Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Tài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể.Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 7)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Theo Tướng Lê Phi Long, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Quảng Trị:
“Ông Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc! Chúng tôi, cơ quan tham mưu, không đồng tình với cách làm này nhưng không biết than thở với ai, hình như anh Văn cũng cảm nhận được điều đó nên có lần đã nói với chúng tôi: Cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, nhưng mỗi lĩnh vực có quy luật riêng của nó, ví như về quân sự thì trước hết phải bảo đảm chắc thắng, nếu không diệt được địch, không phát triển 1ực lượng thì không phối hợp quân sự với ngoại giao được”. Tướng Lê Hữu Đức thừa nhận: “Cố đánh Quảng Trị là do nhu cầu đàm phán."
Thành cổ Quảng Trị thất thủ khi quân miền Bắc đã gần như hoàn toàn kiệt sức. Theo tướng Lê Phi Long:
“Lực lượng chiếm giữ Thành Cổ khi đó nói là có mấy tiểu đoàn nhưng trên thực tế chỉ còn phiên hiệu, mỗi tiểu đoàn chỉ còn ba bốn chục người. Việc bổ sung quân số tiếp tế qua sông hết sức khó khăn. Nhiều sinh viên đã phải rời giảng đường để nhập ngũ. Nhiều tân binh chưa gặp mặt người chỉ huy đã ngã xuống. Nhiều cán bộ chỉ huy ngày đêm vất vả, râu tóc mọc kín mặt mà không có thời gian cắt cạo. Trong hầm phẫu ở ngay dinh Tỉnh Trưởng cũ thường xuyên có trên dưới 200 thương binh, sặc mùi hôi thối. Các lực lượng trong Thành Cổ thì chiến đấu một cách tuyệt vọng, còn các đơn vị ở các hướng khác, tuy có cố gắng đánh vào cạnh sườn để hộ trợ cho lực lượng ở trong Thành nhưng cũng không tạo được hiệu quả."
"Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Ta đã tung hết lực lượng, đã kiệt quệ. Có lúc tôi đã phải điều học viên trường Lục Quân về gần thủ đô lập một lữ đoàn để bảo vệ Trung ương, vì hết cả quân.”
Ông cũng nói “Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy.
1 Câu trả lời
- 8 năm trướcCâu trả lời yêu thích
theo tôi thấy ông tướng này là 1 ông tướng giõi. không phãi ỗng giõi vì ỗng ko chết trong trận chiến mà là vì ông ta ko đánh võ mồm như mấy thằng cộng nô hiện tại. suốt ngày cứ nói thắng nhưng thực chất chết tang tành xác pháo. đây cũng phần nào làm sáng tõ lý do vnch thua, họ không thua vì nhuệ khí hay tinh thần mà họ thua vì " bị đồng minh quây lưng cắt viện trợ". rất cãm ơn bài viết!