàng tăng sĩ. Đây là hành hạnh xả đầu tiên nơi thế gian và nơi thân.

    Tâm xả bỏ, là trước tiên xả bỏ nghiệp chướng, kế xả bỏ tập khí ở thân, rồi xả bỏ tâm chấp thân, tiến tới xả bỏ tâm tham, sân, si, ái, tâm ngỗ nghịch thập ác, tâm ngã mạn cống cao, tâm ngã mạn tật đố, tâm phiền não thị phi, tâm thiện ác thủ xả, tâm sanh tử Niết Bàn, tâm thành Phật, làm Tổ, tâm thiên đường địa ngục, tâm tứ sanh lục đạo, tâm ông, tâm tôi, đều xả bỏ hết.

    Thời gian gần đây có người hành đạo tham thiền, mặc y bá nạp mà bên trong dấu vật thực, đi bát mà thích tiền, thân mặc y rách mà tay đeo nhẫn vàng, đầu đà khổ hạnh mà răng bịt vàng, chân mang giày cỏ mà dây lưng thắt lụa, tình trạng lạ lùng cổ quái. Đó là do chưa thấy suốt thế giới, chưa buông bỏ thân tâm nên mới làm như thế.

    Người đại tu hành y phục đã rách, thân tâm trong ngoài đều xả bỏ sạch hết. Nếu thích chất chứa tiền bạc, không xả bỏ vật mình ưa thích thì làm sao có đạo ? Phải biết, thế giới nghèo đến hết, thân nghèo đến sạch, tâm nghèo đến không, thấy được con người bổn lai (kiến tánh) cũng chỉ mới được một nữa, còn phải như người xưa nói : “Năm ngoái nghèo chưa thật là nghèo, năm nay nghèo, nghèo đáo để. Năm ngoái nghèo còn có đất cấm dùi, năm nay nghèo đến mức dùi cũng không”. Mừng thay ! Mừng thay !

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    HT THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là ĐI VỀ TỤC GIA trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền, thân phải xa trần thoát tục, tâm phải cách chợ lìa nhà, mới có thể làm việc tham thiền. Có một chút sơ sót là chính mình bị lọt vào lưới tình và người khác cũng bị liên lụy.

    Người xưa nói : “Ngay lúc dụng tâm, chợt nhớ đến thân thể của cha, thì như dùng dao cắt thân thể cha, lại nghĩ đến nổi cô đơn của mẹ thì như dùng lửa đốt đầu mẹ”. Nghĩa của câu này như thế nào ? Phải biết, tâm thiền thiệt tịnh không nhiễm một trần, bỗng đem tình mẹ thân cha để vào trong tâm tịnh thì thầm cảm mến cha mẹ làm cho cha mẹ đau đớn như bị dao cắt, lửa đốt. Cho nên người xưa nhớ con muốn trở về nhà liền cắn ngón tay, đứa con nghe tim đau nhói, trở về hỏi mẹ : “Tại sao tim con đau” Mẹ nói : “Mẹ cắn ngón tay nghĩ đến con về nhà, nên tim con đau nhói mà trở về”. Thế nên biết, tâm nhớ đến cha mẹ ở tục gia còn làm cho cha mẹ cảm thấy đau đớn khổ sở, huống là đường tăng tướng, oai nghi rõ ràng, được người đời kính mến mà không màng đến sự vi phạm oai nghi, không màng đến nổi thống khổ của cha mẹ ư ?

    Thời gần đây, có người tham thiền chưa được bao lâu, tục niệm chưa quên, thiền tham đắc ý tất cả đều quên. Bỗng nhiên hơi bê trễ, tục cảnh kéo đến, nhớ cha mẹ mà rơi lệ, tưởng đến tình cảnh thê thảm của con cái mà thương tâm, tình anh em, nghĩa bằng hữu cuồn cuộn kéo đến khiến cho tấm thân thịt này sắp thành thây chết. Đến nỗi nghĩ rằng : “Không trụ ở đây nữa”. Xin phép xuất viện không cho đi, bèn trốn đi, không dám ra cửa chánh, phải chung lổ chó mà ra. Một vai vân thủy, mệt nhọc khó đi, ngồi xuống nghĩ suy : “Chao ôi ! Lầm rồi ! Lầm rồi ! Vừa mới dụng công đắc lực cớ sao lại trốn đi”. Lúc mới ra ngoài cảm thấy không nên đi nữa. Đến đây tiến thoái chỉ còn ở hang núi chớ không thể trở về Tòng Lâm. Người được nhận là tốt, là người dù sống dù chết chẳng rời thiền đường. Nếu ra ngoài chân trời xa thẩm rồi muốn trở lại phát tâm trụ mãi ở thiền đường e rằng đời này không đủ sức làm như thế.

