Yahoo Hỏi & Đáp sẽ ngừng hoạt động vào ngày 4 tháng 5 năm 2021 (Giờ Miền Đông nước Mỹ) và từ nay, trang web Yahoo Hỏi & Đáp sẽ chỉ ở chế độ đọc. Các thuộc tính hoặc dịch vụ khác của Yahoo hay tài khoản Yahoo của bạn sẽ không có gì thay đổi. Bạn có thể tìm thêm thông tin về việc Yahoo Hỏi & Đáp ngừng hoạt động cũng như cách tải về dữ liệu của bạn trên trang trợ giúp này.

?
Lv 4
? đã hỏi trong Văn hóa & Xã hộiTôn giáo & Tâm linh · 8 năm trước

Như lời Đức Phật dạy:"Tất cả các Pháp đều vô ngã "Vậy cái gì là "Tất cả các Pháp"?

và sao gọi là "Vô ngã"

Cập nhật:

Nam Mô bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.

-Xin Quý Tiền Bối tham khảo ,hỉ xả -Vì con chỉ nhằm vào học hành kinh Phật!

9 Câu trả lời

Xếp hạng
  • Câu trả lời yêu thích

    tâm phân biệt ( chấp ngã) là tất cả các pháp.

  • cachua
    Lv 6
    8 năm trước

    Trong Kinh Kim Cang, Đức Phật có dạy chư Tỳ Kheo:

    "Đối với cái Pháp, chớ nên chấp có, mà cũng chớ nên chấp không. Hãy giữ cho tự nhiên. Cái Pháp mà Đức Phật thuyết để độ chúng sanh, chẳng khác chiếc bè. Hễ giác ngộ rồi thì chẳng còn nương vào pháp nữa."

    Trong Trí Độ Luận có chép rằng:

    "Tất cả Pháp phân ra làm ba món: Hữu vi pháp, Vô vi pháp,( Hữu vi là có làm, tức là có tạo tác, có nhân duyên tạo tác, có can thiệp vào tự nhiên, có suy nghĩ tính toán, từ đó phát sanh tình cảm. Hữu vi thì vô thường. Trái với Hữu vi là Vô vi.

    Thí dụ như ta muốn thuyết đạo cho hay, ta cố công biên soạn trước bài thuyết đạo, đó là Hữu vi. Còn khi đột nhiên tùy cơ mà nói đạo để hóa độ người, thì đó là Vô vi.

    Bố thí mà trông phước báo đáp lại, ấy là Hữu vi; còn bố thí một cách tự nhiên, không hề tưởng đến quả báo, đó là Vô vi.) khả thuyết pháp. ( cái khà năng cái tài trí hiểu biết ) Ai có đủ ba món pháp ấy thì có tất cả Pháp."

    Trong Vô Lượng Thọ Kinh có nói:

    "Bồ Tát giác ngộ và hiểu rõ ràng các Pháp, mọi sự vật như mộng (giấc chiêm bao), ảo (trò biến hóa), hưởng (tiếng dội), lại biết rằng Pháp như điển (lằn điển chớp), ảnh (cái bóng của thân hình). Rốt cuộc thì được đạo Bồ Tát, có đủ các công đức căn bổn, được thọ ký thành Phật. Các Ngài đều thông đạt cái tánh của các Pháp, tất cả đều không, vô ngã,"

    Trong Kinh Du Già có biên năm thứ Pháp:

    1. Giáo pháp (pháp dạy).

    2. Hạnh pháp (pháp thi hành).

    3. Nhiếp pháp (pháp giữ lấy).

    4. Thọ pháp (pháp lãnh thọ)

    5. Chứng pháp (pháp tu đắc)."

    Theo Từ Điển Phật Học Hán Việt của Giáo Hội PG VN:

  • ?
    Lv 4
    8 năm trước

    Nên hiểu cho rốt ráo.tinh gọn thì Pháp là những gì của chúng sanh tạo ra từ tâm của mình.Pháp có 2 khái niệm:

    1-sờ và thấy được: Vũ trụ vạn vật ,con người..( Pháp giới )

    2- Không sờ đươc nhưng phải hiểu như cái tâm ,tich tịnh,Bồ đề tâm ,vắng lặng,không nhiễm ,tán loạn,thiền định,bố thí...( Tâm pháp ).Tất cả những thứ ấy được gọi chung là Pháp .

