Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Thế nào là tham thiền ,thế nào là niệm phật?

7 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 8 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Tại sao chúng ta không nhận ra cội gốc, khuôn mặt thật của mình? Ðó là vì chúng ta chưa dẹp bỏ ngã tướng và tâm ích kỷ của mình.

    ٭Tham Thiền tức là quán chiếu. Quán chiếu gì? Quán chiếu Bát Nhã. Trong mỗi ni���m, chúng ta hãy quán chiếu lại chính mình, chớ không phải quán chiếu những người khác--quán chiếu xem mình có ở đó hay không.

    ٭Người tham Thiền phải thấu suốt những vấn đề căn bản. Ðó là những việc gì? Tức là thói quen tật xấu của mình. Khi đả Thiền Thất tức là chúng ta cố gắng dẹp trừ hết những tập khí xấu xa và lỗi lầm của mình.

    ٭Trong Thiền Ðường, mọi người ngồi tham Thiền. Ðó là để thử nghiệm xem ai có thể trúng tuyển quả vị Phật. Làm sao để trúng tuyển? Cần phải "bên trong không chấp thân tâm, bên ngoài không thấy có thế giới."

    ٭Nhiều người tham Thiền phạm phải hai khuyết điểm: thứ nhất là điệu cử, thứ hai là hôn trầm--nếu họ không khởi vọng tưởng thì cũng ngủ gục trong Thiền Ðường.

    ٭Tham Thiền, quan trọng l�� phải có tâm nhẫn nhục, tâm bền bỉ. Bí quyết tham Thiền là nhẫn. Không nhẫn nổi nữa cũng vẫn cứ cố nhẫn. Nhẫn cho đến cực điểm thì tự nhiên sẽ quán thông, sáng suốt, khai ngộ.

    ٭Khi tham Thiền đến độ chín muồi thì không những hết vọng tưởng, mà còn bớt dần nóng giận, bớt dần phiền não, phẩm cách cao thượng hơn, khí phách mạnh mẽ thêm.

    ٭Tại sao chúng ta không tương ưng với Ðạo? Vì tâm cuồng loạn chưa ngừng nghỉ.

    ٭Tham Thiền cần có lòng nhẫn nại, bởi vì đó là vốn liếng của sự khai ngộ.

    ٭Khi tham Thiền, chúng ta có cơ hội khai ngộ, tự tánh quang minh hiện rõ như mùa xuân về lại trên trái đất, vạn vật đều sinh sôi nẩy nở.

    ٭Người chân chánh tham Thiền là người chân chánh niệm Phật. Người chân chánh niệm Phật cũng là người chân chánh tham Thiền. Kẻ chân chánh trì Giới cũng là kẻ chân chánh tham Thiền.

    ٭Chân ngã là gì? Tức là tự tánh, cũng tức là thành Phật. Thành Phật mới là chân ngã. Trước khi thành Phật thì tất cả đều là giả.

    ٭Thân thể ai không nhiễm ô thì người ấy là Phật; thân thể ai nhiễm ô thì người ấy là chúng sanh. Nhiễm ô là gì? Nói vắn tắt thì "nhiễm ô" tức là nhìn không thông, xả không được, giờ giờ phút phút luôn sanh khởi vọng tưởng.

    ٭Dụng công cho đến lúc thành thục rồi thì chúng ta sẽ ăn mà không biết là mình đang ăn, mặc mà không chấp trước vào y phục mình đang mặc, còn nói chi đến những vật ngoài thân--tất cả đều xả bỏ hết!

    ٭Tu hành không chỉ hạn hẹp trong việc tham Thiền, tụng Kinh mà thôi. Phải tùy nơi tùy lúc mà tu hành. Ðừng móng tâm phân biệt nhiều. Chớ tranh đấu vì quyền lợi, giành chức lãnh đạo để sai khiến người khác, và cũng chớ nên biểu diễn, thi thố tài năng trước mặt Thầy mình.

    ٭Ðạo quý tại chuyên nhất. Tướng tài do mưu lược chứ không tại hùng dũng. Binh lính cần tinh nhuệ chứ không cần nhiều.

    ٭Chân thật niệm Phật là luôn luôn niệm trong từng giây từng phút; vọng tưởng hay ý nghĩ gì về ăn uống cũng không có cả--cái gì cũng quên bẵng thì đó mới là chân thật niệm Phật.

    ٭Chúng ta niệm Phật, Phật cũng niệm chúng ta--giống như đánh điện tín đến Phật A-Di-Ðà vậy. Ðó gọi là cảm ứng Ðạo giao. Nếu chúng ta không niệm Phật thì Phật không có cách gì để nhiếp thọ được; thế nên, chúng ta phải trì niệm danh hiệu Phật.

    ٭Niệm Chú, cần phải niệm cho đến lúc Chú lưu xuất từ tâm ra và đồng nhập trở vào tâm. Chú và tâm, tâm và Chú cùng hợp nhất vào một âm thanh, không thể phân biệt. Niệm mà không niệm, không niệm mà niệm.