    Người tham thiền chẳng những không vọng tưởng đến tục gia mà tăng gia cũng không vọng tưởng nữa thì mới bảo đảm an toàn.

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    HT THÍCH DUY LỰC DỊCH

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là TRÌ GIỚI trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền đã biết, Phật sắp diệt độ, Ngài A Nan thưa : “Lúc Phật tại thế, lấy Phật làm thầy. Sau Phật diệt độ, lấy gì làm thầy ?” Phật bảo A Nan : “Sau khi ta diệt độ, các ông lấy giới làm thầy”

    Thế nên biết, thánh giới là lời di chúc của chính miệng Phật nói ra, Phật tử chúng ta đều phải nghiêm trì tịnh giới, giữ kỷ thanh quy. Giữ thanh quy thì siêu thăng, phạm giới thì đọa lạc.

    Giới có hai thứ là : BẠCH Y GIỚI (giới tại gia) và NHIỄM Y GIỚI (giới xuất gia).

    BẠCH Y GIỚI là các thứ y phục đều là màu sắc chính, hoặc nhiều màu, đó là theo thói quen tham thân thích đẹp mà chế ra, cho nên hai chúng tại gia mặc đồ này gọi là Bạch y giới.

    NHIỄM Y GIỚI là y áo nhuộm các màu hoại sắc như : vàng, hoặc đà, hoặc xám tro, đó là những màu người thế tục không thích. Hai chúng xuất gia mặc đồ đó gọi là hợp đạo.

    Thời gian gần đây có sự lộn xộn vi phạm thánh giới : Cư sĩ tại gia mặc áo hoại sắc, Tỳ-kheo xuất gia lại mặc y phục màu trắng. Màu trắng là màu y phục thế tục, tăng sĩ sao lại dám mặc, đó là cam chịu, làm đứa con ngỗ nghịch của Phật môn, thật là quyến thuộc của Ma Vương Ba tuần vậy.

    Lúc Phật còn tại thế, Ma Vương nói với Phật : “Ngài còn tại thế, tôi không có cách nào phá hoại chánh pháp của Ngài.

    Sau Phật diệt độ, năm trăm năm, Ma Vương tôi sẽ đem con trai, con gái ma của tôi vào trong đời mạt pháp phá hoại chánh pháp của Phật bằng cách xuất gia trong hàng ngũ chư Tăng, bên ngoài hiện hình tướng Tăng, bên trong làm hạnh thế tục. Bạch y thuyết pháp, Tỳ-kheo nghe Kinh. Tỳ kheo mặc y phục bạch y cho đó là y phục của Tăng. Cư sĩ mặc y phục của Tăng cho đó là của bạch y. Phật nghe Ma Vương thề muốn phá hoại chánh pháp của Phật mà Phật rơi lệ.

    LAI QUẢ tôi cúi xin quý vị Sư Tăng hãy nghiêm chỉnh giữ đúng quy chế của Phật, đừng để trúng kế của ma . Hãy đổi y phục màu trắng ra màu hoại sắc, sửa phá pháp thành ra hộ pháp. Xin quý vị hãy lập thệ “Tự hành cũng như dạy người mặc áo thô hoại sắc, ăn uống đạm bạc, lấy Tòng Lâm làm nhà, lấy giới luật làm hạnh, lấy việc giáo hóa người học Phật làm sự nghiệp, lấy sự tự răn cấm mình kiêu sa làm hạnh tu hàng ngày. Lại nguyện : “Đồng hộ chánh pháp Như Lai, cùng giữ giới luật của Phật. Trên thân không mang một tất vải trắng, nơi miệng thường nói giữ giới của Phật, nơi ý không nghĩ đến đồ bạch y tốt đẹp”. Ba nghiệp thanh tịnh mới đích thực là con của Phật vậy.

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    HT THÍCH DUY LỰC

    (Các) nguồn

    http://www.tosuthien.com/kinh-sach/tham-%E2%80%A6

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là MUỐN ĐỘ NGƯỜI trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền chưa thuần thục, ngồi chưa quen chân, công phu còn chưa biết dụng, mà tự xưng là thiền sư, tự xưng là liễu thoát, tự nói là khai ngộ, cảm thấy chính mình đã minh liễu, có tâm muốn độ người.

