Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

Mời các bạn chia sẻ cảm nhận về tình cha qua một câu truyện?

Xin mời các bạn (không phân biệt tôn giáo/tín ngưỡng, chỉ cần có lòng và thật tâm) cùng chia sẻ cảm nhận về nội dung câu truyện nói về tình cha. Xin nói rõ trước, đây là một dụ ngôn trong Kinh Thánh Tân Ước. Tuy nhiên, ở câu hỏi này, tôi KHÔNG muốn các bạn để ý đến nguồn xuất xứ mà chỉ đọc và nêu cảm nhận về nội dung xoay quanh 3 nhân vật chính: người cha và 2 người con. Các bạn đừng nhắc đến vấn đề tôn giáo nhé.

- Các bạn Kitô giáo (CG và TL): các bạn đã đọc và nghe chia sẻ về dụ ngôn này nhiều rồi, nhiều hơn tôi. Các bạn hãy chia sẻ cảm nhận của mình nhưng xin các bạn KHÔNG nhắc tới Kinh thánh hay nhắc tới Chúa nhé. Bạn nào có lòng, xin hãy viết thêm một bài cảm nhận khác về lòng thương xót của Chúa thông qua dụ ngôn này, nhưng hãy gởi qua mail cho tôi để cùng chia sẻ: little.tiger01@yahoo.com.

- Các bạn ngoài Kitô giáo: tôi chỉ mượn nội dung dụ ngôn vì thấy hay hay, nên các bạn đừng bận tâm đến nguồn câu truyện mà chỉ quan tâm đến nội dung thôi nhé.

Có thể nội dung một số câu trả lời sẽ khá dài, vậy nên mong các bạn lựa chọn ngôn từ thật súc tích để nêu cảm nhận của mình, tránh nói lan man quá dài nhé.

Tôi cũng sẽ cố gắng nêu cảm nhận của mình, nhưng hẹn lại 2 ngày (sau khi “tham khảo” cảm nhận của các bạn :D ). Các bạn quay lại câu hỏi này sau 2 ngày nhé.

Cám ơn các bạn trước!

Cập nhật:

***DỤ NGÔN NGƯỜI CHA NHÂN HẬU*** (tên khác: dụ ngôn Đứa con hoang đàng)

Một người kia có hai con trai. Người con thứ nói với cha rằng: "Thưa cha, xin cho con phần tài sản con được hưởng". Và người cha đã chia của cải cho hai con. Ít ngày sau, người con thứ thu góp tất cả rồi trẩy đi phương xa. Ở đó anh ta sống phóng đãng, phung phí tài sản của mình. Khi anh ta đã ăn tiêu hết sạch, thì lại xảy ra trong vùng ấy một nạn đói khủng khiếp. Và anh ta bắt đầu lâm cảnh túng thiếu, nên phải đi ở cho một người dân trong vùng; người này sai anh ta ra đồng chăn heo. Anh ta ao ước lấy đậu muồng heo ăn mà nhét cho đầy bụng, nhưng chẳng ai cho. Bấy giờ anh ta hồi tâm và tự nhủ: "Biết bao nhiêu người làm công cho cha ta được cơm dư gạo thừa, mà ta ở đây lại chết đói! Thôi, ta đứng lên, đi về cùng cha và thưa với người: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". Thế rồi anh ta đứng lên đi về cùng cha.

Cập nhật 2:

Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy. Ông chạnh lòng thương, chạy ra ôm chầm anh ta và hôn lấy hôn để. Bấy giờ người con nói rằng: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa...". Nhưng người cha liền bảo các đầy tớ rằng: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu, Rồi đi bắt con bê đã vỗ béo làm thịt để chúng ta mở tiệc ăn mừng! Vì con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy". Và họ bắt đầu ăn mừng.

