Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Dân Chủ
Bài hát rất hay của Trịnh Công Sơn mà ít người biết.“Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng”. Tuyệt vọng sau 75?
http://www.youtube.com/watch?v=Icv1YjpOnTQ
Tiễn em đi đâu? Sao nơi đó có nắng vàng
1 Câu trả lờiCa hát8 năm trướcĐỔI MỚI. Hồ Chí Minh sai ah? Sai hơn 70 năm thật tai hại?
4 Câu trả lờiTin tức & Sự kiện - Khác8 năm trướcCó phải ĐỔI MỚI là đổi từ XHCN sang Tư Bản chủ nghĩa?
6 Câu trả lờiTin tức & Sự kiện - Khác8 năm trước"Chạy" việc ở ngân hàng: Phí môi giới 500 triệu đồng?
Những “suất” việc làm được rao giá công khai trên các diễn đàn online với mức từ 50 triệu đồng trở lên tùy theo vị trí. Có người hốt hoảng khi biết chi phí môi giới lên tới 500 triệu đồng để có được một “ghế nóng” ở một NH có tiếng tăm?
Coi chừng “cò” bay!
“Ai có nhu cầu việc làm ở NH, cứ giới thiệu cho tôi...”. Đó là lời của một người môi giới việc làm trên thị trường nhân sự NH. Ông ta khoe rằng, mọi bộ phận tổ chức của các NH đều là chỗ quen biết nên người xin việc cứ yên tâm. Thậm chí “cò” này còn hô giá 100 triệu đồng nếu xin một “ghế” cán bộ tín dụng trong đợt tuyển dụng sắp đến tại một chi nhánh NH. Thế nhưng, sợ các cơ quan chức năng phát hiện, “cò” đã biến mất dạng, người xin việc liên hệ nhiều lần bằng điện thoại đều không được.
“Hoang đường” hơn, trên diễn đàn thông tin của mạng facebook, một thành viên còn giới thiệu một số vị trí VIP với giá “khủng” đến 500 triệu đồng? Tệ hại hơn nữa, nhiều gia đình vẫn còn tin tưởng, lao vào những đường dây môi giới việc làm như vậy trên Internet để rồi “tiền mất, tật mang”. Gần đây, trên địa bàn các đô thị lớn, xuất hiện các trung tâm môi giới việc làm, hưởng hoa hồng cho mỗi lần giao dịch thành công. Và đây cũng là nơi có thể phát sinh những vụ việc tiêu cực có liên quan đến đường dây “chạy việc ở NH?”.
Mới đây, “người đẹp” Đậu Thị Thu Hà (1982) đã bị Cơ quan CAQ Thanh Xuân (Hà Nội) bắt vì hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản khi môi giới 2 “suất” việc làm ở NH với mức 7.000 USD/người. Sau khi nhận tiền ứng trước 3.500USD, Hà đã cao chạy xa bay và gia đình nạn nhân đã trình báo cơ quan chức năng. Tương tự như vậy, cách đây khá lâu, CAQ Hai Bà Trưng (Hà Nội) đã khởi tố, tạm giam Đào Tuấn Phong (33 tuổi, kỹ sư hóa thực phẩm) khi môi giới một “suất” việc làm con em cán bộ tại một chi nhánh NH trực thuộc một TCTD lớn trên địa bàn. Với giá 8.000USD, tội phạm đã lừa đảo nạn nhân một quyết định bổ nhiệm giả sau khi nhận tiền đặt cọc 30 triệu đồng.
5 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcHơn 3,000 người ký tên đòi CSVN bỏ điều 88 Luật Hình Sự?
HÀ NỘI (NV) - Chỉ trong 3 tuần lễ, hơn 3,000 người gồm đủ mọi thành phần xã hội đã ký tên kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam dẹp bỏ điều 88 của Luật Hình Sự được sử dụng để bỏ tù hàng trăm người đã đấu tranh ôn hòa cho quyền làm người ở Việt Nam.
Ngày 25 Tháng Mười Hai 2012, một nhóm trí thức nổi tiếng ở Việt Nam trên mạng Bauxite Vietnam phát động chiến dịch ký tên kêu gọi nhà cầm quyền CSVN hủy bỏ điều 88 Luật Hình Sự. Trong số họ, nhiều người từng nắm giữ những chức vụ quan trọng trong guồng máy quyền lực chế độ, hoặc là những trí thức thuộc các ngành khác nhau.
