Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

? đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 1 thập kỷ trước

Bạn giải thích giúp: Vô ngã là gì ?

Cập nhật:

Chả ai đúng cả chỉ có bạn A gì đó là gần gần đúng.

18 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Ta là chúng sinh . Đó là "vô ngã"

  • ?
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Nói như Lôi Điển đúng đấy, nhưng hãy mở rộng ra thêm cho vạn pháp. Quan niệm về bản ngã của các pháp thế gian (trong đó bao hàm cả con người) được đề xướng trong hầu hết các tôn giáo khác đạo Phật và đạo Jainsm. Nói đến bản ngã của một vật thể hay một pháp nào đó tức là ta quan niệm vật thể đó, pháp đó như một đơn nguyên tự tồn tại và tồn tại bất biến với những thuộc tính đi kèm xác định. Tuy nhiên Phật nhìn nhận ra bản chất sâu xa của tất thảy pháp thế gian đều là sự hội hợp có điều kiện (duyên). Do đó mọi hiện tướng - biểu hiện của vạn vật trong thế gian mà ta nhìn thấy - chỉ là sự tồn tại nhất thời dưới các đièu kiện. Do đó không có cái gì là thật có và tồn tại như một đơn nguyên vĩnh cửu. Vì sự hội hợp có đièu kiện tạo nên mọi vật (pháp) mà ta nói các pháp duyên hợp là như vậy.

    Rất nhiều người học Phật vẫn có quan niệm sai lầm coi vô ngã như một trạng thái đặc biệt, chỉ xuất hiện khi giác ngộ(!). Thực tế mọi vật luôn biểu hiện vô ngã, bởi chúng luôn tồn tại theo duyên hợp. Không phải chỉ khi giác ngộ mới là vô ngã. Chúng ta có thể nhận biết vô ngã ngay khi chưa giác ngộ qua rất nhiều sự kiện hàng ngày diễn ra. Ví dụ rõ nét nhất chính là việc tạo thành các hợp chất của các phản ứng hóa học, như biểu hiện của sự nảy sinh và tan hoại của mọi sinh vật và động vật. Tuy nhiên, ở khía cạnh nghiên cứu về con người thì những biểu hiện vô thường và vô ngã khó thấy hơn. Và người thường khó lòng "nhìn ra" những diễn biến vô thường và đặc tính ngay ở thân tâm của ta trong từng sát na. Chỉ khi giác ngộ viên mãn như Phật thì tất cả những diễn biến thực tế (như lai) ở nơi thân tâm và vạn pháp đều bừng sáng và rõ ràng.

    Vô ngã là bản chất của mọi vật (mọi nơi, mọi lúc), không phải là một trạng thái đặc biệt được phát sinh tính phát sinh như kết quả một quá trình tu tập. Nhưng khi chưa giác ngộ thì hầu hết chúng ta chỉ cảm nhận hioặc suy đoán chứ không thấy rõ ràng và chính xác về điều đó. Chỉ những ai giác ngộ (Phật) mới có thể thấy được mọi biểu hiện rõ ràng như vốn dĩ đang diễn ra, thế đấy!

  • 1 thập kỷ trước

    Vô ngã là một trong Ba tính chất của sự vật. Quan điểm vô ngã là giáo pháp cơ bản của đạo Phật, cho rằng, không có một Ngã một cái gì trường tồn, bất biến, nhất quán, tồn tại độc lập nằm trong sự vật. Như thế, theo đạo Phật, cái ngã, cái "tôi" cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn,luôn luôn thay đổi, mất mát và, vì vậy, "tôi" chỉ là một sự giả hợp, gắn liền với cái Khổ.

  • ?
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Vô ngã là không có cái "ta", cái "tôi" thường hằng bất biến mà cũng chỉ là một tập hợp của Ngũ uẩn (ngũ ấm: mắt tai mũi lưỡi thân). Không có ai hết, sự ngộ nhận năm ấm hòa hiệp làm chúng sanh điên đảo phát ra lời nói ta làm, ta thọ, ta sướng ta vui......

  • 1 thập kỷ trước

    là cảnh giới cuối cùng của tu tập sau khi Diệt Thọ Tưởng Định. Vô ngã tức khi ta không còn thấy ta trong bất cứ đâu, tức vô sở trụ trước Sắc - Thanh - Hương - Vị - Xúc - Pháp, không còn lọt vào tứ tướng Ngã - Nhân - Chúng sanh - Thọ giả (Kim Cang), Ngũ uẩn đã giai không, vì vô ngã nên ngũ uẩn không còn ý nghĩa gì với cái nhìn và cách sống của họ nữa.

    Hiểu đơn giản nhất dịch theo Hán ngữ: Vô = Không, Ngã = Ta. Tức đã không còn cái ta nữa.

    Như vua Lương Võ Đế hỏi Sơ Tổ Đạt Ma "Trước mặt ta là ai?" - Tổ đáp: "Không biết".

    Cái hiểu thô thiển của tôi như vậy, xin được các đạo hữu chỉ dạy rõ ràng hơn, Xin cám ơn

  • 1 thập kỷ trước

    hữu ngã vậy . nhân hữu mà hiển ,không có hữu vô đâu mà có rõ là do tự khởi , tự chướng ham đi nên bị dính bùn .