    Có người hỏi : “Ông nói ông đã minh liễu, tôi xin hỏi ông một câu : Một ngày ăn mấy chén cơm là ai ăn ?

    Vị muốn độ người này con mắt trợn dọc, đỏ mặt thất sắc, nuốt nước miếng không biết đường trả lời. Nếu hỏi thêm nữa thì không có đất dung thân. Người ấy mới tự nghĩ : “Mình bị người ta hỏi một câu mà không thể mở miệng, may mà người ta không hỏi nữa. Chứ nếu hỏi nữa, chắc mình phải bỏ trốn”.

    Tự nghĩ rằng : “Một ngày ăn mấy chén cơm còn không biết ăn cơm là ai ? thì mình há chẳng phải là kẻ đại phàm phu sao, mà dám nói độ chúng sanh. Thật là rất hổ thẹn. Phải mau mau đem cái tâm độ người buông bỏ, đem cái việc độ người liệng đi. Trước hết phải chuyên môn đem cái việc lớn của chính mình ra làm cho xong rồi mới tính đến chuyện độ người. Mới bị người ta hỏi làm không mở miệng được, bây giờ phải nghĩ từ chỗ nào hạ thủ, nghĩ phải đi đến chỗ nào tham thiền mới có thể làm xong một việc này.

    Liền quảy gói hành trang đi vào Tòng Lâm, vừa vào sơn môn, bị chấp sự quát : Đồ sơ tham ! Lại quát : Thằng khốn nạn. Quát đến hồn phi phách tán, rất đáng sợ, thấy như thế nghĩ rằng không biết về sau ta còn phải gặp chuyện gì nữa mà hai chân run rẩy.

    Nghĩ rằng : Thấy chấp sự quát : Thằng khốn nạn, quát : Đồ sơ tham, ở đây còn có cho ta mở miệng chăng ?

    Trụ chẳng bao lâu, theo chúng thỉnh khai thị, thiện tri thức hỏi : “Từ đâu tới” Vừa muốn mở miệng liền bị đánh. Lại hỏi : Từ đâu đến. Đáp : Từ chùa tư đến. Lại hỏi : Là chân đi đến, hay là đầu đi đến. Lại không còn dám đáp. Chợt nhớ lại trước kia có người hỏi ta “Ăn cơm là người nào ?”. Ý tứ giống nhau. Rồi chịu đánh chịu mắng không chút từ nan. Một ngày nào đó bỗng liệng đi được cái kiến chấp sai lầm như chấp lầm chiếc giày là con rùa mà đâm ra hoảng sợ, từ đây được chút tin tức, liền khuyên mọi người : “Thiên hạ khổ làm sao ấy, cứ tự chôn vùi trong hầm tình ái, biết đến ngày nào mới được thoát gông xiềng của tình ái. Xin mời tất cả đến thiền tông cùng nhau tham thiền liễu thoát sanh tử, thì sung sướng lắm !

    LAI QUẢ THIỀN SƯ

    HT THÍCH DUY LỰC dịch

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế nào là LẦM ĐẠI NHÂN QUẢ trong tham thiền phổ thuyết?

    Người tham thiền chấp vào sự tịnh tọa thì không có huệ, chẳng chịu khổ thì không có phước. Không có phước thì không thể thành Phật. Không có huệ thì không có thể độ chúng sanh.

    Người đại lực lượng phải nên tu phước mà thường tịnh tọa tham thiền, chân thật tu huệ là lúc rảnh thường tu phước. Có cái nhân phước này cộng thêm hạt giống huệ này thì mới thật là sự nghiệp vĩ đại thành Phật độ chúng sanh.