Cập nhật 3:

Lúc ấy người con cả của ông đang ở ngoài đồng. Khi anh ta về gần đến nhà, nghe thấy tiếng đàn ca nhảy múa, liền gọi một người đầy tớ ra mà hỏi xem có chuyện gì. Người ấy trả lời: "Em cậu đã về, và cha cậu đã làm thịt con bê béo, vì được lại cậu ấy mạnh khoẻ". Người anh cả liền nổi giận và không chịu vào nhà. Nhưng cha cậu ra năn nỉ. Cậu trả lời cha: "Cha ơi, đã bao nhiêu năm trời con hầu hạ cha, và chẳng khi nào trái lệnh, thế mà chưa bao giờ cha cho lấy được một con dê con để con ăn mừng với bạn bè. Còn thằng con của cha đó, sau khi đã nuốt hết của cải của cha với bọn điếm, nay trở về, thì cha lại giết bê béo ăn mừng!" Nhưng người cha nói với anh ta: "Con à, lúc nào con cũng ở với cha, tất cả những gì của cha đều là của con. Nhưng chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy".

Cập nhật 4:

Hết rồi đấy, xin mời các bạn!

Cập nhật 5:

Cám ơn một số bạn đã tham gia trả lời, tôi sẽ quay lại sau... 2 ngày. Mong các bạn đừng đọc câu trả lời của người khác trước khi trả lời, hãy thể hiện hết cảm nhận của mình cho liền một mạch. Nếu có trùng ý với người khác là điều hết sức bình thường, đừng thấy ý người ta nói rồi mình lại tránh đi, vậy nhé!

Cập nhật 6:

Có vẻ nhiều bạn ngại trùng ý với bạn khác.

@tam_, @haydetoiyen: ngắn quá!

@GiL, @Samon Nguyen: không được xem cảm nhận của 2 bạn, tiếc!

@Thiếu nữ kiêu sa: nhớ chứ ko "hôn". Ráng nghiêm túc, đừng khuấy động nữa nhé!

@Lão tử: hình như bạn nhầm lẫn giữa "cảm nhận" và "cảm xúc", bạn chỉ thể hiện cảm xúc qua vài thán từ! ki bo quá đấy!

@Isah Admad: bạn có cái nhìn khác, nhưng câu trả lời của bạn chỉ là các câu hỏi, e không hợp. Nếu gặp người khó tính sẽ trách bạn không tôn trọng người đặt câu hỏi. Bạn tham gia chia sẻ giống như tham gia cuộc chơi, bạn nên tuân thủ luật chơi (cảm nhận về nội dung dụ ngôn mà thôi).

@ngocquynh: đó là cảm nhận của cô nương? Đã có ai khen cô nương rất có duyên chưa? Vậy tôi xin khen tặng như thế. Tại sao ư? Hãy đọc lại câu hỏi của tôi và câu trả lời của cô nương xem!

@Cường: bạn khách sáo quá, mọi sự chân thành đều đáng quý mà.

@Misereo ST: khá hay, phân tích sâu sắc. Rất tiếc... "phạm quy" vì có nhắc tới Chúa ở đoạn đầu! Cả @Dương long cũng thế... phạm quy rồi.

Cập nhật 7:

@Quang Thanh: @Misereo đã trả lời giúp tôi rồi nhé.

@Empty, @Sticker: phân tích hay lắm, sâu sắc!

@Z-Man: anh phân tích thật sâu sắc, nhất là sự hối hận quay về, sự tự hạ của người cha và đặc biệt là chi tiết mặc áo, đeo nhân và xỏ dép. #1 !

Cám ơn tất cả các bạn đã chia sẻ. Mong tiếp tục nhận được chia sẻ của các bạn khác ở đây hay qua email. Tôi đã hứa sẽ nêu cảm nhận của mình sau 2 ngày, nhưng xem ra cảm nhận của tôi sẽ chìm nghỉm trong cảm nhận của các bạn thôi. Tôi xin thất hứa vậy, nhưng bù lại, xin gởi đến các bạn 1 bài thơ hay (trong một câu hỏi mới) xem như tạ lỗi.

Cập nhật 8:

@Giua doi hot choi: bạn phân tích hay nhưng ngắn gọn quá!