    ٭Chúng ta lễ Phật, Phật nhận lễ, thì phước huệ của chúng ta tăng trưởng. Thế nên, lễ Phật là "cảm," nhận lễ là "ứng"; đó là Ðạo giao.( Tuyên Hóa Ngữ Lục .Tịnh Độ .net)

  • ?
    Lv 4
    8 năm trước

    nói thế này tham thiền hay niệm Phật tất cả các pháp môn dùng để điều phục tâm tánh.

    tâm được tịnh rồi tội liền tiêu.

    tự tánh là gì. có nghĩa là dùng tham thiền để nhìn và bên trong ta, thấy ta cấu thành từ những gì, và thế giới xung quanh,

    tôi chỉ nói sơ qua một phần rất nhỏ thôi.

    khi nhìn thấy bên trong ta gồm đủ mọi thứ, nếu chia nhỏ các thứ này ra đến mức không còn nhìn thấy gì thì ta biết ta chính là sự kết hợp của nhiều thứ. không hề có ta, không có tên, không có gì cả,

    nên có câu, uyển chất chẳng thật.

    như ta thấy cái cây, thực ra cái cây là sự kết hợp của nhiều thứ đó chứ.

    nếu ta không thấy ta thì làm gì có những gì là của ta, nhà ta, áo ta,... ngay cả kiến thức của ta, pháp của ta.

    vậy là tự tánh thanh tịnh, không hề có gì để bám víu và chẳng có gì để bám vào, nghĩa là chân như, tạm dịch là chân không.

    như là mô ta biển, hai người cùng mô tả.

    người này bảo biển là khối lượng nước lớn và có sóng nước

    người kia bảo. biển làm gì có sóng, chỉ là nước mà thôi, biển lặng im, sóng chỉ là do cái dụng của biể, một nguyên nhân khác kết hợp với nước tạo thành. nên biển chỉ là biển. không có sóng, ta thấy đó là quán chiếu chân thật, hiểu biết chân thật. nếu chia nước biển ra các phân tử, chia các phân tử ra nữa thì làm gì có cái gì gọi là biển.

    nên trong kinh có câu, Bồ Tát quán tự tại, hành thâm Bát nhã Ba La Mật, thấy năm uẩn đều không. vượt qua tất cả mọi khổ ách.

    5 uẩn đây thì bạn cần phải tìm hiểu thêm.

    tôi thấy người chính phải học hỏi là Vua núi ở đây, kiêu căng ngã mạn, tự cho mình là giỏi.

    đức Phật dạy, nếu lìa việc nghe pháp thì không có cách nào điều phục được tâm.

    không nên nghe theo Vua núi nói một lời nào

  • 8 năm trước

    Các vị có lòng học hỏi trả lời thấy làm vui, nhưng toàn là nấu cát mong thành cơm, có vị còn nấu sỏi.

    Vâng, thiền là quán chiếu. Nhưng tới đó thôi, nói thêm đều sai lệch hết.

    Thiền là thực hành tu tập theo kinh bốn lĩnh vực quán niệm, kinh quán niệm hơi thở. tất cả chỉ đơn giản vậy. Nhưng cái khó là nguyên lý thực hành và mức độ thấu đáo hiểu sâu sắc..

    Quán chiếu không phải là suy nghĩ.

    Quán chiếu là định tâm quan sát , tự tìm chân lý trong các vọng niệm đang xảy ra trong tâm.

    Khi bắt đầu vào kiết già, tâm bắt đầu nổi. Người tu nhiều qua tu tập thì tâm vào định ngay, hoặc nhanh, người mới tập thì tâm vọng lên, cho dù nhiều hay ít đều phải quán-quán là đem tâm ấy ra so sánh với các ý niệm về vô thường, với các ý niệm về vô ngã, với các ý niệm về khổ- Khi so sánh thì hành giả phải đạt được kết quả là chúng không sanh không diệt, chúng vô thường và chúng đều mang tới cái khổ. Nếu quán được tất cả như vậy thì vọng động sẽ ít dần cho tới không còn nữa-Đây là khâu làm thường xuyên và xen lần. sau khi đó hành giả sẽ bước vào quán 7 yếu tố giải thoát, gồm có niệm, trạch pháp, tinh tấn, hỷ lạc xuất thế, khinh an, định và hành xả."Bốn lĩnh vực quán niệm (tứ niệm xứ) nếu được phát triển và thực tập liên tục sẽ đưa bảy yếu tố giác ngộ đến chỗ thành tựu viên mãn.

    Giải thích theo khía cạnh nghiệp thì nghiệp là do con người tác hành(suy nghĩ và hành động), từ vô thủy vô chung , hợp thành cái nghiệp mà ta đang mang. Ta mang 4 loại nghiệp, đại để có loại đã làm cho tính ta thân hình ta ra như thế từ khi mới sinh (đui què chẳng hạn), và loại nghiệp khác nó cứ theo ta suốt đời hành hạ ta, ta tưởng là tự do nhưng thực ra ta bị nghiệp dẫn dắt.