    Kẻ ngu không biết tham thiền, lúc ngồi nhắm mắt bỗng chợt thấy ánh sáng của nghiệp thức lóe lên như đá nháng điển chớp liền la lên “TÔI NGỘ”. Lại thêm trong mộng theo nghiệp thức nổi lên hoặc thấy có người nói bên lỗ tai “Đại quang minh tạng từ tự tâm sanh”. Rồi dối cho rằng : “Từ đây đại sự đã xong, tâm địa đã sáng” hoặc thấy tướng Phật, thấy bảo tháp, thấy Bồ-tát hoặc thấy chính mình thành Phật thuyết pháp, bay lên hư không v.v… Rất tiếc không có người mắt sáng chứng minh tự cho là phải, chưa ngộ nói ngộ, chưa chứng nói chứng, chưa đắc nói đắc, chưa có nói có, lấy hư làm thật, thành tội đại vọng ngữ bị đọa địa ngục A Tỳ. Thế gian, lớn nhứt không gì hơn Phật Nhân, sâu nhất không gì hơn Phật Quả. Pháp của Phật nói ra là đại pháp thành Phật. Việc của Phật làm ra là đại sự thành Phật. Như ch��ng ta nghe đại pháp của Phật, làm đại sự của Phật, đã cảm cái nhân Phật, được thành cái quả Phật, không sai lạc một chút nào ! Tu nhân như vậy, cảm quả như vậy. Không ngờ người ngu đem cái tâm ngu làm cái việc ngu, dẫu biết là ngộ giả, một lời thốt ra thành tội đại vọng ngữ. Lại đem lời này ra dạy mọi người thành ra kẻ đại ác.

    Hỏi người ngộ thật thì thành Phật, người ngộ giả thì bị đọa địa ngục. Lợi hại chỗ nào ?

    Đáp : Phật dùng đại pháp làm cho người ta thành Phật. Người chưa ngộ dối lấy sự ngộ giả tự làm lầm mình, lầm người, do đây cô phụ tâm chư Phật. Làm mù mắt trời người, khiến cho một người mù dẫn cả bọn mù kéo nhau vào hầm lửa. Hầm lửa tức là địa ngục A Tỳ.

    Người tham thiền chịu khó tham suốt một đời hoặc sanh ra đời sau tiếp tục tham nữa, chẳng những tiểu ngộ không trụ, mà đại ngộ lại càng không trụ, mới đáng gọi là khí lượng của bậc đại nhân. Ta có chân tham thật ngộ dù cường đạo cướp cũng không mất, nước lửa cướp cũng không được, mục không được, nát không được. Người thật ngộ này có ngày được long thiên mời ra vì pháp, vì người.

    Có người hỏi : Ngài là bậc đại triệt đại ngộ, hãy đề bạt tôi đi !

    Người hoằng pháp ấy nói : Tôi thật khổ não, thiền còn chưa vào cửa, đâu dám ngộ. Thật đúng vậy.

    THIỀN SƯ THÍCH DUY LỰC

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Người Ðược Ca Ngợi?

    Người Ðược Ca Ngợi

    Thời Phật còn tại thế, có một vị lão tăng ẩn cư trong rừng sâu, người ta gọi ngài là Hòa thượng Nhất Cú vì ngài chỉ biết độc nhất có một câu kệ. Ðó là câu:

    “Sa môn nào với tư tưởng thanh cao, tinh tấn luyện mình trong sự yên lặng thì vị ấy sẽ được an tịnh, thông suốt và không còn phiền não.”

    Vào những ngày Bố tát, vị lão tăng chỉ đọc câu kệ ấy và được chư thiên trong vùng tán thán bằng những tràng pháo tay vang rền.

    Một hôm, cũng vào ngày Bố tát, có hai vị tỳ kheo thông suốt tam tạng cùng đi với một hội chúng đông đảo đến khu rừng ẩn cư. Hòa thượng Nhất Cú vui vẻ tiếp họ và cầu thỉnh:

    - Các tôn giả đến đây thật quý hóa! Xin quý vị đọc luật cho tôi và chư vị nơi đây cùng nghe!

    Các vị khách ngạc nhiên:

    - Nhưng ngoài thầy ra, khu rừng này còn có thêm ai nữa đâu?

    - Có chứ! Vào những ngày tuyên giới, khu rừng này vang dội tiếng vỗ tay của chư thiên.

    Sau khi phân tòa, một vị tỳ kheo bắt đầu đọc luật và vị kia giảng rộng ra, nhưng chẳng có ông trời nào chịu vỗ tay cả. Các tỳ kheo khách đều ngạc nhiên:

    - Thế này là thế nào?

    Lão tăng cũng thắc mắc:

    - Mấy bữa trước họ đều vỗ tay, sao hôm nay lạ vậy cà? Ðược rồi, thưa các tôn giả, để tôi đọc thử coi!

    Tôn giả Nhất Cú bèn đọc câu kinh thường nhật và chư thiên lại vỗ tay vang rền.

    Nghe vậy, hai tỳ kheo khách cùng toàn thể đồ chúng tùy tùng rất bất bình.

    - Chư thiên ở vùng này quả là có lòng thiên vị. Khi người ta giảng suốt về giáo pháp thì họ im lặng, không một tiếng tán dương. Vậy mà khi vị lão tăng này chỉ đọc có một câu thì họ lại hoan hô ầm ĩ.