16 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Z-MAN
    Lv 5
    1 thập kỷ trước
    Câu trả lời yêu thích

    Chào chú em, sao bế quan lâu thế?! Tu ở đâu chỉ anh với, núi Thiếu thất hay núi Tao Phùng vậy? :)

    Góp vài lời về dụ ngôn này nhé, dụ ngôn này có nhiều người thích lắm đấy.

    Trước hết, xin nêu vài điểm đáng chú ý trong toàn nội dung dụ ngôn:

    - Hành động xin chia gia tài của người con thứ.

    - Sự hối hận và quay về.

    - Sự chờ đón của người cha.

    - Ý nghĩa của hành động: mặc áo, đeo nhẫn, xỏ dép.

    - Lòng ganh tỵ của người anh cả.

    - Hành động nài nỉ của người cha.

    Vì dụ ngôn này từ thời Do Thái xưa nên xin nói về bối cảnh thời đó. Luật thời Do Thái bấy giờ việc chia gia tài không phải tùy ý mà mặc nhiên con cả là 2/3, con thứ là 1/3. Theo tinh thần hiếu đạo của hầu như mọi dân tộc thì việc đòi chia gia tài khi cha mẹ còn sống là hành vi bất hiếu: xem như cha mẹ đã chết hoặc mong cho cha mẹ mau chết sớm. Người con thứ mong muốn sớm thoát ly khỏi gia đình tránh sự kềm cặp của cha và sống cuộc sống theo ý mình.

    A. Xét đến đây, chúng ta thấy sự ích kỷ trong con người anh ta, anh ta chỉ nghĩ cho bản thân, không biết nghĩ đến cảm nhận của cha già về hành động xin chia gia tài. Anh ta cũng không màng đến chuyện chăm sóc báo hiếu khi cha già yếu. Anh ta không màng chăm lo cho sự đầm ấm của gia đình và nghĩ mình tự lo cho chuộc đời của mình mà không cân đến sự bảo bọc yêu thương của cha. Diễn biến của cuộc rũ bỏ ra đi thế nào thì dụ ngôn đã kể rõ, xin nói đến sự trở về.

    Có phải người con hối hận vì đã phụ lòng thương yêu của cha, hay chỉ đơn thuần vì cái bụng đói mà hối hận vì mình đã rời bỏ nơi được sống sung sướng?! Nguyên nhân đầu tiên và là nguyên nhân chính của sự hốn hận là cái bụng đói, đến mức thức ăn của heo (con vật mà dân Do Thái xem là ô uế) cũng không có mà ăn. Bi kịch tội lỗi được mô tả rất sâu sắc: muốn được sống với điều kiện sống của một con vật ô uế, tượng trưng cho sự tha hóa. Một chút phẩm giá của con người cũng không còn tồn tại trong anh nữa, hoàn toàn mất hết.

    Ở đây xin xét 2 tình huống:

    1. Tin tưởng/hy vọng vào tình thương mà cha sẽ tha thứ và chấp nhận như một người làm công để anh có miếng ăn. Nên anh mới quyết tâm trở về.

    2. Không tin vào lòng yêu thương của người cha, không tin cha sẽ tha thứ cho tội bất hiếu. Nên anh sẽ tiếp tục tự sinh tự diệt.

    Hẳn anh không dám tin cha sẽ tha thứ nên anh đã chuẩn bị lời xin lỗi thống thiết. Nhưng chắc trong thâm tâm anh vẫn có chút hy vọng là cha sẽ vì lòng xót thương mà cho anh làm người làm công (có thể cha anh cũng là người có lòng thương người).

    B. “Một đứa con bất hiếu như thế chẳng đáng làm con, đi cho khuất mắt”, hẳn nhiều người sẽ nghĩ như thế trong lúc nóng giận. Và nếu đứa con trở về trong tiều tụy thì sẽ thế nào: “Giờ mới dẫn xác về hả, sao không biến luôn cho khuất mắt…”.

    Nhưng không, “Anh ta còn ở đàng xa, thì người cha đã trông thấy”, chắc là mỗi ngày ông vẫn ngóng trông để rồi trông thấy từ đàng xa. Chắc là đứa con tiều tụy lắm, nên ông “chạnh lòng thương” . Không phải đứng chờ người con tới quỳ gối xin tha thứ, xin làm công, ông chạy đến như tìm thấy viên ngọc quý, và đối với ông nó còn quý hơn thế nữa.

