Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Người Ðược Ca Ngợi?
Người Ðược Ca Ngợi
Thời Phật còn tại thế, có một vị lão tăng ẩn cư trong rừng sâu, người ta gọi ngài là Hòa thượng Nhất Cú vì ngài chỉ biết độc nhất có một câu kệ. Ðó là câu:
“Sa môn nào với tư tưởng thanh cao, tinh tấn luyện mình trong sự yên lặng thì vị ấy sẽ được an tịnh, thông suốt và không còn phiền não.”
Vào những ngày Bố tát, vị lão tăng chỉ đọc câu kệ ấy và được chư thiên trong vùng tán thán bằng những tràng pháo tay vang rền.
Một hôm, cũng vào ngày Bố tát, có hai vị tỳ kheo thông suốt tam tạng cùng đi với một hội chúng đông đảo đến khu rừng ẩn cư. Hòa thượng Nhất Cú vui vẻ tiếp họ và cầu thỉnh:
- Các tôn giả đến đây thật quý hóa! Xin quý vị đọc luật cho tôi và chư vị nơi đây cùng nghe!
Các vị khách ngạc nhiên:
- Nhưng ngoài thầy ra, khu rừng này còn có thêm ai nữa đâu?
- Có chứ! Vào những ngày tuyên giới, khu rừng này vang dội tiếng vỗ tay của chư thiên.
Sau khi phân tòa, một vị tỳ kheo bắt đầu đọc luật và vị kia giảng rộng ra, nhưng chẳng có ông trời nào chịu vỗ tay cả. Các tỳ kheo khách đều ngạc nhiên:
- Thế này là thế nào?
Lão tăng cũng thắc mắc:
- Mấy bữa trước họ đều vỗ tay, sao hôm nay lạ vậy cà? Ðược rồi, thưa các tôn giả, để tôi đọc thử coi!
Tôn giả Nhất Cú bèn đọc câu kinh thường nhật và chư thiên lại vỗ tay vang rền.
Nghe vậy, hai tỳ kheo khách cùng toàn thể đồ chúng tùy tùng rất bất bình.
- Chư thiên ở vùng này quả là có lòng thiên vị. Khi người ta giảng suốt về giáo pháp thì họ im lặng, không một tiếng tán dương. Vậy mà khi vị lão tăng này chỉ đọc có một câu thì họ lại hoan hô ầm ĩ.
Các tỳ kheo trở về bạch Phật tự sự. Nghe xong, đức đạo sư dạy:
- Này các tỳ kheo! Ta không gọi ai là người thông suốt giáo pháp chỉ vì họ biết hoặc đã đọc nhiều kinh điển. Nhưng kẻ nào, dù chỉ biết một câu, hiểu rõ như thật, theo đó hành trì, ta mới gọi kẻ ấy là người thông suốt kinh điển.
Nói nhiều lời hư vọng
Thêm huyễn hoặc cuồng si
Học ít nhưng tâm đắc
Mới là bậc hộ trì.
(PC 259)