Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Thiền tông và Tịnh độ một thể, phải không?

8 Câu trả lời

Xếp hạng
  • 8 năm trước
    Câu trả lời yêu thích

    Nói thì đúng, nhưng sự hiểu không đúng. Cách thực hành giữa Tổ Sư Thiền và Tịnh Độ có khác, nhưng mục đích không khác, chỉ là pháp thiền trực tiếp hay gián tiếp mà thôi. Tức Tổ Sư Thiền có thể kiến tánh lúc còn sống, không cần đợi sau chết mới vãng sanh.

    Tịnh Độ dù được vãng sanh, vẫn chưa được kiến tánh. Tại sao? Vì tất cả pháp đều không ngoài nhân quả. Nhân vô vi mới được quả vô vi, nhân hữu vi chỉ được quả hữu vi. Do cách tu của Tịnh độ chỉ gieo được nhân hữu vi, bản thể Tự tánh không đối đãi, chẳng thuộc có không, nên khi thực hành theo đường lối, phải gieo nhân vô vi mới được quả vô vi.

    Tịnh độ cuối cùng cũng thành Phật, nhưng còn xa, vì là pháp gián tiếp. Người được sanh cõi Tịnh độ mới bắt đầu tu, nếu sanh nơi biên địa, là chưa được vào cõi Tịnh độ, sanh nơi hạ phẩm phải ở trong hoa sen mười hai đại kiếp mới được ra; Một đại kiếp gồm bốn trung kiếp, một trung kiếp gồm hai mươi tiểu kiếp, một tiểu kiếp là mười sáu triệu năm. Quý vị thử nghĩ xem là bao lâu? Còn tu pháp Tổ Sư Thiền, có thể ngay trong kiếp này được kiến tánh, như Long nữ trong Kinh Pháp Hoa tám tuổi thành Phật. Cho nên, pháp trực tiếp với pháp gián tiếp có khác, nhưng khi thành Phật là không khác.

    Như trên đã nói, phải gieo nhân vô vi mới được quả vô vi, người tu Tịnh độ sau khi sanh cõi Tịnh độ lòng tin vững chắc rồi, bỏ được chấp tâm, mới chuyển từ niệm Phật qua tham thiền, từ nghi đến ngộ. Nghi tình là nhân vô vi, mới được sự ngộ là quả. Tại sao nói nghi tình là nhân vô vi? vì nghi tình là tâm không biết, chẳng dính mắc gì cả. Hễ có dính mắc là hữu vi. (duy lực ngữ lục)

  • ?
    Lv 4
    8 năm trước

    đúng vậy thiền tông và tịnh độ là một thể, mục đích giống nhau.

    lý do là vầy, đức Phật nhìn thấy chúng sinh trong đời này, căn tánh không bằng chúng sinh thời thượng pháp. tu thiền nhưng ít người chứng quả, nếu ít người chứng quả thì dễ bị đọa lạc.

    nên nói pháp niệm Phật. nghĩa là niệm đến trong tâm chỉ thấy có phật, trong một chớp mắt không hề giao động hay ý nghĩ gì khác khởi lên. gọi là tịnh độ

    lúc lâm chung niệm được 10 niệm Phật tâm không tán loạn thì được Đức Phật A DI Đà rước về cực lạc, tu tiếp. đến đây rồi chỉ lo tu, gọi là mang nghiệp mà vãng sanh.

    bạn có thể tìm hiểu các trường hợp vãng sinh, các biểu hiện của thân tướng của người vãng sanh hoàn toàn khác người thường.

    TRƯỜNG HỢP THIÊN LE NÓI DƯỚI ĐÂY HOÀN TOÀN SAI.

