Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước M���) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
1 Câu trả lời
- vua núiLv 68 năm trướcCâu trả lời yêu thích
Chính vì khó thực hiện giáo lý Phật, với tri thức phàm phu, mà làm cho con người rất khó tiếp thu một trí tuệ cao siêu, như bỏ bản ngã đi vào an trụ trong bình đẳng không phân biệt, giữa cuộc đời đầy tham vọng và thù hận.
Vì khó, theo truyền thuyết, Phật đã rất do dự khi định đi ngay vào vô dư niết bàn, mà không giáo hoá giáo lý vô ngã giải thoát này.
Vì lý do đó, cộng thêm lòng tham của con người ( Đề bà đạt đa), ông ta đã định "đảo chính" ngay từ khi Phật còn tại thế. Muốn bỏ giới luật, bỏ ăn trước ngọ và ăn một bữa, chia quyền hành với Phật , đòi chia đôi tăng đoàn, v.v...
Từ đó sau khi Phật nhập Niết Bàn 500 năm thì đại thừa ra đời trong ý niệm ngay từ ban đầu mà kẻ phản đồ Phật ngày xưa đã đề ra tiền lệ.
Sau này, Đại thừa hòng đánh tráo đạo Phật. Lý do lịch sử là trong thời đại mà duyên khởi lên, làm cho một vài triều đại vua tôn sùng đạo Phật, làm cho tăng sỹ cao mạn, lo trú ngụ sâu trong thừa tăng tự viện. Bắt đầu lo ăn chia, bắt đầu lo vinh thân phì gia. Vì nhà nước tôn sùng và cho giữ các chức vụ cao sang. Đó cũng là cơ hội làm cho tăng sỹ sửa lại giáo lý, biến đạo Phật từ một đạo siêu việt thoát khổ thành một đạo tu phước nhiều hưởng phước nhiều, bỏ hình ảnh Phật là một Ông Thầy bằng xương bằng thịt, mà lập nên một ông Phật có nhiều Phật khác xung quanh cốt là thần thánh và có tất cả thần thông ban phước giáng họa cho chúng sanh. Tu như vậy dễ dàng hơn nhiều, bà già trẻ con đều tu được, vì chỉ cần gõ mõ cạo đầu tụng 6 câu vọng cổ, là có ăn có mặc có vung vinh có người tới gọi thầy xưng con cúi rạp người cúng dường. lại đi cúng quảy cho người, có ăn, lại phong bì to nhỏ,...
Vậy là có hai động lực đưa đẩy sự phân phái trong lịch sử Phật giáo. Nội tình là vì giáo lý Phật cao siêu khó thực hành.
Ngoại lực là tánh tham ái dính chấp của con người mà nhiều đời nhiều kiếp chưa bỏ được.
Từ hai động lực này, dẫn tới sự phân phái.
Các đạo khác sau khi chia nhánh, tuy hai ba nhánh đạo nhưng đều là anh em. Nhưng do đặc điểm rất khác biệt của tính chất đạo thoát khổ bằng vô ngã, mà phân nhánh của đạo Phật rất cực đoan, tạo cho đại thừa đi tới phản bội lại đạo Phật, đi trái ngược hẳn hoàn toàn với đạo Phật chân chính.( bởi nó rớt ra ngoài tinh thần vô ngã và vô thần), Nó nhập vào giáo lý của hữu ngã và hữu thần ( Bà La môn)