    Các tỳ kheo trở về bạch Phật tự sự. Nghe xong, đức đạo sư dạy:

    - Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là người thông suốt giáo pháp chỉ vì họ biết hoặc đã đọc nhiều kinh điển. Nhưng kẻ nào, dù chỉ biết một câu, hiểu rõ như thật, theo đó hành trì, ta mới gọi kẻ ấy là người thông suốt kinh điển.

    Nói nhiều lời hư vọng

    Thêm huyễn hoặc cuồng si

    Học ít nhưng tâm đắc

    Mới là bậc hộ trì.

    (PC 259)

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Thế Nào Là Thượng Tọa?

    Thế Nào Là Thượng Tọa

    Thuở ấy, đức đạo sư đang ngự tại tinh xá Kỳ Viên. Mai sớm, có 30 vị tỳ kheo từ Câu Thi Na đến yết kiến Ngài. Lúc mới vào tinh xá, nhóm sa môn này gặp một chú tiểu ra vái chào họ. Sau khi đảnh lễ đức đạo sư, đoàn sa môn lui ngồi một bên. Phật hỏi họ:

    - Sáng giờ, các thầy có gặp một vị Thượng tọa vừa rời khỏi nơi đây không?

    Các thầy sa môn đồng thưa:

    - Bạch Thế Tôn, không ạ!

    - Các thầy không gặp ai cả sao?

    - Thưa, chúng con có gặp một chú tiểu chưa đến 20 tuổi….

    - Này tỳ kheo! Vị ấy không phải là một chú tiểu. Ðó chính là bậc Thượng tọa mà ta muốn nói.

    - Nhưng… chú ấy còn quá trẻ, thưa Thế Tôn.

    - Này tỳ kheo! Ta không gọi ai là Thượng tọa vì tuổi tác, vì họ được ăn trên ngồi trước hay đã xuất thân từ dòng dõi danh gia vọng tộc. Chỉ có người nào thấu đạt chánh pháp, cư xử tốt với mọi người, ta mới gọi vị ấy là Thượng tọa.

    Dù tuổi cao mày bạc

    Không tịnh hạnh tu trì

    Tôn xưng là Hòa thượng

    Danh suông chớ ích chi?

    (PC 260)

    Những ai thấu chánh pháp

    Tự điều phục thân tâm

    Thanh tịnh không não hại

    Mới đáng gọi thượng nhơn

    (PC 261)

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh7 năm trước
  • Ví như mình có một ngôi chùa hoặc một phương tiện nào để cho người khác tu hành,?

    Ví như mình có một ngôi chùa hoặc một phương tiện nào để cho người khác tu hành,?

    có người đến xin tu mà mình không cho ở, vậy có nhân quả gì?

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Hồi hướng là gì? Phóng sanh rồi đem công đức hồi hướng cho người khác được không?

    Hồi hướng là gì? Phóng sanh rồi đem công đức hồi hướng cho người khác được không?

    Gia trì luật là gì? Và Phật gia trì cho ai? Bằng cách nào?

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Chú Sói Thông Minh (hư hư lục )?

    Chú Sói Thông Minh

    Một sư tử và chín chó sói đi săn với nhau. Chúng bắt được cả thảy 10 con nai. Ðến lúc chia phần, sư tử hỏi ý kiến đồng đội:

    - Chúng ta nên chia phần như thế nào đây?

    Một con sói nhanh nhẩu:

    - Bẩm, chúng ta có 10 người, chia đều ra là tiện và bình đẳng nhất.

    Nói vừa dứt lời, sói đã bị sư tử tát cho một cái, lòi cả mắt. Xong sư tử lại hỏi:

    - Chúng ta nên chia thế nào đây, hỡi bạn sói thân mến?

    Sói nâu run rẩy thưa:

    - Bẩm, nên để hết 10 con nai cho ngài ăn dần… lấy thảo ạ!

    Sư tử lại vẫn cho sói nâu một tát, rách toạt cả má, bảo:

    - Mi chừa thói phỉnh nịnh nhé!

    Xong, sư tử cất tiếng hỏi lần nữa:

    - Chúng ta nên chia phần như thế nào đây, hỡi các bạn thân mến?

    Bầy sói sợ xanh mặt, không dám đáp, sư tử bực bội hỏi:

    - Sói đen, ý kiến bạn như thế nào?

