Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.
Giúp em câu c, d với. Câu a, b em làm được rồi. Cảm ơn trước ạ.?
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp đường tròn (O). Gọi H là chân đường cao kẻ từ A đến cạnh BC. Gọi P, Q lần lượt là chân đường cao kẻ từ H đến các cạnh AB, AC. Hai đường thẳng PQ và BC cắt nhau tại M. Đường thẳng MA cắt đường tròn (O) tại K (K khác A). Gọi I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCP.
a) Chứng minh các tứ giác APHQ; BPQC nội tiếp.
b) Chứng minh MP.MQ = MB.MC và MB.MC = MK.MA.
c) Chứng minh tứ giác AKPQ nội tiếp.
d) Chứng minh ba điểm I, H, K thẳng hàng.
4 Câu trả lời
- Chu AnhLv 65 năm trướcCâu trả lời yêu thích
c) tứ giác AKBC nội tiếp đường tròn (O) --> MK.MA=MB.MC (*)
tứ giác BPQC nội tiếp (từ câu a) --> MP.MQ= MB.MC (**)
từ (*); (**) suy ra MK.MA= MP.MQ --> tứ giác AKPQ nội tiếp (đpcm)
d) Gọi AD là đường kính đường tròn (O) --> DK vuông góc với AK (*)
mà tứ giác AKPQ nội tiếp đường tròn đi qua APHQ là đường tròn có đường kính AH --> HK vuông góc với AK (**)
từ (*); (**) suy ra H thuộc KD. Gọi I là trung điểm của HD; S là trung điểm của CQ. Nhận thấy I thuộc trung trực của BC (do OI là đường trung bình trong tam giác AHD), và I thuộc trung trực của CQ (do IS là đường trung bình trong hình thang HQCD --> I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác BCQ, tức đường tròn ngoại tiếp tứ giác BPQC ---> K;H;I;D thẳng hàng (đpcm)
- Ẩn danh5 năm trước
.
- Ẩn danh5 năm trước
.
- Ẩn danh5 năm trước
.