    Thiền chính là việc làm cho nghiệp viên mãn. Chính ngay các thầy tịnh độ cũng nói rằng, ác nghiệp đều do ta tự nguyện với một tâm vô cầu không tham không sân không si, mà cho nó thành viên mãn. Có nghĩa có kẻ giết ta ta cũng cho hắn giết với một tâm vô cầu , không oán thán không buồn giần không lo âu. Làm được như vậy bởi hành giả đã quán thuần thục tất cả các pháp đều vô thường, vì chúng vô thường nên không có cái tôi và cái của tôi và vì vậy nó vô ngã, và cũng vì nó vô thường nên chúng đều dẫn hành giả tới khổ đau. Quán làm cho tất cả nghiệp viên mãn, thì hành giả sẽ tới giải thoát chân chính.

    (Các) Nguồn: Niệm Phật là một trong nhiều pp để hành giả vào định theo hướng dẫn" thiền minh sát" của thiền sư Pandita, trong cuốn "Ngay trong kiếp sống này". Niệm Phật cũng như đọc kinh Phật là thấm nhuần văn và nghĩa của các ý nghĩa đưa tới giải thoát chân chính. Niệm là các giúp cho hành giả định tâm. Nhưng niệm xong phải vào quán, vào chiếu vào trạch pháp, mới tới chỗ của Huệ-dẫn tới trí tuệ được. Chứ bản thân mỗi một hành tác niệm Phật, dù là cả thân và tâm cả khẩu cả ý thì niệm chỉ là pp không phải là pháp môn tu tập để làm cho hành giả đi tới giải thoát chân chính. Giờ này, hãy từ bỏ các khái niệm cũ, mà đi tới việc học Phật theo pp tân tiến, là đi thẳng tới giải pháp chân chính, mà không kẹt vào pháp môn, không kẹt vào bổn sư, không kẹt vào thế gian đưa đẩy hoạc tiếp thị
  • 8 năm trước

    Tham thiền (參禪)

    Niệm phật (念佛)

  • 8 năm trước

    tham thiền là thực hiện việc tư duy tức suy nghỉ , suy nghỉ mải 1 hay nhiều đề tài nào đó,( như thân bất tịnh, các pháp huyển hóa, vô ngả, tâm linh giác là bồ đề.. ...) thường thì chỉ chọn 1 hay 2 đề tài nghỉ suy đã mệt rồi, vì suốt cả đời với 1 đề tài củng chưa chắc đã ngộ ra chân lý, và chỉ cần ngộ ra một thì tất cả củng đều thông, _ mục đích là đễ đạt đc ( ko phải là đạt nhưng tạm gọi đạt vì ko có từ diển tả khác ) cái gọi là " thiền " là thể tánh thanh tịnh ko còn nhiểm các pháp, thiền là chổ đến mà tham thiền là thực hiện chuyến đi , nên từ thiền thì không chứa đựng ý phải làm gì hết , ko có làm gì hết , cả ko có tư duy , giống như người đi đi đến quán cafe đễ uống cafe , khi đã ngồi trong quán thì ko có sự đi nữa , các việc khác như đi đứng nằm ngồi thế nào nghỉ gì thở hít gì đó.... tùy căn cơ trình độ mà mổi người tự chọn cách thích hợp cho mình , ko bắt buột ai phải giống ai , lập ra tướng gì mới gọi là thiền .

    còn phật là giác là biết, niệm là nhớ, hướng đến...trình độ như chúng ta có lẻ tất cả đều còn cần đọc danh hiệu phật nào đó, hoặc tối thiểu củng tưỡng thầm trong trí các danh hiệu phật nào đó mà ta hướng đến .

  • THIỀN ? Đơn giản Thiền của Đạo Phật chỉ là phương pháp giúp Tâm định trước cảnh duyên, giãi thoát Tâm trong từng cảnh duyên, làm chủ hoàn toàn cảnh duyên để người tu không bị lôi vào nonhf xoáy tạo nghiệp, sống khổ đau trói buộc, chết phải Sinh Tử Luân Hồi để trả nghiệp (không dứt). Nó bao gồm các bước: luôn quán để thấy Tâm mình đang còn gì, kẹt gì (KHỔ ĐẾ) , tư duy để tìm cho ra nguồn gốc dính mắc, hay còn gọi là nguyên nhân các sự khổ (TẬP ĐẾ) , sử dụng phương tiện thích hợp Chổi Như Lý Tác Ý đả thông tư tưởng (DIỆT ĐẾ) , và khi Tâm đã trở lại bình thường, không còn thấy khổ đau, chướng ngại, ĐẠO ĐẾ đã hình thành. Khi đó trên đường tu hành tiến hóa giãi thoát, nhận thức (sự giác ngộ) của người tu đã được nâng lên một tằm cao mới... Trích trong Phật Đạo- Đường Giãi Thoát của Angiang Ph. Châu Đốc.

  • 8 năm trước

    Tham Thiền :rời khỏi đọc tụng ..Thiền Sư trên Tam giới.

    Niệm Phật:Tu trong ngôn ngữ ,trụ - niệm Nam Mô A Di Đà Phật.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.