    Những thứ ấy đều trụ tai thân của ta mà thân ta thì do duyên hợp nên rồi cũng phải mất đi.Nếu ta thấy rõ các pháp đều giả theo thân thỉ những gì do tâm sinh ra cũng đều giả không thật.Như vậy cái tánh chân thật sẽ hiện bày còn gọi là Phật tánh.Cho nên nói vô ngã là vì cái đang có của ta chỉ là hư là huyễn ko có thật.Phải hiểu khái quát như thế .Khi nghiên cứu thì phải biết tổng hợp ,phân tích chứ không như thế thì ta dễ bị rơi vào văn tự mà ko lối ra và cũng chẳng hiểu gì .Phần lớn kinh đều sử dụng Hán ngữ nên nói về tâm đã khó mà người dịch lại sử dụng văn Hán nhiều nên ta đọc càng thấy khó hơn.

    (Các) Nguồn: Chia sẻ.
  • 8 năm trước

    Tất cả pháp tuy nhiều nhưng tựu trung chỉ có 100 pháp chia thành 5 nhóm sau :

    1/ Tâm pháp : có 8 pháp .

    2/ Tâm sở hữu pháp : có 51 pháp .

    3/ Sắc pháp : có 11 pháp .

    4/ Tâm bất tương ưng hành pháp : có 24 pháp .

    5/ Vô vi pháp : có 6 pháp .

    Tất cả pháp ấy đều do duyên khởi mà có nên vô ngã .

  • ?
    Lv 4
    8 năm trước

    Mời các bác "uống trà đi"!

  • NHOTOI
    Lv 4
    8 năm trước

    Vua núi tôi thấy từ đầu chí cuối toàn chê mọi người thôi, ngã mạn quá.

    nghe chính bạn Vua Núi nói 3 năm học đại thừa không hiểu một chữ, may tìm đước cuốn sách nào đó, đọc qua liền hiểu mọi thứ.

    không hiểu thật hay là coppy trên mạng nữa.

    những bạn trên phân tích được đó.

    tôi cũng tạm nói ngắn gọn thôi

    vậy chữ ngã ở đây là ngã sở, là ngã sở hữu, là ta cho tất cả mọi thứ trên đời là của ta. . mọi thứ trên đời đều không có tự tánh, tự tánh nghĩa là tính chất riêng, mà chỉ là sự vay mượn hợp lại của nhiều thứ. như cái nhà thì đó là sự kết hợp của nhiều thứ, chẳng thể nào có một cái gì gọi là cái nhà, cái nhà chỉ là tên gọi ta đặt cho nó mà thôi. nên gọi là cái nhà không có tự tánh.

    vậy tất cả các pháp là vô ngã, nghĩa là vạn vật xung quanh ta đều không thuộc sở hữu của ta, kiến thức, thông minh...

    tâm ta không có gì, mà đến cái tâm cũng không có, huống chi là sở hữu. vì không có tâm nên gọi là tâm. không sở hữu cái gì, gọi là bản tâm thanh tịnh hằng sáng xuốt, lâu nay bỏ quên, không biết ta đã có sẵn tâm thanh tịnh bên trong.

  • 8 năm trước

    Mệnh đề 1: tất cả các pháp

    Mệnh đề 2: chúng đều vô ngã.