Ðiều 88 của Bộ Luật Hình Sự CSVN quy chụp cho người dân “tội tuyên truyền chống nhà nước CHXHCNVN” để bỏ tù người ta từ 3 năm đến 20 năm tù. Bên cạnh đó, chế độ Hà Nội cũng dựa vào nghị định 38/2005/NÐ-CP ban hành ngày 18 Tháng Ba 2005 “quy định một số biện pháp bảo đảm trật tự công cộng” để bắt nhốt người dân.
“Ðiều 88 BLHS quy định một cách mù mờ về tội danh tuyên truyền chống nhà nước CHXHCN Việt Nam, thực chất là bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận đã được Hiến pháp Việt Nam và Công Ước Quốc Tế về Những Quyền Dân Sự và Chính Trị ghi nhận và bảo đảm. Việc người dân phản biện, phê phán nhà nước, kiến nghị về luật pháp về chính sách, về bộ máy nhà nước... là những việc làm cần thiết và thường xuyên trong một nhà nước dân chủ, để xã hội tiến bộ.” Lời kêu gọi của nhóm trí thức Việt Nam viết. “Nhưng với điều 88 BLHS, công dân có bất cứ hành vi nào như vậy cũng có thể bị trừng trị. Nhiều công dân Việt Nam đã và đang bị khởi tố, truy tố, xét xử, bị án tù về tội danh này, khiến cho lòng dân bất bình, thế giới chê trách việc thực hiện nhân quyền ở Việt Nam.”
Ðồng thời, lời kêu gọi cho rằng ���Nghị định 38/2005/NÐ-CP của chính phủ ngày 18 Tháng Ba 2005 thực chất là một nghị định cấm biểu tình được ban hành trái thẩm quyền và có nội dung vi hiến. Theo các điều 50, 51 Hiến pháp 1992 (được sửa đổi bổ sung năm 2001), quyền con người, quyền của công dân là do Hiến pháp và luật quy định, tức do Quốc Hội quy định. Chính phủ không có quyền quy định những quyền đó, càng không có quyền hạn chế, ngăn cản, thậm chí cấm những quyền đó.”
Trước sự vi phạm trắng trợn bản hiến pháp (luật mẹ) của chính chế độ đẻ ra điều luật 88 và nghị định nói trên, cũng như vi phạm Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị mà CSVN đã tham gia ký cam kết tôn trọng, những người ký tên trên kêu gọi đòi chế độ Hà Nội hủy bỏ chúng “ngay lập tức”.
“Ðể thực thi những quyền này, trước hết Quốc Hội hãy hủy bỏ điều 88 BLHS và nghị định 38/NÐ-CP/2005, yêu cầu chính quyền trả tự do cho tất cả những tù nhân công khai bày tỏ chính kiến của mình một cách ôn hòa mà đã bị quy vào tội danh theo điều 88 BLHS.” Văn bản viết.
Cho đến ngày 19 Tháng Giêng 2013, đã có 3,162 người ký tên trong bản kêu gọi. Phần lớn là những người ở Việt Nam từ đảng viên đảng CSVN, tướng lãnh, cán bộ đang làm ở các cơ quan nhà nước, giáo chức, khoa học gia, bác sĩ, thợ thuyền, nông dân, sinh viên, doanh nhân, nhà văn, nhà báo.
Tuy nhà cầm quyền Việt Nam bị các tổ chức bảo vệ nhân quyền quốc tế, chính phủ Hoa Kỳ và Liên Âu luôn luôn lên án khi bắt giam và bỏ tù những người dân theo điều 88 Luật Hình Sự, chế độ Hà Nội vẫn không thấy thay đổi. Các phiên tòa đó đều bị tố cáo là bất chấp các luật lệ hình sự tố tụng của chính chế độ, cũng vẫn không thấy thay đổi.
Nhóm trí thức chủ trương trang mạng Bauxite Vietnam đã đưa ra nhiều kiến nghị, kêu gọi chế độ Hà Nội thay đổi nhưng không hề được đáp ứng.
Hiện chế độ CSVN đang chuẩn bị sửa hiến pháp mà nhiều người bình luận chỉ là những sửa chữa vụn vặt và tăng sự mù mờ để guồng máy công an tự do hoành hành. Cái mà người dân muốn nhất là bỏ điều 4 dành độc quyền cai trị cho đảng CSVN thì sẽ không có gì thay đổi. (T.N.)