  • 1 thập kỷ trước

    Vô ngã là : Con người không có một thật thể độc lập bất biến trường tồn mãi mãi , mà con người chỉ là hợp thể của nhiều thành tố, đó là sắc tứ là thân xác vật thể , thọ là cảm giác , tưởng là tư tưởng , hành tức là những hiện tượng tâm lý thay đổi liên tục và thức là sự nhân thức. Sắc thuộc vật thể, thọ tưởng hành thức thuộc tinh thần , như thế con người chỉ là hợp thể của vật thể và tinh thần luôn luôn thay đổi chứ không có đơn thể độc lập độc tôn , đó là vô ngã . Vì thế con người phải trải qua 4 cảnh vô thường là sanh , lão , bệnh và tử, tức là được sanh ra , già đi , bị bệnh tật và chết. Con người không phải là đơn chất độc lập mà là 1 hợp thể bị tùy thuộc lẫn nhau đó là vô ngã .

  • 1 thập kỷ trước

    Thế nhân luôn vì chấp cái ta (ngã) là chủ tể và vì vậy họ vì cái ta nầy mà làm bao nhiêu điều trái với luân thường đạo lí. Phật xuất hiện ở đời chỉ cho thế nhân thấy rõ cái mà họ gọi là "ta" chỉ là giả hợp, là một ảo tưởng mà th��´i. NhÆ° quán về thân thì thấy thân do đất, nước, lữa,gió...hợp thành, tâm mà người ta lầm nhận cÅ©ng chỉ là những cảm thọ do thân và cảnh giao tiếp dệt nên chứ không có cái ta thật sá»±. Vì thế mà nếu bạn quán sát khắp thế gian bạn sẽ không thấy ở đâu có cái ta (ngã) thật sá»±. Vì vạn pháp đều duyên hợp giả có chứ không thật có cái gì độc lập thường hằng nhÆ° con người ảo tưởng. Chính vì thế mà Phật dạy:

    Nhân vô ngã (người không có cái ta chân thật)

    Pháp vô ngã (Vạn vật đều cũng không có cái ta độc lập).

    Đó là ý nghĩa của VÔ NGÃ. Chào bạn.

    (Các) Nguồn: ***Thêm: Đây là giai đoạn đầu của người tu học Phật phải quán sát cho tường tận để giải phóng những lầm chấp của tá»± thân.
  • Kitsch
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    Trung lập.

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    Đó là khi họ chém cụt 2 chân bạn nhưng bạn vẫn ko hề giận dữ chẳng cần biết ai đã chém mình, vẫn nhiệt tình giúp đỡ họ, khuyên răn họ sau đó quên luôn cả tên người đó, quên luôn người đó.

    Sau đó họ lại xin bạn đôi mắt, bạn lại sẵn sàng móc cả 2 mắt đưa cho họ và cũng chẳng đắn đo hơn nữa cũng ko phân biệt họ móc mắt mình hay mình móc mắt họ hay gọi là ko nhớ là mình đã từng móc mắt đưa cho họ.

    Cuối cùng khi họ đang chặt nốt đôi tay, mổ banh xác bạn ra thì bạn vẫn thương họ, cầu nguyện cho họ, giúp họ đến hơi thở cuối cùng và điều quan trọng là khi cầu nguyện cũng ko nhớ là mình đã từng bị người này: chặt, móc, mổ, hành hạ....

  • Ẩn danh
    1 thập kỷ trước

    KINH TĂNG TUỆ ĐÀ LA NI

    Như vậy tôi nghe: Một thời Bồ Tát Đại Tuệ trụ trên đỉnh núi Tu Di, bấy giờ có các hàng Thiên Tử đi đến chỗ Bồ Tát ngự, cung kính vây quanh lắng nghe Pháp.

    Thời có vị Bồ Tát tên là Đồng Tử Tướng chắp tay cung kính bạch với Bồ Tát Đại Tuệ: "Nguyện xin Ngài vì chúng tôi mà nói về Tăng Tuệ Đà La Ni, giúp cho hết thảy chúng sanh kém trí, độn căn, ngu muội được nghe để tăng thêm Trí Tuệ của mình".

    Khi ấy, Bồ Tát Đại Tuệ liền nói Đà La Ni rằng:

    - Đát nễ-dã tha: Án, bế tổ bế tổ Bát-la nghê-dã, phộc lị-đà nễ, nhạ la nhạ la, di đà-phộc lị-đa nễ, địa lý địa lý, một lệ phộc lị-đà nễ, sa-phộc hạ.

    Khi Đại Tuệ nói Đà La Ni này xong, liền bảo Đồng Tử Tướng rằng: "Nếu các chúng sanh có Trí Tuệ kém cỏi, căn tánh ám độn, hay bị lãng quên, nếu phát tâm chí thành, đối với Đà La Ni này mà thọ trì, đọc tụng, cúng dường, thì người này mau được Trí Tuệ rộng lớn , ghi nhớ rõ ràng chẳng quên.

    Nếu có người đem Đà La Ni này tụng 7 biến hoặc 14 biến, gia trì vào nước ba lần, rồi uống vào giờ Mão. Ngày ngày đều uống như vậy, cho đến 7 tháng hoặc 8 tháng thì tự nhiên một ngày nhớ được một ngàn bài Kệ. Nếu chẳng thường uống nước cũng có thể một ngày nhớ được năm trăm bài Kệ. Trí Tuệ tăng dần, căn tánh lanh lợi sáng suốt ".

    Bấy giờ Bồ Tát Đồng Tử Tướng và các Trời Người đều tin nhận phụng hành.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.