    Trái hẳn hoàn toàn với hy vọng mong manh được làm người làm công của người con. Anh mới nói được nửa lời xin lỗi thì cha anh đã ngắt lời: "Mau đem áo đẹp nhất ra đây mặc cho cậu, xỏ nhẫn vào ngón tay, xỏ dép vào chân cậu”.

    Không phải vì tả tơi quá mà cho áo cho dép. 1)Mặc áo mới: là chiếc áo dài trang trọng chứng tỏ người mặc nó là người đáng được tôn trọng, anh được phục hồi phẩm giá. 2)Đeo nhẫn: khôi phục địa vị làm con, làm cậu chủ. Chiếc nhẫn tượng trưng cho quyền bính, uy quyền. 3) Xỏ dép: xác nhận cậu là thành viên gia đình, không phải gia nhân nô bộc hay người làm công (nô lệ nô bộc không được mang giày dép). Khi người con còn chưa bước vào nhà thì đã được khôi phục hoàn toàn tước vị cậu chủ, người thừa tự.

    Từ vị trí làm công, là kẻ thấp hèn, bị xã hội khinh rẻ, cuộc trở về là mặc lấy con người mới, là trở lại với chính thân phận phẩm giá vốn có của mình. Không phải người con tự giành lại được hay tự khẳng định mình, nhưng tất cả do cha của anh trao cho. Dư���ng như người cha này “đãng trí’ không nhớ gì đến lỗi lầm của con mình, ông chỉ biết trao ban tình thương, chỉ cần một điều kiện là biết quay về: là mong muốn được nhận tình thương.

    C. “Thằng con của cha kia” nó đã xài hết phần của nó giờ nó về, sau này cha chết lại phải chia phần cho nó nữa. Lòng ghanh tị là bình thường nhưng anh đã để nó dẫn anh đi xa hơn. Lòng ích kỷ trỗi dậy, anh không thừa nhận người kia là em mình, anh như muốn nói: nó là con của cha chứ chẳng phải em của con. Anh luôn sống gần cha nhưng anh lại xa cách cha, anh không hiểu được cha mình. Nếu đặt trường hợp anh là người con thứ chắc anh sẽ không quay về vì anh không tin cha mình lại có lòng bao dung, nhân hậu và yêu thương để đón nhận. Anh bỡ ngỡ khi thấy cha hành động như thế.

    (Các) Nguồn: ... Người cha già lại một lần nữa tự hạ, lần trước ông đã hạ mình mà chạy đến ôm hôn con, đứa con sa đọa, dơ bẩn, đã ra thấp hèn và ô uế (theo cách nhìn của người Do Thái xưa). Người cha già tiếp tục tự hạ để năn nỉ và khuyên bảo người con cả, ông cũng không quên khẳng định phần gia sản của anh không mất đi. Một lời khuyên thay lời dạy bảo nhẹ nhàng vè lòng yêu thương, nó không chỉ cần có với người thân thuộc mà với mọi người: “chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ, vì em con đây đã chết, nay lại sống, đã mất, nay lại tìm thấy". ***
  • 1 thập kỷ trước

    Lòng cha bao dung khiến ngay cả con mình cũng ngỡ ngàng. Tôi nghĩ, phát hiện “vĩ đại” nhất trong cuộc đời người con thứ chính là anh vẫn được yêu thương, ngay cả trong tình trạng tội lỗi mà bản thân anh cũng ý thức được là khó dung tha.

    Xin chia gia tài như thế chẳng khác nào trù cho cha chết, nhưng cha anh không giận anh, ông thực hiện theo mong muốn của anh. Chắc người con này sống ích kỷ dữ lắm nên khi rỗng túi chẳng thấy có bạn bè nào cưu mang, phải lâm cảnh bi đát như thế. Chẳng khác nào kẻ mạt hạng trong xã hội bấy giờ.

