Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Ha đã hỏi trong Khoa học Tự nhiênToán học · 7 năm trước

Anh Kim Ngưu, anh Kiếm Ma, anh infix cùng các anh chị khác giúp e vài bài Hình 9 ạ, e cảm ơn :D?

1) Cho tam giác ABC đều nội tiếp (O). P di động trên (O). XĐ vị trí của P để PA+PB+PC max.

Bài này có thể sd kqủa PA=PB+PC k ạ?

2) Cho (O), dây AB. I thuộc cung AB, K là trung điểm IB. QUa K,kẻ KP vuông góc AI.

CM:KHI I CHẠY TRÊN CUNG AB, CÁC ĐT KP LUÔN ĐI QUA ĐIỂM CỐ ĐỊNH

E đang cần gấp n bài trên ạ. E cảm ơn nhiều ạ :D

1 Câu trả lời

Xếp hạng
  • ?
    Lv 6
    7 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    1)

    Gọi R là bán kính của (O) (R là số dương không đổi).

    Giả sử P thuộc cung nhỏ BC. Khi đó dễ dàng chứng minh được PB + PC = PA, và từ đó PA + PB + PC = 2PA; cũng dễ dàng thấy PA là dây của (O) nên PA <= 2R; suy ra PA + PB + PC <= 4R; dấu bằng đạt được khi P là điểm PA là đường kính của (O), hay P là điểm chính giữa của cung nhỏ BC. Chứng minh tương tự cho hai trường hợp M thuộc cung nhỏ CA và M thuộc cung nhỏ AB. Từ đó các trung điểm của các cung nhỏ BC,CA,AB là các vị trí của P phải tìm.

    2)

    Giả sử AO cắt (O) tại C, PK cắt BC tại D. Rõ ràng là dây BC cố định. Vì ^AIC = ^APD = 90 độ nên nên PD//IC, hay KD//IC, lại vì KI = KB nên DB = DC, suy ra D là trung điểm của BC. Thành thử KP luôn đi qua trung điểm D của dây BC.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.