5 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcViệt Nam tiếp tục bị xem là nước Không Tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự?
Việt Nam tiếp tục bị xem là nước Không Tự do trong lĩnh vực quyền tự do chính trị và các quyền tự do dân sự của công dân, theo phúc trình về “Tự do Thế giới 2013” của tổ chức Freedom House vừa công bố.
Trên bảng xếp hạng của tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại Mỹ, Việt Nam có điểm thấp nhất về quyền tự do chính trị và nhận điểm 5/7 về các quyền tự do dân sự, với 7 là mức điểm tệ nhất. Báo cáo này được dựa trên những cơ sở nào? Điểm số của Việt Nam năm nay so với các năm trước ra sao? Nhận xét của Freedom House về tình hình tự do tại Việt Nam và tầm quan trọng của phúc trình Tự do Thế giới thường niên như thế nào? Mời quý vị nghe cuộc trao đổi giữa Trà Mi Ban Việt ngữ với bà Sarah Cook, chuyên gia phân tích cao cấp về lĩnh vực tự do internet và Đông Á trong tổ chức Freedom House.
4 Câu trả lờiTin tức & Sự kiện - Khác8 năm trướcBài hát rất hay của Trịnh Công Sơn mà ít người biết.“Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng”. Tuyệt vọng sau 75?
http://www.youtube.com/watch?v=Icv1YjpOnTQ
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Rơi rất gần rơi xuống trong tôi
Có nhiều khi rơi xuống bên đời
Trong gian nan nên cất tiếng cười
Đời sống mỗi khi người đưa tiễn người
Là tôi lắng nghe lòng tôi rã rời.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Trong xuân thì thấy bóng trăm năm
Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
Tôi quen như tôi đã có lần.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Môi em hồng như lá hư không
Có nhiều khi bên gối tôi nằm
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng
Dường như bão qua dòng sông nước lên
Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Sông bao lần sông đã ra đi
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ
Sông ra đi hay mới bước về.
TIỄN AI ĐI ĐÂU, TẠI SAO NƠI ĐÓ CÓ NẮNG VÀNG?
1 Câu trả lờiTin tức & Sự kiện - Khác8 năm trướcTài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể.Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 7)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Theo Tướng Lê Phi Long, trong thời gian diễn ra Chiến dịch Quảng Trị:
“Ông Lê Đức Thọ không hiểu bằng con đường nào, thường xuyên điện thẳng cho các sư đoàn không qua điện đài của Bộ Tổng Tham mưu, vừa để nắm tình hình vừa tự ý đôn đốc đánh. Kỳ quặc! Chúng tôi, cơ quan tham mưu, không đồng tình với cách làm này nhưng không biết than thở với ai, hình như anh Văn cũng cảm nhận được điều đó nên có lần đã nói với chúng tôi: Cần kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh quân sự, chính trị và ngoại giao, nhưng mỗi lĩnh vực có quy luật riêng của nó, ví như về quân sự thì trước hết phải bảo đảm chắc thắng, nếu không diệt được địch, không phát triển 1ực lượng th�� không phối hợp quân sự với ngoại giao được”. Tướng Lê Hữu Đức thừa nhận: “Cố đánh Quảng Trị là do nhu cầu đàm phán."
Thành cổ Quảng Trị thất thủ khi quân miền Bắc đã gần như hoàn toàn kiệt sức. Theo tướng Lê Phi Long:
“Lực lượng chiếm giữ Thành Cổ khi đó nói là có mấy tiểu đoàn nhưng trên thực tế chỉ còn phiên hiệu, mỗi tiểu đoàn chỉ còn ba bốn chục người. Việc bổ sung quân số tiếp tế qua sông hết sức khó khăn. Nhiều sinh viên đã phải rời giảng đường để nhập ngũ. Nhiều tân binh chưa gặp mặt người chỉ huy đã ngã xuống. Nhiều cán bộ chỉ huy ngày đêm vất vả, râu tóc mọc kín mặt mà không có thời gian cắt cạo. Trong hầm phẫu ở ngay dinh Tỉnh Trưởng cũ thường xuyên có trên dưới 200 thương binh, sặc mùi hôi thối. Các lực lượng trong Thành Cổ thì chiến đấu một cách tuyệt vọng, còn các đơn vị ở các hướng khác, tuy có cố gắng đánh vào cạnh sườn để hộ trợ cho lực lượng ở trong Thành nhưng cũng không tạo được hiệu quả."