    Mặc dù sự hối hận quay về không phải xuất phát từ lòng yêu mến cha mà từ sự khốn khổ của bản thân. Hẳn người cha cũng biết điều đó khi thấy anh thất thểu trở về, chắc là bẩn thỉu, rách nát te tua. Nhưng ông không màng điều đó, biết quay về là còn có mong chờ và hy vọng vào lòng yêu thương của cha. Có lòng hối hận, có quyết tâm sử đổi, quyết tâm rũ bỏ cuộc sống bê tha, có niềm tin tưởng vào điều tốt lành thì vào sự tha thứ thì vẫn đáng thứ tha và đáng yêu thương.

    Phản ứng như người anh cả tôi thấy rất bình thường, số đông mọi người hay phản ứng như thế. Và người cha đã ôn tồn dạy cho anh bài học của lòng bao dung và tình yêu thương.

    Với hai người con này, tôi có một liên tưởng đến 2 trường hợp của Phê-rô và Giu-đa. Phê-rô chối thầy, hành vi này xem ra còn nặng hơn hành vi bán thầy bởi đã có cảnh báo trước: ai chối ta thì ta cũng sẽ chối kẻ đó. Giu-đa bán thầy vì ham tiền chứ chắc ông không nghĩ thầy mình sẽ bị giết, chính khi biết mình bị gài bẫy ông hối hận. Cả hai ông đều hối hận nhưng lại chọn một con đường khác nhau. Phê-rô khóc lóc ăn năn và sau này ông vì thầy mà không màng mạng sống, sự hối hận quay về vì ông tin tưởng vào lòng yêu thương tha thứ của thầy mình. Giu-đa thì khác, ông không dám tin thầy mình là người bao dung tha thứ, ông khẳng định với mình là ông sẽ kh��ng được tha nên ông chọn sự hủy diệt: treo cổ tự tử.

    *Xin gởi bạn câu truyện vui này, đây là gởi thêm thôi vì phần cảm nhận trên tôi đã không hề nhắc tới Chúa hay Kinh Thánh như bạn đề nghị rồi:

    Một bà già thường đến gõ phòng cha xứ, kể cho ngài nghe rằng đêm qua Chúa mới hiện ra với bà. Việc này lặp lại quá nhiều lần. Để làm bà nản lòng đừng đến nữa, Cha xứ bảo:”Lần sau nếu Chúa có hiện ra, bà hãy hỏi Ngài “Cha xứ con có tội gì nặng nhất ? sau đó tới kể cho tôi nghe”. Mấy ngày sau, bà già không đến nữa. Cha xứ mừng thầm vì bà đã trúng kế của Ngài. Nhưng một tuần sau đó, bà già trở lại.

    - Thưa cha, tối hôm qua Chúa lại hiện ra với con.

    - Thế bà có hỏi Ngài không ?

    - Thưa có chứ.

    Cha xứ bắt đầu hồi hộp :

    - Bà hỏi thế nào ?

    - Thì con hỏi y như Cha đã bảo :”Cha xứ con có tội gì nặng nhất” ?

    Cha xứ càng hồi hộp thêm :

    - Vậy Chúa có trả lời không ?

    - Có chứ , thưa cha.

    Bây giờ thì cha xứ lo lắng thật sự :

    - Vậy… Chúa nói sao?

    - Chúa nói :”Ta đã quên hết rồi’’.

    Cha xứ thở phào nhẹ nhõm.

    Chúc an vui, bạn thân mến!

  • ?
    Lv 4
    1 thập kỷ trước

    Mọi câu trả lời đều được các bạn trả lời rồi, nên mình không trả lời nữa.

    Mình chỉ muốn nói đến bạn Hoang...gi do : "nếu con cái bỏ Thiên Chúa có bị trừng phạt không?" Câu trả lời là có. Vấn đề là bạn định nghĩa thế nào là bỏ Thiên Chúa? Là làm điều ác, hãm hại người ta, vậy là bị phạt rồi. Ý này mình biết không phải ý bạn hỏi

    Ý bạn là nếu bỏ đạo, nhưng vẫn làm người tốt, vậy có tội không? Câu trả lời là có. Bạn hãy xem Thiên Chúa như cha mẹ. 1 người bỏ cha mẹ, không quan tâm, phụng dưỡng, thì có tội không? Cho dù người đó có làm đại thiện nhân thế nào mà chữ hiếu không tròn thì cũng là người tội lỗi nặng nề rồi.