    Sói đen hồi hộp thưa:

    - Bẩm… đoàn chúng ta có cả thảy 10 người săn được 10 nai tơ. Phần ngài chín nai, phần chúng tôi một nai chín sói. Hai bên tổng cộng đều thành số 10… Ðó là cách chia khoa học và công bình nhất ạ!

    Sư tử gật gù khen:

    - Hay lắm! Công bình và khoa học lắm. Bạn tốt nghiệp phân khoa nào mà thông minh thế nhỉ? Ta không muốn là kẻ mạnh hiếp yếu, ta căm thù sự bất công và phỉnh nịnh nhất đấy.

    Sói đen cung kính tâu:

    - Bẩm, thần không biết chữ, nhưng nhờ hai trường hợp thực nghiệm của bạn thần vừa rồi, tự nhiên thần nảy ra sáng kiến đấy ạ!

    Sư tử gật gù:

    - Giỏi đấy! Này đồ chết tiệt kia… lũ bay phải ngoáy tai ra mà nghe và học khôn như sói đen đấy nhé.

    Bầy sói đồng thanh dập đầu, gào lên:

    - Vâng ạ!

    Em thân mến

    Gã sư tử trên đây là một tay tham lam hạng nặng. Vừa tham danh nữa. Nhưng, thật ra, loài vật không đáo để và gian hùng thế đâu. Theo thú tính, chúng chỉ sát hại con mồi khi đói lòng và hoàn toàn dửng dưng khi no bụng. Chỉ có loài người đa sự của chúng ta là khôn khéo và tinh ranh, lừa gạt đồng loại, cướp công cướp của người ta… mà vẫn dương dương tự đắc, xem mình là một kẻ công bình và liêm chính nhất mực vậy.

    Và, những bài học đau thương đó, chúng ta đã thâu lượm qua nỗi tủi nhục, thất bại của người đi trước… Ðôi khi là của chính mình nữa.

    Em có thấy như thế không

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Tại Ai ( hư hư lục )?

    Tại Ai

    Xưa, có một nhà tu, trên đường hành đạo, ông gặp một khách bộ hành có dáng điệu dị thường. Ông chăm chú nhìn và hỏi y:

    - Ngươi là ai?

    Người ấy đáp:

    - Quỷ sa tăng.

    Nhà tu cau mặt:

    - A, chính ra mi là tên khốn khiếp chuyên làm những điều đốn mạt trên thế gian này đó à?

    Con quỷ mỉm cười:

    - Ai cũng nghĩ như thế, nhưng thật ra, tôi chính là người nhận chịu tất cả tội lỗi mà thế nhân gây ra rồi đổ cho tôi. Nếu ngài không tin, chúng ta hãy làm một cuộc thí nghiệm vậy.

    Tu sĩ bằng lòng. Sa tăng bèn vào tiệm mua một ít mật, phết lên cánh cửa tiệm rồi lánh sang cửa hàng đối diện.

    Ngay tức khắc, một bầy ruồi kéo đến bu kín cả cánh cửa. Vài chú nhện vội sà xuống bắt ruồi và một con chim leo xuống bắt nhện.

    Vừa hay, một viên quan đi săn cỡi ngựa đi ngang, tay cầm một con chim ưng. Chim ưng liền bay ra, liệng cánh định bắt chú chim nhỏ. Chủ quán thấy chim ưng, ngỡ là diều hâu, sợ nó hại đàn gà của mình, liền chộp lấy quả cân, ném chết chim. Viên quan nổi giận, quất roi vào người chủ quán. Ðám con chủ quán bênh cha, đánh viên quan bị trọng thương, bọn tuần dinh liền bao vây cuộc ẩu đả…

    Quỷ sa tăng bèn bảo nhà tu:

    - Thế ngài đã rõ rồi chứ? Tôi chỉ là kẻ phết mật lên cánh cửa, còn tất cả chuyện khác là do con người gây ra. Bao giờ cũng vậy, hễ gây nên một lỗi lầm là loài người của ngài liền đổ lỗi cho tôi.

    Kẻ thù hại kẻ thù

    Oan gia hại oan gia

    Không bằng tâm niệm tà

    Gây hại cho tự nhân

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Chim Sẻ Mái ( hư hư lục )?

    Chim Sẻ Mái

    Thuở xưa, có đôi chim sẻ đang đậu giữa đường. Nhác thấy một người khoác áo tu sĩ đang đi đến, chim sẻ mái bảo chồng:

    - Kìa mình! Có người đang đi đến, chúng ta hãy bay lên cây kẻo hắn bắt nạt thì khốn.