    Mệnh đề 1: Định nghĩa

    Mệnh đề 2: Sự quán chiếu, sự tu tập thiền định mới có được. (Nhiều vị trên này nói chắc đúng nhưng nói như vẹt, nói như người khác nói, nói như thầy nói, nhưng thực hành thử như thế nào , làm thế nào từ pháp mà thấy vô thường, thì họ không biết. Nhất là đệ tử của pháp môn niệm Phật. Nói như thầy họ, là không thể nghĩ bàn, nên nói cao siêu thôi, không cần phải thực hành)

    Mệnh đề 1: pháp có thể nói thật rộng, đó là vật chất và tinh thần của tất cả thiên hà, trong đó còn những thiên hà thế giới khác trong đó, ngoài Ta Bà của chúng ta. Nói hẹp là các cách tiếp cận chân lý của đạo Phật.

    Mệnh đề 2: Tu tập quán chiếu, nếu thấy các pháp khổ, vô thường , thì chúng vô ngã. Đây là 3 khái niệm dung thông. Từ khái niệm này, suy ra khái niệm kia. Từ khái niệm này mà có, mà quán ra, mà sinh ra khái niệm kia. Phải thiền, có nghĩa là quán chiếu trong giòng diễn giải diễn dịch của các sát na của tâm ý, liên tục, thì thấy 3 chân lý đó hoà tan quyện lẫn với nhau, mà giống như hạt kim cương, toả ánh sáng chân thật, khi thì diện thể này, khi thì diện thể khác.

    Khi mệnh đề 2 được tu tập và thực hành liên tục, thì hành giả hướng tới được gần tới sự chứng đạt đạo quả vậy. Vì đó là tâm không phân biệt, bình đẳng-> tâm chứng ngộ- ->Đại Trí+Đại Bi.

    (Các) Nguồn: Tại sao vô ngã: Tất cả các pháp chuyển hành ngoài Ã�� muốn của con người. Bởi có nghiệp chi phối. Học quán được nghiệp, thì nhìn rõ nghiệp, thì làm chủ nó được. Làm chủ không phải làm lãnh đạo nó bảo nó làm theo ý mình(tham ái). Làm chủ là cho nghiệp viên mãn. NghÄ©a là quán khổ, vô thường vô ngã. Làm chủ nghiệp là làm cho nó viên mãn. làm chủ nó là biết mình chịu nghiệp gì, lúc nào. Vậy là vô ngã. Trong trạng thái vô ngã, vì mình hoà tan vào các pháp nên mình nhìn thấy tánh thật của các pháp. Không vô ngã thì không biết thể tánh thật của các pháp. Vô ngã là trạng thái làm chủ, khi đã vào thiền định. Vào thiền định, "vô ngã" là trí tuệ bao trùm lên tất cả các pháp, cho nên nó an trụ về nÆ¡i bình đẳng không phân biệt. Vô ngã chỉ ở "Vô sắc giới". Đừng bàn trong hệ quy chiếu luân hồi, không hiểu, được theo tinh thần "bất khả tÆ° nghị," hay "Không thể nghÄ© bàn", là tẩu hoả nhập ma đó ! http://www.buddhismtoday.com/viet/nghithuc/kinhtun...
  • 8 năm trước

    Vì döi cänh sanh tình nên múön Chäp ngä cüng khöng düöc!ví nhü nghê sy có nhìêu vai diên

  • 8 năm trước

    Tâm Pháp gọi là tâm vương có 8 Pháp

    1-Nhãn -thức (cái biết của mắt)

    2-Nhĩ -thức (cái biết của tai)

    3-Tỹ- thức (cái biết của mũi)

    4-Thiệt-thức(cái biết của lưỡi

    5-Thân-thức 9cái biết của thân)

    6-Ý-thức (cái biết của ý

    7-Mạt na thức .....>con không biết!

    8-A- lại-da -thức ...> I don't not

Bạn vẫn có câu hỏi? Hãy hỏi ngay để nhận câu trả lời.