  • 1 thập kỷ trước

    xin kô phân tích tính cách của người anh, chỉ nêu thêm một ít về ngườig Cha.

    đọc dụ ngôn trên chúng ta có thể thấy rằng. người Cha dù đã già những vẫn suốt ngày chờ đợi ngóng tin con, ngày nào cũng đứng trước nhà để chờ đợi. vì nếu người Cha kô chờ đợi con thì là sao có thể thấy người con từ đằng xa...

    lại nói về sự chuẩn bị, mong chờ người con quay về với mình. người cha vẫn ngày đêm hi vọng và chuẩn bị những vật dụng cần thiết cho con mình, nếu kô chuẩn bị thì sao mới về anh ta đã có áo đẹp mặc ngay, có dép đi liền, và đặc biệt là có con bê đã vỗ béo để mở tiệc, cần chú ý là bê đã vỗ béo chứ kô phải là bê béo.

    qua đó, ta có thể thấy được tình yêu con vô bờ bến của người cha.

  • ?
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    Xin đóng góp vài ý nghĩ thô thiễn, mong Little Tiger nhận giúp:

    Câu chuyện nói về tình yêu thương con cái của người cha đối với các con. Qua đó, giúp ta rút ra bài học trong cuộc sống cho mỗi chúng ta.

    Câu chuyện ngụ ngôn tuy có nhiều tình tiết, chung quy lại xoay quanh ý chính của câu chuyện trong một đoạn sau:

    "Vi con ta đây đã chết mà nay sống lại, đã mất mà nay lại tìm thấy"

    "Vi con ta đây đã chết" tức là ngay từ lúc chàng trai thứ cố giành lấy phân nữa tài sản của anh ấy, chính là tâm tánh bổn thiện của anh ta đã chết đi rồi, thay vào đó là sự nhiễm ô của cuộc sống phóng đãng, phung phí tài sản cho đến hết.

    "mà nay sống lại" chính vì lúc cái ch��t, cái khổ ập đến với con người, thì đó là lúc sức sống của con người trở nên mãnh liệt nhất,anh ấy đã tìm lại tâm tánh bổn thiện của chính mình trước khi giành phần thừa hưởng của cha.

    "Vì con đã mất mà nay lại tìm thấy" cái mất ấy chính là căn tánh của anh ấy, cái tánh trước khi xa rời vòng tay yêu thuơng chỉ bảo của người cha. Nay căn tánh ấy trở về, sau quá trình tìm hiểu sự đời quá đầy những nhiễm ô.

    Có lẽ còn thiếu ý hơi nhiều, nhưng vì thởi gian có hạn, xin @LT đừng trách.

    Chúc an lạc.

  • ?
    Lv 6
    1 thập kỷ trước

    Xưa có câu hổ dữ cũng k nở ăn thịt con huống hồ

    Nguời cha là nguời vỉ đại

  • 1 thập kỷ trước

    ôi!

    cha ơi! mẹ ơi!

  • 1 thập kỷ trước

    xin chia sẻ cùng bạn

    lòng nhân hậu của người Cha (Chúa) thật cao thượng và vô bờ bến

    nếu phân tích Kinh thánh sẽ thấy rõ đây không chỉ đơn thuần là câu chuyện người cha tha thứ cho người không, không trách phạt gì sau khi người con mắc lỗi trở về mà ngôn từ trong kinh Thánh đã nói rõ:

    thứ 1 người Cha luôn tôn trọng tự do của con cái nên đã chia tài sản cho người con thứ khi anh ta yêu cầu, với ước muôn con mình nên người và người Cha sau khi chia tài sản thì không phàn nàn hay dứt tình mà vẫn trông đợi người con thứ trở về