"Chiến dịch Quảng Trị kéo dài, thương vong rất lớn, có thể nói là lớn nhất so với tất cả các chiến dịch trong hai cuộc kháng chiến. Mỗi lần nghĩ lại tôi rất đau lòng. Ta đã tung hết lực lượng, đã kiệt quệ. Có lúc tôi đã phải điều học viên trường Lục Quân về gần thủ đô lập một lữ đoàn để bảo vệ Trung ương, vì hết cả quân.”
Ông cũng nói “Mãi đến bây giờ (2008), tôi và nhiều đồng nghiệp vẫn chưa hiểu vì sao ta phải cố thủ thành cổ với một giá đắt như vậy.
1 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcTài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể.Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 6)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Trước tình hình đó, theo ông Phi Long, Tướng Giáp phải họp Thường trực Quân ủy Trung ương để thảo luận tiếp, và cuối cùng xác định dứt khoát phải chuyển sang phòng ngự. Cùng thời gian ấy, quân đội Sài Gòn tăng thêm lực lượng, hình thành thế bao vây, thường xuyên bắn phá dữ dội các trận địa pháo của miền Bắc, đặc biệt là chung quanh thành cổ Quảng Trị. Máy bay B52 rải thảm bờ bắc sông Bến Hải.
Sức ép đàm phán?
Từ ngày 9 đến 16-9-1972, quân Giải phóng đồng loạt tiến công trại La Vang, Tích Tường, Như Lệ, Bích Khê, Nại Cựu và Thị xã. Nhiều trận phản kích đẫm máu của bộ đội sát chân Thành Cổ, giành giật nhau từng mô đất, bờ tường. Mỗi ngày, quân miền Bắc trung bình mất một đại đội. Đến đêm 16-9, một bộ phận nhỏ còn lại buộc phải rút khỏi thành cổ, sau 81 ngày đêm khốc liệt.
Tướng Lê Phi Long kể:
“Sáng 17-9, Cục Tác chiến mới nhận được điện báo ‘Thành Cổ mất tối hôm qua’. Trong khi đó thì trên phòng họp, Quân ủy Trung ương vẫn đang bàn về ‘phối hợp đấu tranh quân sự chính trị và ngoại giao’ thông qua mặt trận Quảng Trị.
Khác với thời làm Tư lệnh Chiến trường Điện Biên Phủ, “Tướng quân tại ngoại”, có đầy đủ quyền bính để quyết định. Trong cuộc chiến giành thống nhất, không phải lúc nào Tướng Giáp cũng có thể đưa ra những quyết định quân sự mà ông tin là đúng đắn. Những người chỉ huy chiến dịch Quảng Trị chịu rất nhiều áp lực từ các cuộc Hội đàm giữa Kissinger và Lê Đức Thọ.
1 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcBài hát rất hay của Trịnh Công Sơn mà ít người biết.“Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng”. Sao lại tuyệt vọng?
http://www.youtube.com/watch?v=Icv1YjpOnTQ
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Rơi rất gần rơi xuống trong tôi
Có nhiều khi rơi xuống bên đời
Trong gian nan nên cất tiếng cười
Đời sống mỗi khi người đưa tiễn người
Là tôi lắng nghe lòng tôi rã rời.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Trong xuân thì thấy bóng trăm năm
Bỗng một hôm qua phố hoang tàn
Tôi quen như tôi đã có lần.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Môi em hồng như lá hư không
Có nhiều khi bên gối tôi nằm
Nghiêng sang em tôi thấy nắng vàng
Dường như bão qua dòng sông nước lên
Đời không có mưa mà vẫn ướt mềm.
Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng
Sông bao lần sông đã ra đi
Những ngàn xưa trôi đến bây giờ
Sông ra đi hay mới bước về.
1 Câu trả lờiCa hát8 năm trướcTài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể.Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 3)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Sau khi nhận được thư của Brezhnev trấn an thái độ bi quan của Mỹ về cuộc họp ngày 2-5 với Lê Đức Thọ là không hợp lý, Washington trở nên quyết tâm hơn khi nhận thấy thư của Brezhnev “không đưa ra lời đe dọa cụ thể nào”.
Trong khoảng từ 25-4 đến 5-5-1972, Nixon đã đưa ra lệnh ném bom xuống đê Sông Hồng, tăng cường ném bom các trung tâm thành phố và dự định sử dụng cả “vũ khí hạt nhân”. Theo Kissinger: “Tôi kịch liệt phản đối các kế hoạch này, và Nixon thì đã không kiên quyết”.