    Chim sẻ trống cười lớn:

    - Má nó khéo lo! Ðó là một tu sĩ khả kính chớ nào có phải bọn phàm phu tục tử đâu mà sợ. Ngài đã không che chở cho mình thì thôi chớ khi nào nỡ làm hại…

    Chim mái không đợi chồng nói hết câu, bay vụt lên cây. Chim trống thản nhiên tiếp tục nhặt thóc Gã tu sĩ xuất hiện, nhặt một hòn đá ném chim trống. Chim bị thương bay loạng choạng theo vợ.

    Chim mái săn sóc vết thương cho chồng xong trách:

    - Em đã bảo mà mình không nghe. Ðấy! Ðáng kính với che chở. May mà chưa vặt trụi lông mình.

    Chim trống thở dài:

    - Biết thế nào được! Chiếc áo không làm nên nhà tu. Thôi, bu nó đừng có nhiếc anh nữa. Mía sâu có đốt, nhà dột có nơi, cũng có kẻ tu hành đàng hoàng chứ không phải ai cũng như tên giả hiệu kia đâu, bu nó ạ!

    Sẻ mái nguýt chồng:

    - Hừ! Bọn tu sĩ ngoan đạo đó có làm ích lợi gì cho mình đâu nào! Có rước họ đến nhà, dâng cơm hầu nước...họ cũng chỉ ăn căng bụng xong là ngồi mơ tưởng đến thần đến thánh, nào có đếm xỉa gì đến gia chủ đâu. Thứ cái ngữ ưa ai thì đem làm vua, ghét ai thì đem thiêu sống ấy mà mình còn để mắt tới họ làm gì nữa?

    Em thân mến!

    Câu chuyện trên đây được trích từ tập truyện cổ Ấn Ðộ, do nhà xuất bản khoa học xã hội Hà Nội ấn hành năm 1985. Ðó là một câu chuyện được những người đồng hương với đức Phật lưu truyền trong nhân gian, nhằm chỉ trích thái độ xấu xa và vô công rỗi nghề của hàng tu sĩ.

    Ghi lại câu chuyện này vào đây, tôi không có ý muốn đưa lên một lời bào chữa hay biện minh gì về màu áo do tu sĩ mà tôi và em đang khoác. Tôi chỉ muốn gợi ý cho em biết tại sao có sự xuất hiện của Phật giáo Ðại thừa cùng phương châm. “Thượng cầu bồ đề, hạ hóa chúng sanh.” Nghĩa là, người tu sĩ Phật giáo trên không bao giờ bỏ lý tưởng giác ngộ nhưng trong nếp sinh hoạt thường nhật, lấy việc giúp đỡ và phụng sự chúng sanh, giúp đỡ những chúng sanh cơ cực lầm than đang chung sống với mình tức là cúng dường chư Phật rồi vậy.

    Các sứ giả thường có thái độ xem Phật giáo Ðại thừa như là một cái gì sản sinh ra do sự pha trộn của các dị giáo Ấn về sau mà quên rằng đức Phật, vị thủy tổ của Phật giáo là một người thực hành phương châm ấy hơn ai hết. Suốt cuộc đời ngài, trong 49 năm đăng đẳng, với ba tấm áo chấp vá mong manh và một bình bát ăn xin, đấng giác ngộ có nguồn gốc vương giả đó đã bôn ba khắp hang cùng ngõ hẻm, kêu gọi con người xóa bỏ những giai cấp phân chia giả tạo, sớt cơm chia áo, nhìn nhau với cặp mắt ái kính, trước mặt cũng như sau lưng...

    Ðức Phật đã thành công trong vai trò làm vị sứ giả hòa bình của nhân loại. Riêng phần chúng ta, tôi và em, không nên làm chim sẻ mái thất vọng bằng những lời hứa hẹn hay lý luận suông, trong hiện tại, ngoài việc đừng đóng góp vào thế giới điên đảo này bằng những vọng tưởng rối nùi, đục ngầu ngã kiến, ngã dục, ngã chấp v.v... chúng ta còn phải thay một bộ đồ công tác lành lặn, vác lên vai, vừa đi ra đồng, vừa hát:

    “Một ngày không làm, một ngày không ăn” vậy.

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Cái Chết Của Chim Ưng ( hư hư lục )?

    Cái Chết Của Chim Ưng

    Thuở xưa, có một con chim ưng được nhà vua nuôi dưỡng và yêu mến, thường mang theo trong những cuộc đi săn. Ðáp lại, chim cũng hết mực trung thành với đức vua.