    Thiền là pháp Phật Gotama dạy lại đem đánh đồng với pháp của tổ ! Tịnh độ là tổ Long thọ thứ 14 xiển dương, sau Phật nip bàn cả ngàn năm! Chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc kinh điển và dựa vào nhiều bản dịch của nhiều học giả nghiên cứu Phật học để kiểm chứng khi ta nghi ngờ nguồn gốc kinh điển ko rõ ràng. Trong suốt ba Tạng Thánh điển tuyệt nhiên không có chữ TỊNH ĐỘ và cũng cũng ko có chữ A DI ĐÀ, chỉ có VN ta "thừa hưởng" cái sản phẩm của TQ chế tác ra mà thôi.

    THIỀN CÓ TRƯỚC THỜI ĐỨC PHẬT. và thời đó các đạo sỹ vô số, ngày nay cũng vậy,

    khi đức Phật tu đạo thì ngài đã ngồi thiền, chứng được các tầng thiền cao nhất, mà các đạo sỹ ngày đó chưa chứng được. nhưng Phật vẫn chưa thấy giải thoát, nên nhập thiền định ngồi suy niệm, tìm ra chân lý của khổ và vượt qua mọi khổ ách, chứng quả vô thượng bồ đề.

    còn tịnh độ là đức Phật kim khẩu nói ra pháp môn tịnh độ,

    bạn hãy về đọc kinh di đà sẽ biết. Phật chẳng nói dối.

    nói theo Thiên lễ dưới đây là làm lòng người hoang mang, chưa hiểu gì về Phật Pháp.

    Phật giáo hiện nay có khối lượng kinh sách đồ sộ, gồm hơn 2000 quyển, các đại sư thừa nhận, nếu dùng cả đời đọc thôi cũng chưa hết,

    nói là hơn 2000 quyển thực ra thì một quyển cả hàng ngàn trang, gần 10000 trang. đó là những sách viết dạy thôi, còn về giảng nghĩa kinh thì có hàng triệu cuốn nữa, lời kinh sâu ra, nói về tâm thức. không thầy sao hiểu nổi. vậy thì với kiến thức mỏng manh như Vua núi hay Thiên lễ chỉ là ếch ngồi đáy giếng mà thôi.

  • 8 năm trước

    Cách giải thích "đạo nào cũng tốt, tông nào cũng tốt " hay cách nói " có chung vị giải thoát" là giọng nói của kẻ che đậy, thiếu tri kiến, không hiểu trọng yếu Phật dạy gì.

    Tôi tiếp xúc với PT Bắc tông chỉ nghe 1 câu như vậy thôi, chắc chắn họ lập lại lời thầy của họ.

    Thiền là pháp Phật Gotama dạy lại đem đánh đồng với pháp của tổ ! Tịnh độ là tổ Long thọ thứ 14 xiển dương, sau Phật nip bàn cả ngàn năm! Chúng ta nên tìm hiểu nguồn gốc kinh điển và dựa vào nhiều bản dịch của nhiều học giả nghiên cứu Phật học để kiểm chứng khi ta nghi ngờ nguồn gốc kinh điển ko rõ ràng. Trong suốt ba Tạng Thánh điển tuyệt nhiên không có chữ TỊNH ĐỘ và cũng cũng ko có chữ A DI ĐÀ, chỉ có VN ta "thừa hưởng" cái sản phẩm của TQ chế tác ra mà thôi.

    Ngày nay công nghệ thông tin phát triển, hệ thống kết nối toàn cầu truyền tải, đăng tin cực nhanh, nhờ đó một số lớn tín đồ Bắc tông nhận ra cái mà mình theo lâu nay là hư giả, xong các thầy ko thể bỏ chùa to, tượng lớn, ko thể bỏ đám Phật tử cúng dường lên cái cơ ngơi đồ sộ đó mà chuyển hướng được, các thầy đành lòng an ủi mình: thôi kiếp này đành là vậy thôi, hẹn lại kiếp sau vậy.

  • 8 năm trước

    Tâm người hỏi đã muốn như thế rồi phải không?

  • 8 năm trước

    Các bạn nên để ý đến ý kiến của thienle mà suy ngẫm.

    Thiền và tịnh độ là tên của pháp môn , ra đời do tăng Trung Quốc cách đây nhiều trăm năm nghĩ ra.