'Chủ quan nặng'
Washington cũng đồng thời nhận được “tín hiệu” từ Trung Quốc qua bài Xã luận đăng trên Nhân dân nhật báo số ra ngày 11-5-1972.
Đằng sau những ngôn từ to tát như: “Kiên quyết ủng hộ nhân dân Việt Nam”; “Vô cùng phẫn nộ và mạnh mẽ lên án” đế quốc Mỹ, Washington nhận ra thông điệp của Trung Quốc khi thấy “bài xã luận” xác định Bắc Kinh chỉ làm “hậu phương” của Việt Nam. Bên cạnh bài xã luận “lên án Mỹ” đó, Nhân dân nhật báo đã cho đăng nguyên văn diễn văn của Nixon công bố một ngày trước đó giải thích vì sao mà ông ta đã phải ném bom miền Bắc.
Ở Quảng Trị, lúc bấy giờ, theo Tướng Lê Phi Long, sau hai đợt chiến đấu liên tục, sức khỏe của bộ đội miền Bắc đã giảm sút, quân số bị hao hụt, các đơn vị binh chủng thì thiếu khí tài, sức kéo, đạn dược. Nhưng không hiểu vì sao Lãnh đạo Bộ và Tư lệnh chiến trường lại chủ trương mở tiếp đợt tấn công thứ ba nhằm giải phóng Thừa Thiên - Huế.
1 Câu trả lờiTin tức & Sự kiện - Khác8 năm trướcTài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể.Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 2)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Ngày 4-4, người phát ngôn báo chí của Bộ Ngoại giao Mỹ nói khi họp báo: “Cuộc xâm lược Miền Nam của Bắc Việt Nam đã được thực hiện bằng vũ khí của Liên Xô”.
Một cuộc họp kín giữa Lê Đức Thọ và Kissinger đã được đôi bên thỏa thuận vào ngày 2-5-1972. Tình hình chiến trường đã giúp Lê Đức Thọ đến Paris với một tư thế hoàn toàn khác với những lần trước đó.
Sáng 1-5-1972, Quân giải phóng chiếm cầu Quảng Trị và sân bay. Ngày 2-5-1972, Quảng Trị rơi vào tay miền Bắc.
Kissinger mô tả rằng cuộc họp kín ngày 2 tháng 5 diễn ra rất thô bạo. Nhưng ông Thọ khi ấy không biết Nixon đã dặn Kissinger rằng, cho dù kết quả đàm phán thế nào, ông vẫn ra lệnh cho ba máy bay B52 công kích Hà Nội và Hải Phòng vào những ngày cuối tuần, từ 5 đến 7-5-1972. Nixon nhấn mạnh với Kissinger ông chấp nhận hủy bỏ cuộc gặp thượng đỉnh ở Moscow trừ khi tình hình được cải thiện. Tại một trang trại ở Texas, Nixon cảnh báo: “Hà Nội đang chấp nhận nguy hiểm rất lớn nếu tiếp tục tấn công miền Nam”.
Nixon đã nhận kết quả cuộc gặp ngày 2-5-1972 một cách lặng lẽ và cam chịu. Ông tỏ ra kiên quyết với lệnh ném bom B52 hơn. Kissinger cho rằng trong ngày 2-5-1972, Lê Đức Thọ chỉ “giả vờ thương thuyết” vì “tin chắc rằng họ đang tới rất gần chiến thắng”.
Theo Kissinger, “thái độ làm cao của Lê Đức Thọ” đã khiến cho Nixon trở nên “rất hùng hổ”. Thứ Sáu, ngày 5-5-1972, B52 bắt đầu trút bom xuống Hải Phòng và Hà Nội, đồng thời mìn ngư lôi được thả bao vây các cửa biển miền Bắc.
2 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcTài liệu lịch sử rất hay do 1 tướng VC kể. Trước Paris 1973: 'Vừa đàm vừa đánh' (Kỳ 1)?
...Từ tháng 5-1971, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội Nhân dân Việt Nam đã dự thảo kế hoạch để Quân ủy xác định chiến lược 71-72, đẩy mạnh tiến công quân sự và chính trị trên cả ba vùng ở miền Nam.