    thứ 2 về người con thứ sau khi ăn chơi hết tiền, thì gặp nạn nói liền đi chăn heo thuê với ước muốn tự lực nhưng không được vì muốn ăn cám heo( theo tập tục người Do Thái heo là vật ô uế chỉ dâ ngoại mới động vào chứ người Do Thái không chăn chứ đừng nói ăn cám heo, có thể nói người con thứ đã thê thảm quá mức) lúc này đã hết đường bản năng sinh tồn trỗi dậy cậu suy nghĩ gia nhân nàh cha mình ăn uống còn ngon hơn mình nhiều nên đành về và anh ta đả suy nghĩ ra điều phải nói: "Thưa cha, con thật đắc tội với Trời và với cha, chẳng còn đáng gọi là con cha nữa. Xin coi con như một người làm công cho cha vậy". Qua câu này chúng ta thấy anh ta đã ăn năn những chưa hiểu tình cha, anh nghĩ sau khi về sẽ nhận tội và chịu mọi sự trừng phạt của cha , thậm chí làm công, để kiếm được miếng ăn vì anh nghĩ sau khi chia tài sản cha đã dứt tình và mình đang đi kiếm việc làm, anh vẫn chưa hiểu tình cha

    thứ 3 khi anh về đến gần nhà anh đã thấy cha cha mình , kinh Thánh viết rõ người cha chạnh lòng thương chạy ra hôn lấy hôn để, người cha lúc này vì tình thương đã vượt qua lề luật là đụng vào người ô uế ( ai đụng vào người ô uế cũng sẽ bị ô uế) không những đụng vào ông còn hôn lấy hôn để để thể hiện tình thương, sau đó ông cho cậu áo nhẫn .... bắt bê béo đãi cậu về mà không hề trách móc hay để cậu nói lời xin lỗi. Người Cha thể hiện tình thương mà không hề cần lời xin lỗi hay điều kiện gì, ông cũng không trừng phạt hay cho cậu 1 bài giảng nhớ kĩ kỉ niệm này nha con ...

    thứ 4 người con cả tuy sống với cha yêu thương cha nhưng lúc này đã sinh lòng ganh tị không nhìn nhận em mình và không chịu vào nhà, người cha vì tình thương lại ra tận cửa đó anh vào và nah kể công với cha mình, rồi anh nói thằng con của cha( anh phủ nhận cậu con thứ là em của mình) ăn xài với bọn điềm nay về cha lại giết bê béo ăn mừng. Nhưng người cha đã đáp lại 1 cách ôn tồn: tài sản của cha là của con em con( người cha khẳng định người con thứ không chỉ là con ông mà là em của cậu nữa, cậu hãy nhìn nhận và tha thứ đi) đã chết nay sống lại đã mất nay đã tìm thấy con hãy mừng đi

    câu chuyện cho chúng ta thấy hai anh em vì những lí do khác nhau đã gây mất tương quan với cha mình và với nhau. Người cha với tình thương vô bờ bến đã tha thứ cho 2 người con nhất là người con thứ mà không đòi hỏi 1 điều kiện hay một lời xin lỗi, không dừng lại ở đó ông còn hàn gắn mối tương quan giữa hai anh em và chỉ rõ cho chúng ta về tình Cha yêu dấu luôn luôn tha thứ và đón nhận những người con lầm lạc hối lỗi quay về

    mong bạn cho ý kiến hồi âm

    @ quang thanh tôi xin trả lời thay chủ câu hỏi vì cậu ấy nói 2 ngày sau mới quay lại

    dụ ngôn này lấy ở Kinh Thánh sách Luca chương 15 câu 11 đến câu 22

  • ?
    Lv 5
    1 thập kỷ trước

    phần kết đã nói rõ rồi, đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại, người bệnh mới cần thầy thuốc, ng khỏe thì ko cần. tôi có đọc dc câu này TA ĐẾN ĐÂY ĐỂ THÁNH HÓA KO PHẢI TIÊU DIỆT

    chào bạn !

  • 1 thập kỷ trước

    Hi ,hổ con lâu wá kô gặp có còn nhớ mình hôn.

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.