    Bữa nọ, trong một cuộc săn, vua bị lạc vào rừng, chỉ có một người một ngựa và chú chim ưng thân tín. Vua khát nước đến lả người, đi mãi mới tìm được một mạch nước nhỏ, rỉ ra từ kẽ đá của vách núi. Ðức vua mừng rỡ, hái lá rừng để làm bát hứng nước uống. Chờ đợi hồi lâu, nước mới rỉ được lưng lửng bát, vua mới dợm lên miệng uống thì chim ưng đã dùng cánh hất đổ. Vua nén giận, kiên nhẫn hứng thêm bát nữa. Ðợi nước đầy miệng chén, chim lại hất đổ sạch. Nhà vua điên tiết, quật chim vào vách đá chết tươi.

    Vào lúc đó, đội ngự lâm quân phi ngựa đến. Nhà vua đòi nước uống, một tên thị vệ liền dâng nước cho vua nhưng ngài gại đi, bảo:

    - Ta muốn uống nước lạnh rỉ ra từ khe đá kia. Ngươi hãy trèo lên vách núi, múc cho ta bát nước đầu nguồn chứ ta không thể đợi cho nó rỏ từng giọt như thế được.

    Gã thị vệ vâng lời, trèo lên vách đá, tìm đến nguồn nước và thấy một cảnh đáng kinh hãi: giữa bể nước trong veo, một con rắn độc nằm chết ngay đó. Dòng nước đã hòa nọc độc của con rắn rỉ dần qua kẻ đá.

    Biết được cội nguồn, đức vua ôm xác con chim ưng mà nhỏ lệ đầm đìa.

    Em thân mến!

    Có một người bạn cận thị, tức là không thể nhìn rõ được những vật ở xa, như đức vua trên đây thì dù họ có yêu thương và tin cậy mình thật đó, nhưng kết cuộc đôi khi lại bi thảm giống như cái chết của chú chim ưng trong câu chuyện trên đây vậy.

    1 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước
  • Ba Con Búp Bê ( hư hư lục)?

    Ba Con Búp Bê

    Ngày xưa, có một đức vua. Ðể thử tài của đình thần, nhà vua cho làm ba con búp bê bằng vàng giống hệt nhau về hình dáng, kích thước cũng như trọng lượng.

    Ðức vua truyền lệnh rằng, giá trị của ba con búp bê hoàn toàn khác nhau: một con rẻ, một con đắt và một con rất đắt. Rồi ngài trao giải thưởng cho ai tìm ra nguyên do sự khác biệt đó.

    Sau một thời gian dài tìm kiếm, các quan đều bó tay và nhà vua của họ nổi giận lôi đình về sự kiện này. Túng thế đình thần cho treo bảng cầu hiền. Nhiều người gỡ bảng nhưng không ai tìm ra manh mối.

    Cho đến một hôm, quan tể tướng gặp một chàng thanh niên khố rách áo ôm đến xin thử thời vận.

    Chàng trai trầm ngâm quan sát ba con búp bê khá lâu. Thấy ở mỗi tai con búp bê đều có dùi một lỗ nhỏ, chàng lấy rơm đút vào tai chúng và thấy có những sự khác biệt lạ lùng:

    Ở con búp bê thứ nhất, cọng rơm xuyên vào tai và chui qua mồn.

    Ở con thứ hai, cuống rơm xuyên tai này liền chui qua tai kia

    Nơi con thứ ba, cuống rơm chui vào tai liền tụt xuống bụng và nằm sâu ở đó.

    Chàng trai liền giải đáp:

    - Thưa tể tướng, ba con búp bê này giống hệt như người. Con thứ nhất là kẻ bộp chộp, giống kẻ vừa nghe đã nói, việc gì qua tai cũng tuôn cả ra miệng. Ðây là hạng không thể tin cậy được, nên dù có làm bằng vàng ròng đi nữa, giá của nó cũng rẻ rề. Con búp bê thứ hai giống kẻ vô tâm chễnh mãng, nghe tai này lọt qua tai kia mất. Hạng này khó mà học hành hay thu tiếp thu điều hay lẽ phải. Con thứ ba giống như người nghe xong để trong lòng. Hạng này kín đáo thâm trầm có thể tin cậy được… nên giá của nó phải cao nhất.

    Chàng trai này là người duy nhất trúng giải.

    2 Câu trả lờiTôn giáo & Tâm linh8 năm trước