Thoạt đầu Kissinger ngạc nhiên vì sao Hà Nội lại muốn gặp vào thời điểm này, nhưng ngay sau đó, Kissinger nhận ra:
“Hà Nội sẽ phát động cuộc tấn công mà họ đã chuẩn bị rất điên cuồng và sau đó sẽ sử dụng cuộc gặp của tôi với Lê Đức Thọ để ngăn cản các cuộc đáp lại quân sự của chúng ta, họ nghĩ chúng ta sẽ e ngại tấn công trong khi đang diễn ra cuộc đàm phán”.
Ở Quảng Trị, theo Tướng Lê Phi Long:
"Vào lúc 5 giờ sáng ngày 24-4-72, pháo binh ta bắn gần 3 vạn quả đạn vào các cụm quân địch ở Đông Hà, Lai Phước, Ái Tử, La Vang. Lợi dụng lúc địch bị pháo ta chế áp, bộ binh và xe tăng, đặc công nhanh chóng chiếm các điểm cao phía tây, thọc sâu vào sân bay chiếm Đông Hà.
Không kích chiến thuật
Ngày 4-4-1972, Nixon ra lệnh “không kích chiến thuật” ra đến Vinh bằng cách bổ sung 20 máy bay B 52, bốn phi đội máy bay ném bom F-4, thêm tám tàu khu trục được gởi đến Đông Nam Á.
Trước đó một ngày, Henry Kissinger gặp Đại sứ Liên Xô Anatoly Dobrynin ở Phòng Bản đồ của Nhà Trắng, trách Liên Xô đã đồng lõa với cuộc tấn công của Hà Nội, và dọa:
“Nếu cuộc tấn công tiếp tục, Mỹ có thể phải có biện pháp cho Moscow thấy những lựa chọn khó khăn trước cuộc họp thượng đỉnh”.
1 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcViệt Nam chỉ trừng trị tham nhũng cỡ ‘mèo con’?
SÀI GÒN (NV) -Lần đầu tiên tại Sài Gòn, một số chuyên viên nghiên cứu của nhà nước trung ương “đăng đàn” cảnh cáo rằng nạn tham nhũng đang là nguy cơ số một đe dọa sự tồn vong của đảng cộng sản.
Báo mạng VietNamNet trích dẫn bài tham luận của ông Trần Ðình Bút, cựu chuyên viên cố vấn của thủ tướng cộng sản Việt Nam nói rằng chỉ có những vụ án tham nhũng cỡ nhỏ, liên quan đến cán bộ cấp phường mới bị phanh phui, trừng trị. Tuy nhiên, cũng theo ông Trần Ðình Bút, con số những vụ “tham nhũng mèo con” bị đưa ra tòa như thế chỉ chiếm khoảng 30%, trong khi số vụ tham nhũng cấp trung ương bị phanh phui còn tệ hơn: 0.3%.
Ông này còn cho rằng rất nhiều vụ tham nhũng lớn bị ém nhẹm, bưng bít, che đậy... hoặc chỉ được “khui” từng phần, kéo dài lê thê... để “được” rơi vào quên lãng. Ông Trần Ðình Bút cho rằng chỉ có cấp nhỏ bị lôi ra tòa trong vụ PMU 18; vụ Huỳnh Ngọc Sĩ nhận hối lộ...
2 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trướcNếu không có Mỹ làm Cảnh Sát quốc tế?
Nếu sức mạnh Mỹ trở nên suy kém và người Mỹ rút về bên trong khu Bắc Mỹ của mình thì một Trung Quốc bá quyền hơn có thể xuất hiện. Một Trung Quốc kiêu căng, cậy vào sức mạnh của mình có thể dẫn đến các nước lân bang liên minh chống lại mình. Không một cường quốc láng giềng nào của Trung Quốc – Nga, Nhật, Ấn Độ - sẵn sàng chấp nhận cho Trung Quốc đóng vai trò của Mỹ trong trật tự toàn cầu. Không những vậy họ còn có thể tìm cách lôi kéo Mỹ vào cuộc để chống lại một nước Trung Quốc quá mạnh. Hậu quả của những cuộc tranh chấp tại châu Á có thể rất gay gắt nhất là nếu ta xét đến tinh thần dân tộc nói chung còn rất mạnh tại các nước châu Á. Á châu trong thế kỷ 21 này như vậy có thể giống như châu Âu trong thế kỷ 20, đầy bạo động và đẫm máu.
6 Câu trả lờiTruyền thông & Báo chí8 năm trước