    Thiền lấy tên thiền làm pháp môn, là không đúng. Thiền là một trong 3 khâu quan trọng của tu hành tới giải thoát. Đó là Giới -định(thiền)-huệ.

    Bất cứ học Phật chân chính, dù đi từ quán chiếu hay đi từ giới luật hay đi từ nghiên cứu kinh, cũng phải qua định-đó là thiền- thì mới mở được trí tuệ.

    Tịnh độ do Trung Quốc nghĩ ra- Đi xa và rời bỏ mục tiêu quán vô ngã, nên mới gọi là tà đạo.

    Tịnh độ như Obama phân tích, thì đúng ra nếu một người không theo đạo nào, suốt đồi sống lương thiện thì cũng coi như tu theo Phật rồi, vì Phật ở trong tâm, thì ai làm thiện đều là tu Phật.

    mà tịnh độ nói rằng, vãng sanh về ngoài quốc độ hay trong quốc độ thì vô lượng kiếp cũng thành Phật.

    Vậy Tịnh độ là bộ môn không tu, không cần tu.

    Vì không theo ai, không theo đạo nào, một con người vô thủy vô chung cũng thành Phật (đó đã là quy luật luân hồi, một vòng khép kín-từ Phật-không sinh không diệt-cho tới vô minh trải qua 12 nhân duyên)

    Vậy nói rằng tu theo tịnh độ cũng như là không tu, bởi hai người cũng đi theo vô lượng kiếp thành Phật thì khác gì nhau tu hay không tu ?

    Ở đây, các vị không nhìn thấy sâu xa cái dở cái tráo trở cái hư vô của Tịnh độ. mà chính vì cái lý luận kiểu đó cho nên trong tăng sỹ tịnh độ và giáo đoàn mới có chuyện câu kết với thế sự làm chuyện trái với nguyên lý từ bi và vô ngã của Phật.

    Cho nên, Tịnh độ và thiền tông không cùng một thể. Bởi Kinh Phật đã chỉ bày: Kinh thế nhập Pháp môn không hai, nói rằng

    ..."Hữu vi và vô vi là hai, Nếu tất cả số thời tâm như hư không, dùng tuệ thanh tịnh không có chướng ngại, đó là pháp môn không hai.

    ..." thế gian và xuất thế gian là hai. tánh thế gian không, tức là xuất thế gian, trong đó không có vào, không có ra, không có đầy không có vơi, đó là pháp môn không hai,

    v.v....

    Vậy thì Tịnh độ và thiền là hai tánh khác nhau , vì trái ngược nhau như tất cả bài kinh pháp môn không hai này đã nói. Vậy chúng không cùng một thể.

    Một bên là pháp môn thanh tịnh giải thoát.

    Một bên là pháp môn tu hình thức, làm cho con người vô lượng kiếp thành Phật cũng được, ( theo lý luận có lý của Obama), thì coi như chẳng tu làm gi.

  • 8 năm trước

    "Mọi con sông đều đổ ra biển và có cùng một vị đó là vị mặn. Các pháp môn có khác nhau nhưng cũng đều có một vị đó là vị giải thoát".

    Hai tông phái này hoàn toàn khác nhau trong tu học. Tuy nhiên, tất cả các pháp môn: Tịnh độ, Thiền, Mật...v...v... đều phải đi qua con đường Thiền quán.

    Điều này không có nghĩa Thiền tông là trọng yếu mà pháp môn nào cũng tốt như nhau và đưa đến giải thoát nếu thực hành miên mật và tinh tấn.

    Tu thiền để đạt tĩnh tâm trong tâm hồn, tu Tịnh Độ cũng nương vào 6 chữ để đạt tĩnh tâm, không tạp loạn, Mật thì chuyên vào các thần chú cũng chỉ để tĩnh tâm, không vọng tưởng....

  • 8 năm trước

    Đều một thể :Thiền tông : quán tịnh trong tâm -Tịnh độ: tụng kinh quán tự tánh

  • 7 năm trước

    chinh xac cung mot the

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.